Giúp người mất việc vì dịch Covid-19 học nghề miễn phí và tìm lại việc làm
Hàng ngàn bạn trẻ là công nhân, nhân viên bị mất việc hoặc người lao động tự do bị giảm thu nhập do dịch Covid-19, đã được đào tạo nghề miễn phí và tìm lại được việc làm trong thời gian qua.
Học viên học nghề miễn phí tại chương trình – M.H
Sáng nay 6.1, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Chương trình Hợp tác Việt – Đức “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam” đã tổ chức hội thảo “Đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19″ tại TP.HCM.
Học miễn phí, được hỗ trợ thêm chi phí
Có mặt tại hội thảo, ông Tào Bàng Huy, Phó cục trưởng Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB-XH, cho biết năm vừa qua dịch Covid-19 đã khiến 31,8 triệu lao động bị mất việc, nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập. Trong đó, lĩnh vực nghệ thuật, vui chời giải trí bị ảnh hưởng nặng nề nhất, 88,6%, kế đến là dịch vụ lưu trú và ăn uống 81,7%, vận tải kho bãi 79,7%, công nghiệp chế biến chế tạo 70,1% bán buôn bán lẻ-sửa chữ ô tô, mô tô, xe máy 68,5%, giáo dục đào tạo 68,5%… Số lượng lao động bị mất việc làm từ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh là hơn 1 triệu người.
Từ thực trạng trên, chương trình đào tạo nghề ngắn hạn miễn phí cho người lao động đã kịp thời triển khai từ tháng 7.2020, đào tạo thí điểm cho người lao động mất việc.
Bà Phạm Việt Hà, Quản lý chương trình Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam, thông tin: “Chương trình này hỗ trợ cho các đối tượng là lao động mất việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19 từ 15 tuổi trở lên, người thất nghiệp cần được đào tào nghề để tìm việc, lao động đang bị giảm giờ làm và có nguy cơ bị mất việc làm do dịch… Chúng tôi hợp tác với 10 trường CĐ trên cả nước để xây dựng và tuyển sinh, đào tạo ở các nghề như điện công nghiệp, điện gia dụng, lắp đặt điện, cắt gọt kim lọai, hàn và gia cố thép, công nghệ ô tô, cơ điện tử, xử lý nước thải, cơ khí xây dựng, chế biến và an toàn thực phẩm…. Thời gian đào tạo từ 4-8 tuần”.
Theo bà Hà, đến hết tháng 12.2020, đã có hơn 8.00 học viên hoàn thành các khóa học này và đã được nhận chứng chỉ. Được biết, người học không mất bất cứ chi phí nào, ngược lại còn được tiền ăn trưa, đồ giải khát khi học, hỗ trợ chi phí đi lại và lưu trú. Ngoài ra, khi nhận chứng chỉ còn được hỗ trợ thêm 100 euro (tương đương 2.700.000 đồng).
“Em đã tìm được việc làm”
Phạm Minh Hải trước đây là công nhân nhưng vì dịch Covid-19 nên vừa bị thất nghiệp. Sau khi học nghề lắp đặt – bảo trì bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải tại Trường CĐ Kỹ nghệ 2, Hải cho biết: “Nhờ trường giới thiệu em đã tìm được việc làm”. Hiện Hải là nhân viên Công ty môi trường và xử lý nước thải Phước Đông.
Video đang HOT
Thạc Thanh Sang tại hội thảo – MỸ QUYÊN
Thạch Thanh Sang (27 tuổi) trước đây học ngành công nghệ ô tô. Sau khi tốt nghiệp Sang về mở gara sửa chữa xe hơi ở nhà. Nhưng do dịch Covid-19 khiến công việc và thu nhập giảm hơn 50%. Sang đã được tham gia học nghề sơn và đã nhận chứng chỉ. Có mặt tại hội thảo, Sang chia sẻ: “Thời gian học của em là 21 ngày. Kết thúc khóa học em đã có thêm một kỹ năng nghề mà trước đó em chưa từng biết để có thể phát triển thêm công việc, hoặc nếu công việc ở gara tại nhà khó khăn quá em cũng có thể đi xin việc làm ở nơi khác”.
Thạc sĩ Nguyễn khánh Cường, Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ quốc tế Lilama 2, cho hay trường cũng bắt đầu đào tạo cho người thất nghiệp vào đầu tháng 10, với 135 học viên ở các nghề cơ khí xây dựng, điện tử công nghiệp, cơ điện tử và cắt gọt kim loại CNC. “Hầu hết các em đều học chuyển đổi nghề để hy vọng kiếm được việc mới nếu như nghề cũ tạm thời khó khăn. Các em học tổng cộng 320 giờ trong vòng 8 tuần. Ngoài ra chúng tôi cũng cho các em thực tập thêm một tháng tại doanh nghiệp, sau đó cấp chứng chỉ sơ cấp nghề để có thể học tiếp lên trung cấp, CĐ. Đến nay thì 100% các học viên đã có được việc làm mới tại các doanh nghiệp ở các khu công nghiệp”, thạc sĩ Cường thông tin thêm.
