Giúp học sinh vững tâm trước thi tuyển
Chỉ vài tháng nữa, cùng với học sinh cả nước, hơn 82.000 học sinh lớp 12 của các trường học thuộc thành phố Hà Nội sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các trường học đã và đang tận dụng tối đa khoảng “thời gian vàng” để tổ chức dạy học trực tiếp và sẵn sàng chuyển trạng thái dạy học theo cấp độ của dịch bệnh, với mục tiêu cao nhất là bảo đảm an toàn, giúp các em vững tâm trước các kỳ thi và tuyển sinh.
Việc tổ chức dạy học trực tiếp đối với học sinh lớp 12 đã dần ổn định khi các trường đều chủ động tổ chức dạy học linh hoạt, phù hợp với diễn biến thực tế của dịch Covid-19. Trong ảnh: Một giờ dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến tại Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên). Ảnh: Quang Thái
Dạy học linh hoạt
Từ ngày 6-12, các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu an toàn ở các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đón học sinh lớp 12 trở lại trường học. Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho biết, được sự đồng thuận của phụ huynh học sinh, tinh thần chủ động, tích cực của nhà trường và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, việc tổ chức dạy học trực tiếp đã dần ổn định và đạt hiệu quả. Các nhà trường đều chủ động tổ chức dạy học linh hoạt, sẵn sàng chuyển trạng thái dạy học phù hợp với cấp độ dịch tại địa bàn.
Theo Phó Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên) Nguyễn Thị Minh Châu, xác định dịch bệnh có thể còn kéo dài, tháng 10-2021, nhà trường đã chuẩn bị cho việc dạy học cả trực tiếp và trực tuyến bằng việc lắp đặt hệ thống camera ở tất cả phòng học, đồng thời tăng thêm dung lượng đường truyền internet… Những ngày qua, một số lớp chỉ có ít học sinh học trực tiếp, nhưng các tiết học vẫn diễn ra theo thời khóa biểu và bảo đảm chất lượng giữa học sinh học tại lớp và học sinh học trực tuyến do đang là F1, F2 hoặc ở khu vực phong tỏa…
Còn theo Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Chương Mỹ A Nguyễn Hồng Quang, trường có 15 lớp với gần 700 học sinh lớp 12 và tỷ lệ học sinh đến trường hằng ngày đạt gần 100%. Các lớp được bố trí học giãn cách theo phương án một tuần mỗi lớp có 3 buổi học trực tiếp, 3 buổi học trực tuyến. Nhà trường thường xuyên nhắc nhở học sinh thực hiện nghiêm quy định “5K” và chuẩn bị phương án dạy học trực tuyến hoàn toàn, nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn.
Bà Nguyễn Thị Khanh, phụ huynh học sinh Trường Trung học phổ thông Phan Huy Chú (quận Đống Đa) chia sẻ: “Thật tiếc khi các con mới trở lại trường học trực tiếp được vài ngày thì phải chuyển sang học trực tuyến hoàn toàn do trường ở địa bàn có dịch ở cấp độ 3. Bố mẹ và con đều đã chuẩn bị cho tình huống này, cố gắng khắc phục khó khăn, thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch”.
Video đang HOT
Nhiều biện pháp hỗ trợ học sinh
Với quyết tâm hoàn thành “nhiệm vụ kép”, giúp học sinh lớp 12 tự tin bước vào các kỳ thi và tuyển sinh năm 2022, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã và đang triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ học sinh.
Theo Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo (quận Thanh Xuân) Vũ Đình Hà, nhà trường chia đôi số học sinh của một lớp và tổ chức cho 50% số học sinh học trực tiếp, số còn lại học trực tuyến trong cùng một giờ dạy; đồng thời, thực hiện phương án đổi ca theo từng tuần giữa các nhóm. Với cách thức này, số học sinh học trực tiếp không quá 23 học sinh/lớp, vừa bảo đảm giãn cách, vừa tạo điều kiện để giáo viên có thể hỗ trợ tốt nhất từng em.
