Giúp học sinh thích lịch sử
Giáo viên cần đột phá trong từng tiết giảng để học sinh thích thú khám phá những câu chuyện lịch sử ngàn năm của dân tộc.
Bằng hoạt động thực tế
Từ nhiều năm nay, khi có tiết học lịch sử, học sinh (HS) Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1, TP.HCM) thường hay được giáo viên chủ nhiệm dẫn ra Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Nguyễn Hoàng Bảo Thy – HS lớp 4/1 hào hứng: “Cô giáo chỉ đi cùng, còn lại suốt 40 phút, hướng dẫn viên của bảo tàng dẫn và kể cho chúng em nghe về các giai đoạn phát triển của thời kỳ tiền sử, các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán, Tống và Nguyên Mông… Sau đó, mỗi bạn lại kể lại cho nhau nghe qua hình thức viết thư về những kiến thức lịch sử mà mình đã biết”.
Một tiết mục kịch về anh hùng liệt sĩ Vừ A Dính của học sinh Trường tiểu học Lê Ngọc Hân (Q.1, TP.HCM) – Ảnh: B.Thanh
Còn HS lớp 5 của Trường tiểu học Bình Hòa (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) vẫn nhớ mãi diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ qua mô hình trận địa do cô giáo Nguyễn Thị Thanh Tuyền tỉ mỉ cắt, dán. Chỉ bằng những miếng xốp, mút và với nét vẽ nghiệp dư nhưng HS biết đâu là đồi Him Lam, đồi A1, đồi Độc Lập, bản Hồng Cúm… Ngoài ra, để HS cảm nhận được không khí sôi sục của chiến dịch này, cô Thanh Tuyền còn nhờ người thân gắn đèn nhấp nháy miêu tả đoàn xe của bộ đội Việt Nam và ghép âm thanh máy bay, xe tăng miêu tả sự điên cuồng của thực dân Pháp…
Cũng với ý tưởng tái hiện lại lịch sử quá trình xây dựng kinh thành Huế, cô Phạm Thị Thùy – giáo viên Trường tiểu học Nguyễn Văn Kịp (Q.Tân Bình, TP.HCM) cho HS thưởng thức những đoạn phim tư liệu về chủ đề này. Nguyễn Ngọc Giang Phương – HS lớp 5/3 của trường thích thú: “Em chưa bao giờ được đi Huế nhưng khi đến lớp, em được biết triều đại phong kiến cuối cùng của nước mình và được “ du lịch qua màn ảnh nhỏ” những di tích như Tử Cấm thành, điện Thái Hòa, Ngọ Môn…”.
Ngoài ra, để HS biết, hiểu về lịch sử và thích thú với môn học được coi là khô khan này, từ 4 năm nay, Trường tiểu học Lê Ngọc Hân (Q.1, TP.HCM) xây dựng chương trình Sử ca học đường với gần 20 tiết mục kịch từ thời kỳ phong kiến cho đến giai đoạn lịch sử hiện đại. Bà Nguyễn Trần Diễm Linh, Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ: “Nhân vật trong mỗi tiết mục hoàn toàn đều do HS đóng do đó đòi hỏi các em phải đọc, tìm hiểu nhiều tư liệu và hiểu một cách sâu sắc về các nhân vật mà mình đảm nhận”.
Video đang HOT
Đi từ tình cảm đến lý trí
Khi nói về phương pháp dạy lịch sử cho HS tiểu học, các giáo viên của bậc học này đều cho rằng phải làm sao để HS hiểu, cảm nhận, từ đó dần dần thích thú với môn học. Muốn làm được việc đó, trước hết giáo viên cũng phải yêu thích lịch sử.
Giáo viên Phạm Thị Thùy của Trường tiểu học Nguyễn Văn Kịp (Q.Tân Bình) từng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp rằng: “Giáo viên cũng nên thường xuyên thay đổi hình thức trong một tiết dạy để tránh gây nhàm chán. Chẳng hạn như khi giới thiệu kiến thức trong sách khoa thì sử dụng phim ảnh minh họa sau đó mở rộng kiến thức bằng phim tư liệu…”. Bà Nguyễn Trần Diễm Linh cho rằng: “Cần cho trẻ tiểu học dấn thân bằng tình cảm với lịch sử qua những sự kiện hay những nhân vật lịch sử. Bởi lứa tuổi này luôn luôn ngỡ ngàng với những sự kiện lớn, với những nhân vật lớn. Thế nên việc đóng kịch, vẽ tranh, sưu tầm, triển lãm, viết bài kể lại những điều em nhớ về nhân vật lịch sử… sẽ dần dần hình thành một tình cảm lịch sử, các em sẽ thấy mọi điều trong lịch sử đều thiêng liêng. Tình cảm lịch sử đó khi lên bậc học cao hơn sẽ phát triển thành lý trí lịch sử”.