Theo dự báo của Cục Việc làm, dịch Covid-19 sẽ còn tác động lâu dài tới thị trường lao động, số lao động mất việc sẽ khoảng 30-40.000 người/tháng. Vi thế, chương trình đào tạo ngắn hạn sẽ tiếp tục được thực hiện nhưng sẽ có nhiều thay đổi để phù hợp hơn với tình hình thực tế.
Các chuyên gia tại hội thảo cho rằng để nâng cao hiệu quả của chương trình đào tạo nghề cho người mất việc bởi dịch Covid-19 này, đối tượng tham gia khóa học nên được khoanh lại theo độ tuổi, trình độ học vấn để tăng khả năng tiếp thu và thực hành. Bên cạnh đó, các trường tham gia đào tạo sẽ đề xuất ngành nghề dựa trên thế mạnh của trường và nhu cầu của doanh nghiệp và tăng thời lượng đào tạo tương ứng với trình độ sơ cấp để đảm bảo cho học viên được tiếp cận kỹ năng nghề một cách đầy đủ, được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề và thuận lợi hơn trong việc ứng tuyển tại doanh nghiệp. Việc phối hợp hiệu quả giữa doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo và kết nối việc làm cho học viên sau tốt nghiệp cũng là một yếu tố được nhấn mạnh.
Ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật dẫn đầu xu hướng tuyển sinh nghề 2021
Dựa trên đánh giá từ nhu cầu của thị trường lao động, các cơ sở đào tạo nghề đều tăng tỉ trọng tuyển sinh khối ngành kỹ thuật như: công nghệ thông tin, điện, điện tử, cơ khí...
Công nghệ thông tin và cơ khí, điện tử đang khát nhân sự
Ông Phạm Xuân Khánh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội nhận định, trong xu thế tích cực chuyển đổi số quốc gia kết hợp cùng với bối cảnh dịch bệnh, thiên tai, những ngành nghề có khả năng phát triển bền vững là những ngành nghề liên quan đến sản xuất và khoa học kỹ thuật. Cùng với đó, tỉ lệ thất nghiệp trong khu vực các ngành dịch vụ sẽ chưa có nhiều tín hiệu tích cực nếu tình hình bệnh dịch chưa được kiểm soát hoàn toàn.
Hiệu trưởng Phạm Xuân Khánh chỉ ra thực tế rằng trong thời kỳ phải đối mặt với Covid-19 vừa qua, nhiều doanh nghiệp sản xuất có liên kết với nhà trường vẫn hoạt động và tăng trưởng tốt, trong khi đó các cơ sở dịch vụ gặp nhiều khó khăn.
Từ thực tế này, ông Khánh cho rằng, các ngành như cơ khí, điện, điện tử và đặc biệt là công nghệ thông tin sẽ phát triển và kéo theo đó là nhu cầu lao động cao trong các ngành này.
Lãnh đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho biết chỉ tiêu tuyển sinh các ngành công nghệ thông tin, điện, điện tử, cơ khí... sẽ tăng trong năm học 2020-2021 do nhu cầu thị trường lao động.
Cùng chung nhận định trên, Hiệu trưởng Nguyễn Quốc Huy của trường Cao đẳng Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh cũng cho rằng: "Theo sự phát triển của các khu công nghiệp và xu hướng đầu tư sản xuất hiện nay, các ngành nghề như điện, điện tử, cơ điện tử và công nghệ thông tin là những ngành nghề sẽ có nhu cầu nhân lực cao trong 5 năm tới theo khảo sát của nhà trường cũng như đánh giá của Sở Lao động - Thương binh & Xã hội Bắc Ninh".
Tại Bắc Ninh, mỗi năm các khu công nghiệp tuyển dụng 50.000-70.000 lao động qua đào tạo. Do vậy quy mô đào tạo của các trường dạy nghề ở thời điểm hiện tại theo ông Huy là mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ so với nhu cầu thị trường lao động.
Để bổ sung sự thiếu hụt nhân lực qua đào tạo cho thị trường lao động, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần phải tăng quy mô đào tạo, tập trung vào đào tạo nhân lực chất lượng cao để đóng vai trò nòng cốt trong doanh nghiệp.
Ông Vũ Chí Thành - Hiệu trưởng trường CĐ FPT Polytechnic đánh giá: "Trong những năm gần đây, hệ thống giáo dục nghề nghiệp đã có những bước phát triển mạnh mẽ, được xã hội tín nhiệm. Phụ huynh, học sinh, sinh viên lựa chọn học nghề ngay sau khi tốt nghiệp THPT, thậm chí là tốt nghiệp THCS ngày càng đông vì đánh giá cao mô hình học ngắn, thực tế, sớm kiếm sống bằng nghề nghiệp đã học".