Cùng với các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố, Trường Trung học phổ thông Ngọc Tảo (huyện Phúc Thọ) đang tận dụng tối đa khoảng “thời gian vàng” để tổ chức dạy học trực tiếp hiệu quả. “Trường có 14 lớp với gần 650 học sinh lớp 12. Để giữ vững tỷ lệ 100% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông như năm trước, cùng với việc dạy học theo chương trình, nhà trường tập trung rà soát, ôn tập nội dung kiến thức mà các em đã học trực tuyến và tăng cường bổ trợ một số môn học có trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, với thời lượng mỗi tuần từ 1 đến 2 tiết/môn. Sau khi tổ chức kiểm tra, đánh giá cuối học kỳ I, nhà trường sẽ phân loại học sinh theo từng nhóm để có giải pháp hỗ trợ tốt nhất”, ông Tô Văn Nhân, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Ngọc Tảo cho hay.
Em Lê Vân Hương, học sinh lớp 12D4, Trường Trung học phổ thông Phạm Hồng Thái (quận Ba Đình) bày tỏ: “Dù học trực tiếp hay trực tuyến, em cũng cố gắng học thật tốt và thực hiện nghiêm quy định “5K” của Bộ Y tế”.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho biết, để bảo đảm an toàn cho học sinh, thực hiện hiệu quả kế hoạch thời gian năm học, giúp học sinh lớp 12 vững tin trước các kỳ thi, các nhà trường cần chủ động tổ chức dạy học linh hoạt giữa trực tiếp và trực tuyến, phù hợp với diễn biến thực tế của dịch Covid-19 tại địa bàn. “Dù học sinh học tập theo hình thức nào, các nhà trường cần quan tâm, hỗ trợ tối đa cho mọi đối tượng, nhất là học sinh có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tuyệt đối không để em nào bị thiệt thòi…”, ông Phạm Xuân Tiến nhấn mạnh.
Hơn 100.000 học sinh TP HCM trở lại trường
Các cơ sở giáo dục sẽ quyết định việc tổ chức dạy học trực tiếp hay trực tuyến theo cấp độ dịch - được UBND TP HCM công bố vào sáng thứ hai hằng tuần
Hôm nay (13-12), hơn 100.000 học sinh (HS) khối lớp 9 và 12 tại TP HCM chính thức quay lại trường học tập trực tiếp. Các trường đã chuẩn bị kỹ lưỡng những phương án bảo đảm an toàn cho HS.
Tách phòng, bố trí lệch ca, lệch giờ
TP HCM hiện có 265 trường THCS và 202 trường THPT. Qua lấy phiếu khảo sát của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, khoảng 80% phụ huynh HS ở cấp phổ thông đồng thuận cho con em họ đến trường học trực tiếp.
Theo lãnh đạo các cơ sở giáo dục, qua quá trình khảo sát, lấy ý kiến phụ huynh về dạy học trực tiếp với HS lớp 9 và 12, hầu hết đều đồng ý cho con em quay lại trường học, kể cả những HS đang bị kẹt tại các tỉnh, thành hoặc phải cách ly để phòng chống dịch bệnh.
Bà Huỳnh Thị Phong Lan, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Tri Phương (quận 10), cho biết trường hiện có 386 HS lớp 9. Khoảng 38 HS không học trực tiếp được, trong đó 2 em đang kẹt ở quê và một số em có bệnh nền, gia đình còn băn khoăn nên chưa đồng ý.
Theo bà Lan, phương án dạy học đã được trường chuẩn bị cụ thể: Tách đôi mỗi lớp, xếp 2 phòng cạnh nhau; tổ chức cho HS di chuyển một chiều, đến trường và ra về bằng 2 cổng khác nhau, có phòng cách ly tạm thời theo quy định của ngành y tế. "Trường bố trí lệch giờ vào lớp, mỗi lớp lệch 2 phút, mỗi tiết học lệch 5 phút. Giờ ra chơi và ra về cũng lệch nhau để bảo đảm yêu cầu giãn cách" - bà Lan dẫn chứng.
Học sinh Trường THCS Hồng Bàng (quận 5, TP HCM) đến trường hôm 10-12 để nghe phổ biến quy chế, chuẩn bị cho ngày học trực tiếp chính thức từ 13-12. Ảnh: ĐÔNG DƯƠNG
Trường THCS Tăng Bạt Hồ (quận 4) nằm ở vùng dịch cấp độ 3. Hiệu trưởng Nguyễn Văn An cho biết vì hoạt động theo cấp độ dịch nên trường chỉ tổ chức dạy trực tiếp cho khối lớp 9 vào thứ hai - tư - sáu, các ngày còn lại vẫn học trực tuyến.
