Giúp học sinh trải nghiệm, sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới
‘Chúng tôi sẽ nghiên cứu, phối hợp với các ban ngành liên quan để tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới cho các em thiếu nhi, học sinh…’.
Học sinh tham gia các hoạt động kỹ năng do Thành đoàn TP.HCM tổ chức – Lê Thanh
Chị Phan Thị Thanh Phương, Phó bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội TP.HCM đã chia sẻ như thế tại Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào thiếu nhi thành phố năm học 2018-2019 và triển khai kế hoạch năm học 2019-2020, do Thành đoàn, Hội đồng Đội TP.HCM tổ chức, diễn ra vào ngày 22.8.
Tạo điều kiện để thiếu nhi phát triển toàn diện
Theo chị Thanh Phương, Hội đồng Đội cũng sẽ phối hợp Nhà thiếu nhi TP.HCM tiếp tục thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát huy năng khiếu, hoạt động vui chơi, giải trí dành cho thiếu nhi thông qua các lớp năng khiếu, câu lạc bộ đội nhóm nghệ thuật, khoa học kỹ thuật, khéo tay…
Chị Phan Thị Thanh Phương, Phó bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội TP.HCM phát biểu tại hội nghị – Lê Thanh
“Hoạt động trại dã ngoại, hành trình trải nghiệm thực tế, chương trình rèn luyện kỹ năng thực hành xã hội được Nhà thiếu nhi TP.HCM đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện cho trẻ em. Nơi đây cũng tiếp tục hoàn thiện và thống nhất chương trình giảng dạy các lớp năng khiếu trong hoạt động đào tạo tại các nhà thiếu nhi quận, huyện sao cho đáp ứng nhu cầu học tập, phát triển kỹ năng cho thiếu nhi ở từng địa phương”, chị Thanh Phương khẳng định.
Video đang HOT
Thiếu nhi tham gia các hoạt động sân chơi do Thành đoàn TP.HCM tổ chức – Lê Thanh
Nhiều giải pháp cụ thể giúp học sinh
Nói về giải pháp triển khai thực hiện phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt” trên địa bàn Q.9 trong năm học 2018 – 2019, chị Trần Thúy Hằng, Phó bí thư Quận đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Q.9 (TP.HCM), cho biết: “Trong năm học 2018 – 2019, trên địa bàn quận có 31 trường tiểu học, THCS với 29.597 học sinh. Đây là năm đầu tiên triển khai chương trình công tác đội và phong trào thiếu nhi giai đoạn 2018 – 2022 với nhiều hoạt động ý nghĩa, đặc biệt là phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt”, phong trào “Đọc và làm theo báo Đội”… đã tạo môi trường để giáo dục, định hướng cho đội viên, học sinh từ những việc làm cụ thể, đơn giản góp phần xây dựng văn hóa ứng xử của đội viên, học sinh…”.
Học sinh tham gia thảo luận nhóm do Hội đồng Đội TP.HCM tổ chức – Lê Thanh
Những giải pháp cụ thể mà theo chị Thúy Hằng, đó là: “Hội đồng Đội đã triển khai các nhóm việc tốt ở trường, đi đường, ở nhà thành 3 bài thơ, mỗi bài thơ có 5 câu thơ dễ hiểu và dễ thuộc để việc tiếp cận với đội viên, học sinh được dễ dàng hơn; từ đó, đội viên, học sinh thực hiện theo. Bên cạnh việc xây dựng những nội dung và hướng dẫn các liên đội trong việc triển khai phong trào, Hội đồng Đội Q.9 còn thiết kế sản phẩm tuyên truyền cho phong trào 5 việc tốt – Sổ tay việc tốt. Sổ tay việc tốt được thiết kế với những hình ảnh vui tươi, sinh động, minh họa cho những nội dung của phong trào 5 việc tốt, giúp các em đội viên, học sinh, đặc biệt là các em học sinh tiểu học được hình dung rõ nét hơn…”, chị Hằng thông tin”.
Xây dựng nguồn nhân lực phụ trách Đội vững kiến thức, giỏi kỹ năng
Chia sẻ về giải pháp “Nâng cao chất lượng đội ngũ phụ trách chi Đội thông qua chuỗi chương trình tập huấn chuyên đề tại Liên đội” tại nhiều địa phương, chị Hoàng Thu Nam, Phó bí thư Quận đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Q.4 (TP.HCM), cho rằng: “Chương trình tập huấn tạo môi trường giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong đội ngũ phụ trách. Qua đó, xây dựng nguồn nhân lực phụ trách chi Đội vững kiến thức – giỏi kỹ năng đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi của nhiệm vụ công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong tình hình mới”.