Đặc biệt, ông Thành cho rằng, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến khó lường, lựa chọn nghề nghiệp đi vào thực chất, thận trọng nên nhu cầu học thời gian ngắn, đi làm ngay là tất yếu.
Cũng do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các ngành sản xuất kinh tế quay trở về những ngành sản xuất cốt lõi, vì thế trong thời gian tới, nhu cầu học những ngành nghề không liên quan đến nhu cầu thiết yếu sẽ giảm nhẹ... Xu hướng giảm có thể gặp ở các ngành như: thiết kế thời trang, sân khấu điện ảnh, hướng dẫn viên du lịch...
Dịch bệnh cũng là yếu tố đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số tại Việt Nam và trên thế giới, số hóa mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, do đó các ngành có liên quan đến công nghệ thông tin sẽ dẫn đầu xu hướng tuyển sinh những năm tiếp theo.
Có thể kể đến một số ngành cụ thể như: ứng dụng phần mềm, lập trình máy tính & thiết bị di động, thiết kế đồ họa, digital Marketing, điện - điện tử, cơ khí tự động hóa... Trong năm 2020, số thí sinh lựa chọn các ngành có liên quan đến công nghệ thông tin tại FPT Polytechnic chiếm 60% tổng thí sinh và vẫn sẽ còn tiếp tục tăng.
Công nghệ thông tin là hạ tầng của mọi hạ tầng, mọi lĩnh vực, do đó đây cũng là những ngành "khát" nhân lực và có mức thu nhập cao. Việc sinh viên ngành công nghệ sau khi tốt nghiệp đi làm tại công ty, nhận thêm các dự án freelance, có thu nhập từ 10-20 triệu/tháng đã là chuyện phổ biến.
Xu hướng gắn kết đào tạo nghề với doanh nghiệp tuyển dụng lao động
Hiệu trưởng Nguyễn Quốc Huy cho biết, hiện nay trường CĐ Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh đang phối hợp cùng với các doanh nghiệp một cách chặt chẽ để đào tạo "theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp", phục vụ cho các nhà máy mới hoặc các dây chuyền sản xuất mới.
"Hiện nay, các doanh nghiệp phối hợp với nhà trường xây dựng chương trình đào tạo lao động, hỗ trợ kinh phí, bố trí vị trí việc làm phù hợp cho sinh viên thực tập. Như vậy, sinh viên trước khi tốt nghiệp đã biết được sẽ làm gì, có việc làm ngay sau khi ra trường. Mặt khác, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng lao động được ngay, không mất thời gian hướng dẫn hay đào tạo lại", ông Nguyễn Quốc Huy chia sẻ.
Được biết, sinh viên CĐ Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh được đào tạo theo diện "doanh nghiệp đặt hàng" sẽ có mức lương 12-15 triệu/đồng sau khi tốt nghiệp bắt đầu đi làm.
Hợp tác đào tạo chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp đang là xu hướng
Với triết lý "thực học - thực nghiệp", Cao đẳng FPT Polytechnic cũng tích cực đẩy mạnh yếu tố doanh nghiệp vào trong đào tạo: thiết kế chương trình, module môn học dựa trên khảo sát, tư vấn từ doanh nghiệp; tăng cường lực lượng giảng viên đến từ doanh nghiệp; mời doanh nghiệp tham gia hướng dẫn dự án, phản biện tốt nghiệp; kết nối tham quan doanh nghiệp, thực tập, tuyển dụng; nhận các dự án để thầy và trò triển khai tại các FabLab... hoàn thiện chu trình khép kín nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp.
Trong năm 2021, CĐ FPT Polytechnic cũng sẽ tăng chỉ tiêu khối ngành Công nghệ thông tin, Digital Marketing, Cơ khí, (điện) tự động hóa. Nhà trường sẽ ưu tiên những thí sinh tìm hiểu, nộp hồ sơ sớm.
Về phía Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp hằng năm đạt 98%; lượng sinh viên có việc làm sau 2 tháng đạt hơn 95%. Có được tỉ lệ cao như thế này là nhờ trường tăng cường kết hợp với doanh nghiệp trong đào tạo "trúng và đúng nhu cầu" cũng như cam kết tuyển dụng đầu ra.
Năm học 2020-2021, Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội đã có nhiều đơn đặt hàng đào tạo với hàng ngàn chỉ tiêu theo nhu cầu của doanh nghiệp lớn. Sinh viên tham gia chương trình này được doanh nghiệp chi trả 100% chi phí đào tạo, được trả lương ngay từ khi vào học.
Tây Ninh: Tỷ lệ học sinh bỏ học vẫn tăng Theo Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh, tỷ lệ học sinh bỏ học trong năm 2020 của tỉnh Tây Ninh tăng ở cấp Trung học cơ sở (THCS) lẫn cấp Trung học phổ thông (THPT). Ngày 29/12, Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh tổ chức họp báo công bố số liệu kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh năm 2020. Tại hội...