"Nhà trường chia đôi lớp, bố trí 2 lớp song song - lớp học lý thuyết, lớp học thực hành và ngược lại. Nhà trường cũng chuẩn bị các phương án linh hoạt nếu địa phương chuyển cấp độ dịch sang trạng thái khác" - ông An nhấn mạnh.
Theo ghi nhận của phóng viên, việc chuẩn bị đón HS quay lại trường đã được các cơ sở giáo dục chuẩn bị từ nhiều ngày qua. Trong đó, bao gồm cả việc các trường phối hợp với ngành y tế tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên về công tác phòng chống dịch bệnh trong nhà trường.
Bà Huỳnh Thị Phong Lan cho biết Trường THCS Nguyễn Tri Phương cũng đã tổ chức diễn tập các phương án phòng chống dịch để ứng phó kịp thời các tình huống phát sinh. Chẳng hạn, đang học mà phát hiện HS nhiễm SARS-CoV-2 thì làm sao, phụ huynh thông báo HS đang ở nhà nhiễm bệnh thì thế nào. Đối với những HS không thể học trực tiếp, giáo viên sẽ quay video tiết dạy gửi các em. Những HS này sẽ học online với giáo viên để không bị mất bài.
Không kiểm tra ngay khi vào dạy và học trực tiếp
Theo hiệu trưởng các trường phổ thông, với những HS lớp 9 và 12 không thể học trực tiếp, các em vẫn có thể học online và các hình thức học tập khác như: giáo viên giao bài, xem video bài giảng...
Ông Hà Hữu Thạch, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3), cho hay trường có hơn 360 HS lớp 12. Theo số liệu mới nhất, chỉ có vài em đang phải cách ly. Trong ngày "tập dượt" cho các em đến trường vừa qua, 96% HS lớp 12 đến trường đăng ký học trực tiếp. Những em không đến trường vẫn có thể học trên hệ thống trực tuyến của trường hoặc giáo viên giao bài.
Theo ông Hoàng Sơn Hải, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (quận Tân Bình), phương án mà trường đưa ra đối với các HS không thể học trực tiếp là một em tại lớp học sẽ bật camera trực tiếp cho những HS đang học online. "Nếu khó khăn hơn nữa, giáo viên sẽ gửi bài cho các em, bảo đảm không HS nào không thể tiếp cận việc học. Trong trường hợp giáo viên không thể dạy trực tiếp thì HS vẫn ở trên lớp, có giám thị theo dõi và thầy cô sẽ dạy từ xa" - ông Hải giải thích.
Ông Hồ Tấn Minh, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT TP HCM, khẳng định sau khi HS quay lại học trực tiếp, các trường không tổ chức kiểm tra ngay mà để các em có thời gian thích nghi, "giữ thăng bằng". Các trường và thầy cô sẽ rà soát, đánh giá lại quá trình học tập trực tuyến của các em, HS nào đang thiếu hụt kiến thức gì... Theo nguyên tắc, tất cả HS đều được bổ sung kiến thức như nhau.
"Đối với việc kiểm tra, đánh giá cuối kỳ I đối với HS lớp 9 và 12, chủ trương là kiểm tra theo hình thức trực tiếp" - ông Minh nhấn mạnh.
Có hình thức kiểm tra với học sinh chưa thể đi học
Theo ông Lê Duy Tân, Trưởng Phòng Giáo dục Trung học - Sở GD-ĐT TP HCM, những HS lớp 9 và 12 chưa thể đến trường sẽ được lùi lịch thi học kỳ I và bố trí lịch kiểm tra khi đi học trở lại.
Nội dung kiểm tra học kỳ I không vượt quá yêu cầu cần đạt hoặc mức độ cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông. Đề kiểm tra không bao gồm các nội dung đã tinh giản. Hình thức kiểm tra do hiệu trưởng các trường quyết định, theo hình thức tự luận, trắc nghiệm hoặc kết hợp cả hai.
Dạy trực tuyến bận ngập đầu vẫn phải thao giảng và làm đủ thứ hồ sơ sổ sách Khi giáo viên bị phân chia nhiều công việc phải làm một lúc thì chắc chắn sẽ thiếu sự toàn tâm trong công tác giảng dạy. Giáo viên dạy trực tuyến vất vả gấp chục lần dạy học trực tiếp. Dạy học trực tuyến không đơn giản chỉ cần đưa bài giảng soạn sẵn lên rồi thầy cô ngồi nói hết giờ là...