Ông Lê Ngọc Điệp, Trưởng phòng GD tiểu học Sở GD-ĐT TP HCM, bày tỏ: “Với HS tiểu học, dạy bằng những phương pháp trực quan sinh động sẽ kích thích khả năng sáng tạo và phát huy tối đa các kỹ năng của HS. Nhà trường và giáo viên nên mạnh dạn tổ chức dạy và học bằng phương pháp này cho dù để tổ chức những tiết học này đòi hỏi giáo viên phải làm việc nhiều hơn so với những giờ học thông thường”.
Bích Thanh
Theo thanh niên
Để sinh viên không còn "sợ" Logic học
Môn học này hiện nay còn rất hạn chế, một phần do sinh viên "sợ", "ngại" môn học trừu tượng, khô khan; giảng viên cũng chưa có sự đầu tư thỏa đáng để tăng hấp dẫn trong bài giảng của mình.
Logic được nhận định là môn học có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc giúp sinh viên rèn luyện và phát triển tư duy logic và được đưa vào giảng dạy trong hầu hết các trường ĐH, CĐ. Tuy nhiên, chất lượng dạy học môn học này hiện nay còn rất hạn chế, một phần do sinh viên "sợ", "ngại" môn học trừu tượng, khô khan; giảng viên cũng chưa có sự đầu tư thỏa đáng để tăng hấp dẫn trong bài giảng của mình.
Khô và khó?
Một trong những bằng chứng cho thấy sinh viên e ngại với bộ môn Logic học thể hiện ở kết quả học tập môn học này thường không cao bằng nhiều môn học khác. Không ít sinh viên phải học lại, thi lại, thậm chí ở lại lớp vì chưa đáp ứng đủ điểm thi của môn học này.
Logic học là môn "đáng sợ" trong suy nghĩ không chỉ của nhiều sinh viên học xã hội mà còn cả những sinh viên học khối tự nhiên, kỹ thuật, bởi môn học một phần xuất hiện nhiều dấu, ký tự, phép toán, phần khác lại có nhiều kiến thức phong phú, sống động, mang nhiều nội dung "xã hội".
Theo Th.S Phạm Thu Trang, viện Thông tin khoa học xã hội (Viện Khoa học xã hội VN), để suy nghĩ theo đúng logic sự vật ở trình độ tư duy trừu tượng, nhận thức lý tính quả thực không dễ dàng bởi nó phần nhiều trái ngược với những hiểu biết thông thường đã bám rễ sâu sắc trong ý thức của tuyệt đại đa số người học từ thưở ấu thơ.
Theo lý giải của giảng viên Vũ Văn Cảnh - Trường ĐHSP (ĐH Thái Nguyên) thì ngoài tính trừu tượng cao, đây là môn học mà phần lớn học sinh phổ thông chưa từng được tiếp xúc, thêm nữa, lại được bố trí giảng dạy vào học kỳ I một thứ nhất nên sinh viên càng bỡ ngỡ do chưa có quen với môi trường, phương pháp học ở ĐH, khả năng tư duy trừu tượng cũng như vốn sống còn hạn chế.
Biến Logic học thành môn học hấp dẫn
Th.S Phạm Thu Trang cho rằng, đặc trưng của Logic học là tính tuần tự và liên kết chặt chẽ, các bài học liên quan đến nhau theo đúng kiểu "logoc", nếu không hiểu bài trước thì bài tiếp sau cũng sẽ rất khó tiếp thu. Do đó, nếu sinh viên không tập trung vào bài học hoặc đi học không đều sẽ rất bất lợi trong quá trình học môn học này. "Tập trung chú ý ngay từ đầu, liên tục và tự giác - đó chính là bí quyết để học tốt môn học này" - Th.S Phạm Thu Trang cho hay.
