Giúp giới trẻ sáng suốt chọn nghề nghiệp
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa ra mắt Bộ tài liệu Hướng nghiệp dành cho học sinh Việt Nam ở lứa tuổi 14 – 19. Bộ tài liệu được kỳ vọng sẽ giúp cho các em học sinh đưa ra quyết định sáng suốt nhất cho tương lai nghề nghiệp của mình sau này.
Cơ khí là một ngành phổ biến được giới thiệu trong cuốn Sách tra cứu nghề của ILO.
Dễ dàng tra cứu và chọn lựa
Bộ tài liệu gồm 4 cuốn sách: Sách hướng dẫn dành cho giáo viên, Sách bài tập cho học viên, Sách tra cứu nghề, và Sổ tay nghề nghiệp tra cứu nhanh.
Đáng chú ý, nội dung cuốn Sách tra cứu nghề đã được sắp xếp thành các nhóm nghề như: Ngôn ngữ; Phân tích, Hình học – Màu sắc – Thiết kế, Làm việc với con người, Thể chất – Cơ khí, đồng thời mô tả chi tiết từng nghề.
Ví dụ nghề Thư ký hành chính được đặt trong nhóm nghề Ngôn ngữ được mô tả là người hỗ trợ công việc hành chính cho những người khác trong một tổ chức. Thư ký hành chính đóng vai trò quan trọng vì hoạt động của toàn bộ tổ chức phụ thuộc vào hiệu quả làm việc của họ.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm: Kiểm tra, định dạng và soạn thư từ, biên bản và báo cáo từ lời đọc, tài liệu điện tử hoặc dự thảo văn bản cho phù hợp với tiêu chuẩn soạn thảo văn bản; Xử lí thư, văn bản đến hoặc đi; rà soát, ghi chép và phân phối các email, thư từ, tài liệu; Sắp xếp các yêu cầu họp, hẹn gặp và hỗ trợ tổ chức họp…
Yêu cầu năng lực thiết yếu là ngôn ngữ. Yêu cầu học vấn tối thiểu tốt nghiệp THCS. Con đường học tập được hướng dẫn cụ thể đối với trình độ học vấn đầu vào, người học có thể lựa chọn theo học trình độ Trung cấp chuyên ngành Thư ký, Thư ký văn phòng và học tiếp lên các trình độ cao hơn.
Lĩnh vực chuyên sâu, Thư ký hành chính có những vị trí việc làm như Trợ lý hành chính, Quản trị văn phòng, Lễ tân, Hành chính lưu trữ,… Sách tra cứu nghề cũng giới thiệu các trường trung cấp, cao đẳng, đại học có đào tạo nghề Thư ký hành chính để người quan tâm có thể dễ dàng tìm hiểu và lựa chọn nơi học phù hợp.
Video đang HOT
Tương tự, hàng trăm nghề khác như: Phát thanh viên, Chuyên gia y tế, Nông nghiệp, Kỹ sư cơ khí, Điện tử,… cũng được Sách tra cứu nghề mô tả nhiệm vụ, công việc chi tiết cùng với những yêu cầu về bằng cấp và năng lực mà học sinh cần có.
“Cuốn từ điển nghề nghiệp”
TS Chang Hee Lee, Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam cho biết: Ở lứa tuổi 14 – 19, các em học sinh bắt đầu bước vào thời kỳ lựa chọn giữa việc học nghề và học văn hóa, liên quan đến việc chọn trường, chọn nghề phù hợp với mình.
Trong giai đoạn này, các em cần phải tìm ra được không chỉ là mình yêu thích điều gì và thế mạnh, năng lực sở trường của mình là gì, mà còn phải biết các yêu cầu chuyên môn để thực hiện được công việc trong ngành nghề mà các em định lựa chọn. Do vậy, bộ tài liệu hướng nghiệp sẽ hỗ trợ rất hữu ích cho các em học sinh trong quá trình đưa ra quyết định này.