Chị Hoàng Thu Nam, Phó bí thư Quận đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Q.4 chia sẻ các giải pháp, cách làm cụ thể đã được triển khai – Lê Thanh
Cụ thể, chị Thu Nam nói: “Các phụ trách chi Đội đã hiểu biết thêm về cách sinh hoạt chi Đội của mình, hiểu thêm vai trò của Tổng phụ trách, sự cần thiết trong việc phụ trách chi Đội. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm cũng biết thêm thông tin về chi Đội, từ đó có sự sắp xếp, lập kế hoạch cho các hoạt động của lớp một cách phù hợp…”.
Học sinh tham gia thảo luận tại Kỳ họp Hội đồng trẻ em năm học 2018-2019, do Hội đồng Đội TP.HCM tổ chức – Lê Thanh
Chia sẻ về kế hoạch công tác đội và phong trào thiếu nhi thành phố năm học 2019-2020, chị Phan Thị Thanh Phương, nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ nghiên cứu, phối hợp với các ban ngành liên quan để tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới giúp các em thiếu nhi, học sinh; chú trọng công tác tuyên truyền pháp luật và kỹ năng thực hành xã hội cho phụ huynh và trẻ em về Luật Trẻ em. Đặc biệt, Hội Đồng đội TP.HCM sẽ đẩy mạnh công tác tham mưu, phối hợp trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, bị xâm hại, bạo hành”.
Theo thanhnien
Thiếu hàng nghìn giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật cho chương trình giáo dục phổ thông mới
Tại hội nghị "Nâng cao chất lượng giáo dục Nghệ thuật trong trường học" do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, nhiều vấn đề liên quan đến giảng dạy môn Mỹ thuật, đặc biệt là trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới đã được đặt ra.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, hiện nay, chỉ riêng cấp THCS, số lượng giáo viên Âm nhạc và giáo viên Mỹ thuật cơ bản là đủ, bởi cấp học này mỗi môn đều có giáo viên thuộc chuyên ngành của môn đó giảng dạy. Còn số lượng giáo viên chuyên biệt môn âm nhạc và môn mỹ thuật cấp tiểu học hiện nay đang thiếu cục bộ.
Đối với cấp tiểu học, nếu mỗi trường có 1 giáo viên Âm nhạc và 1 giáo viên Mỹ thuật thì hiện nay còn thiếu 2.199 giáo viên Âm nhạc và 2.093 giáo viên Mỹ thuật. Những trường tiểu học thiếu giáo viên Âm nhạc hoặc Mỹ thuật thì giáo viên ở trường đó sẽ phải dạy luôn các môn này.
Riêng với cấp THPT, khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, 2 môn này sẽ được đưa vào là môn tự chọn, trong khi đó hơn 2.800 trường THPT trên cả nước hiện chưa hề có giáo viên giảng dạy cả hai môn học này (bởi nội dung chương trình hiện hành chưa có các môn học nghệ thuật).
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phát biểu tại Hội nghị
Báo cáo về chất lượng giáo viên hai môn này trong nhà trường phổ thông, ông Thái Văn Tài, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT cho biết: Thời gian qua công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên nghệ thuật đã được các nhà trường quan tâm nhưng chất lượng đội ngũ còn nhiều vấn đề cần suy nghĩ. Nếu tính theo tiêu chí mỗi trường có ít nhất một giáo viên chuyên biệt môn Âm nhạc, một giáo viên môn Mỹ thuật thì số lượng giáo viên ở THCS cơ bản đủ nhưng cấp Tiểu học bị thiếu cục bộ.
Việc không có đủ giáo viên chuyên biệt cho các môn nghệ thuật khiến các nhà trường phải bố trí giáo viên "tay ngang" nên chất lượng đào tạo nhiều nơi chưa tốt. Cùng với đó, trình độ giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật nhất là ở cấp Tiểu học còn chưa đồng đều, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục học sinh.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và các đại biểu dự Hội nghị
Để thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học Thái Văn Tài cho rằng, cần giải quyết 2 "nút thắt" về số lượng và trình độ giáo viên nói trên. Song song với đó, các địa phương, nhà trường cần chú trọng đầu tư, đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trong thiết bị dạy học cho môn nghệ thuật.
Việc đảm bảo đủ số lượng giáo viên chuyên môn, chú trọng tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ hiện có, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học... cũng là đề xuất của đại diện các Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định, TP Hà Nội, giảng viên trường Đại học Sư phạm nghệ thuật trung ương nhằm giải quyết bài toán nâng cao chất lượng giáo dục nghệ thuật trong trường học, đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT mới.
Huyền Thanh
Theo cand
Dạy kỹ năng cho trẻ: Tự phát, không kiểm soát Sự việc 3 trẻ mầm non ở Hà Nam bị bỏng nặng trong giờ học kỹ năng là bài học đau xót đối với những cơ sở giáo dục không tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn cho trẻ. Theo các nhà quản lý giáo dục và chuyên gia, hiện nay giáo viên không được tập huấn nhưng vẫn dạy kỹ...