Giảng viên Vũ Văn Cảnh - Trường ĐHSP (ĐH Thái Nguyên) cho rằng, để học tốt, ngoài việc tiếp thu kiến thức cơ bản trên lớp, sinh viên cần có giáo trình và tài liệu tham khảo để tự học, tự nghiên cứu; nhưng quan trọng nhất là phải thường xuyên và tích cực làm bài tập. Qua thực tiễn, lớp nào, sinh viên nào tích cực tự làm được nhiều bài tập thì sinh viên đó, lớp đó đạt kết quả cao hơn.
Qua thực tiễn giảng dạy, ThS Nguyễn Thị Tuất - Trường ĐH SP Hà Nội đã đưa ra những cách dạy sinh động, khiến mỗi bài giảng đều rất thú vị, dễ hiểu. Đó là việc học thông qua sơ đồ hóa những nội dung lý thuyết, giúp người học tiếp thu kiến thức một cách trực quan, dễ nhớ, dễ hiểu, chỉ cần nhìn vào sơ đồ, người học có thể phát biểu lại được nội dung lý thuyết. Hoặc học thông qua hệ thống các ví dụ; học thông qua việc tìm ra quy luật, tính quy luật của nội dung bài học. Đặc biệt, với phương pháp học thông qua những câu chuyện vui, dí dỏm, ThS Nguyễn Thị Tuất cho rằng giờ học Logic học sẽ không còn khô khan.
ThS Nguyễn Thị Tuất đưa ra ví dụ: Từ câu chuyện anh chàng mượn chủ quán cái vạc, khi ông chủ quán đòi, anh ta mang đến 2 con cò. Chủ quán bảo "Anh mượn tôi vạc tại sao lại mang cò đến trả?". Anh chàng liền nói "Tôi mượn ông một vạc mà tôi trả đến hai cò thì ông được hời quá còn gì nữa". Chủ quán ngạc nhiên "Nhưng mà vạc của tôi là vạc đồng cơ mà". Anh chàng liền đáp: "Thì cò tôi cũng là cò đồng chứ sao".
Qua câu chuyện này giúp người học thấy được yêu cầu cơ bản của quy luật đồng nhất của logic hình thức là: khi tư duy, lập luận về một đối tượng nào đó, đòi hỏi các khái niệm được sử dụng trong tư duy về đối tượng phải rõ ràng, chính xác và giữ được tính nhất quán của chúng trong suốt quá trình tư duy, đặc biệt, cần lưu ý những từ đồng âm khác nghĩa hay đồng nghĩa khác âm; không đồng nhất những tư tưởng khác nhau, nếu không thực hiện các yêu cầu đó sẽ xảy ra tình trạng "ông nói gà, bà nói vịt" tức đã vi phạm quy luật này như câu chuyện nói trên.
Theo TS.Phạm Quỳnh - NXB Giáo dục VN, mặc dù Logic học đã được đưa vào nghiên cứu và giảng dạy ở nước ta từ khá sớm, khoảng những năm 50 của thế kỷ XX, nhưng dường như từ đó đến nay, khung chương trình dạy đại cương vẫn không thay đổi. Nhiều giáo trình mới đã được xuất bản nhưng vẫn chưa có một sự thống nhất cách hiểu các thuật ngữ cơ bản, các kiến thức nền tảng vẫn còn có những chỗ chưa thật chính xác. Trong khi đó, Logic học trên thế giới đã có những bước tiến khá xa về phương diện lý thuyết lẫn ứng dụng.
Đưa ra một số điểm chưa thống nhất trong các tài liệu Logic học, Th.S Nguyễn Thị Toan - Trường ĐHSP Hà Nội đề nghị, nên có một hội nghị khoa học thống nhất những nội dung trên, từ đó có một bộ giáo trình Logic học tương đối chuẩn trong phạm vi quốc gia; đồng thời kiến nghị Bộ GD&ĐT nên đưa môn học này thành môn học bắt buộc trong các trường chuyên nghiệp nhằm nâng cao năng lực tư duy lôgic cho sinh viên, từ đó tăng sức cạnh tranh của nguồn nhân lực Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa.
Theo GĐ&TĐ
HN: Muốn bắt buộc học tiếng Anh từ cấp I Phạm Xuân Tiến, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT Hà Nội) nói: "Mong muốn của Sở GD-ĐT Hà Nội là tiếng Anh sẽ trở thành môn học bắt buộc trong trường tiểu học". "Tiếng Anh trở thành môn học bắt buộc tại trường tiểu học là điều tốt nhất. Hiện tại các trường chỉ có 1 biên chế GV, không thể...