Sách tra cứu nghề và Sổ tay nghề nghiệp tra cứu nhanh trong bộ tài liệu có thể được coi như những “cuốn từ điển” về các nghề nghiệp phổ biến nhất ở Việt Nam. Sách tra cứu nghề đồng thời chỉ ra con đường học tập mà các em nên đi theo để làm được nghề mà mình định lựa chọn cũng như đưa ra một số ví dụ về nơi làm việc.
Sách bài tập lại giúp cho học sinh áp dụng những lý thuyết trên theo kinh nghiệm của bản thân cho việc ra quyết định thông qua các bài tập cụ thể. Qua đó, học sinh có thể tự khám phá được những sở thích của bản thân mình. Bộ tài liệu sẽ giúp cho các em đưa ra những quyết định sáng suốt nhất cho tương lai nghề nghiệp của mình sau này.
Theo ILO, bộ tài liệu Hướng nghiệp cho học sinh lứa tuổi 14 – 19 ở Việt Nam là thành quả của sự hợp tác chặt chẽ giữa Bộ GD&ĐT và Tổ chức Lao động Quốc tế. Năm 2014 – 2015, bộ tài liệu đã được biện soạn, thẩm định và ban hành. Sau 5 năm triển khai trên thực tế, bộ tài liệu này đã mang đến một nguồn kiến thức hữu ích cho các cơ sở tư vấn định hướng nghề nghiệp.
Tuy nhiên, không có công cụ nào là hiệu quả mãi mãi, đặc biệt là ở tại một quốc gia và thị trường lao động năng động như Việt Nam. Do vậy, đầu năm 2020, Bộ tài liệu này lần đầu tiên được hiệu chỉnh, cũng như cập nhật thêm nhiều nghề nghiệp thông dụng ở Việt Nam.
Đây là một bộ tài liệu hướng nghiệp được thiết kế dành cho các bạn trẻ khi gặp phải những khó khăn trong việc đưa ra quyết định liên quan đến con đường học tập và đào tạo, cũng như tương lai của họ.
Trường nghề đang khởi sắc thì... gặp dịch
Nhận thức của xã hội về giáo dục nghề nghiệp từng bước nâng lên, số lượng học sinh vào các trường nghề ngày càng tăng. Tuy nhiên, dịch COVID-19 đang đe dọa chặn đứng đà khởi sắc này.
Học viên học nghề bếp tại Trung tâm hướng nghiệp Á Âu (TP.HCM) - Ảnh: TRỌNG HIỆP
Đó là nhận định của nhiều chuyên gia tại hội nghị tuyển sinh, đào tạo và giải quyết việc làm năm 2020 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức ở TP.HCM sáng 23-6.
Tuyển sinh lao dốc
Theo tổng hợp báo cáo của 63 sở LĐ-TB&XH, kết quả tuyển sinh năm 2019 của giáo dục nghề nghiệp cả nước là 2.338.000 người, đạt 103,5% so với kế hoạch, trong đó tuyển sinh trình độ trung cấp và cao đẳng khoảng 568.000 người, đạt 101,4% kế hoạch.
Tính đến cuối năm 2019, cả nước có 1.914 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gồm 399 trường cao đẳng, 462 trường trung cấp và 1.053 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên.
Phát biểu tại hội nghị, ông Vũ Xuân Hùng - vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp - cho biết kết quả tuyển sinh năm 2019 và những năm trước đây cho thấy nhận thức của xã hội về vai trò của giáo dục nghề nghiệp từng bước nâng lên.
Ngoài ra, phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS vào giáo dục nghề nghiệp chuyển biến tích cực, điển hình tỉ lệ phân luồng năm 2019 đạt 12% trong khi cuối năm 2017 chỉ đạt 7-8%.
Tuy nhiên, ông Hùng nhận định dịch COVID-19 để lại các tác động nghiêm trọng. Nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp du lịch, bị gián đoạn hoạt động, do vậy các hoạt động thực hành thực tập của người học cũng bị khó khăn, nhất là đối với các nghề du lịch. Việc tuyển sinh cũng gặp trở ngại. Kết quả
tuyển sinh 5 tháng đầu năm 2020 trên cả nước chỉ đạt khoảng 844.900 người, tương đương 57% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, con số này chỉ bằng khoảng 21% so với kế hoạch tuyển sinh năm 2020.
Tháo gỡ khó khăn để hấp dẫn
Ông Nguyễn Hoàng Phong - trưởng phòng đào tạo Trường CĐ nghề Phú Yên - cho biết hiện nay chương trình văn hóa trình độ trung cấp đang thực hiện theo thông tư 16 năm 2010 của Bộ GD-ĐT ban hành quy định về khung chương trình trung cấp chuyên nghiệp.
Ông Phong phân tích, thông tư này yêu cầu với những ngành mới cần bổ sung môn, các trường phải có ý kiến bằng văn bản và được Bộ GD-ĐT đồng ý. Theo ông, cần có chuẩn về văn hóa cho trình độ trung cấp và được công nhận hoàn thành chương trình văn hóa THPT thì mới thu hút người học.
"Hệ giáo dục thường xuyên của trường tôi, 150 em chuẩn bị thi tốt nghiệp thì đến 120 em đã nhận giấy báo trúng tuyển đại học. Nói thật, sau THCS ở trường tôi chỉ 20% học sinh đăng ký học nghề, còn lại 80% học giáo dục thường xuyên, trong khi gần như 99% phụ huynh mong muốn con học giáo dục thường xuyên để hoàn thành hết cấp THPT.
Người học trung cấp thì ghi trong lý lịch trình độ 12/12 hay 9/12? Giữa một người học trung cấp, một người học liên thông, một người tốt nghiệp THPT thì ở nhiều địa phương vẫn còn chọn lao động tốt nghiệp THPT" - ông Phong thẳng thắn.
Đại diện Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp lý giải, thông tư 16 hiện chỉ là "giải pháp tình thế" của Bộ GD-ĐT. Theo quy định của Luật giáo dục - nghề nghiệp, bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành khối lượng kiến thức tối thiểu cho chương trình văn hóa THPT theo quy định giúp người học liên thông lên trình độ cao hơn.
"Tuy nhiên đến nay văn bản này chưa được ban hành, thay vào đó năm 2017 Bộ GD-ĐT cho "dùng tạm" thông tư 16 thực ra đã hết hạn nên phát sinh nhiều bất cập" - ông Vũ Xuân Hùng nói.
Ông Hùng cho biết thêm mới đây Thủ tướng đã đưa vào chỉ thị 24 (28-5-2020), giao Bộ GD-ĐT ban hành quy định về khối lượng kiến thức văn hóa tối thiểu dành cho học sinh và xác nhận hoàn thành văn hóa THPT theo quy định. Đến quý 3 khi quy định này được ban hành có thể giải quyết một số điểm nghẽn hiện tại để thu hút thêm người học.
Tăng cường đào tạo, đào tạo lại
Theo TS Trương Anh Dũng - tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, một trong số những yêu cầu hiện tại là tăng quy mô tuyển sinh. Hiện nay, VN có hơn 55 triệu dân trong độ tuổi lao động, nhưng những năm gần đây chỉ tập trung đào tạo 2,2 triệu lao động mỗi năm.
Mục tiêu sắp tới sẽ tăng gấp đôi quy mô tuyển sinh, hướng nhiều đến lao động đang làm việc để tổ chức đào tạo, kể cả đào tạo lại, đào tạo bổ sung, cập nhật kiến thức kỹ năng tay nghề. Ông Dũng khẳng định đào tạo nghề phải thực tế và gắn liền với nhu cầu bởi đào tạo ra mà không có việc làm là lãng phí cho đất nước.
Gỡ "nút thắt" cho học sinh yên tâm theo chương trình 9+ "Chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm, vững vàng lựa chọn mô hình 9 cộng ... Cơ hội rộng mở phía trước là rất lớn." LTS: Trân trọng giới thiệu đến độc giả VietNamNet nội dung phần 3 Tọa đàm Học nghề Chương trình 9 cộng, với sự tham gia của các khách mời: - Ông Đỗ Văn Giang, Phó Vụ trưởng...