Giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt khó
Dịch Covid-19 đã làm hàng nghìn doanh nghiệp (DN), nhất là các DN vừa và nhỏ (DN SME) gặp khó về vốn, dòng tiền gián đoạn… Nhằm hỗ trợ DN, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ DN tái khởi động.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ mong được vay vốn với lãi suất ưu đãi để phục hồi sản xuất. Trong ảnh: Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng Agribank.
Vui mừng khi vay được gần một tỷ đồng để vực lại cơ sở mây tre lá, chị Lê Thị Thơm, 45 tuổi (huyện Củ Chi) cho biết: “Sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, chúng tôi ký được nhiều đơn hàng gia công. Tuy nhiên, để có tiền mua nguyên liệu, thuê nhân công… tôi đánh liều đến ngân hàng hỏi vay. Ngay lập tức, chúng tôi được giải ngân ngay số vốn cần có với mức lãi suất ưu đãi bất ngờ chỉ 4,5%/năm và không yêu cầu chứng minh tài sản. Nhờ đó, chúng tôi có điều kiện hồi phục lại sản xuất, vực dậy kinh tế sau gần cả năm “ngủ đông” do dịch bệnh”. Còn Tổng Giám đốc Công ty Vina T&T Group Nguyễn ình Tùng bộc bạch: “Ngân hàng giảm lãi vay cho DN ngay thời điểm khó khăn này là mừng rồi”. ược biết, do công ty chuyên hoạt động xuất nhập khẩu, nên được vay vốn từ ngân hàng với lãi suất ưu đãi hơn, từ 5,5 đến 6,5%/năm, giảm khoảng 1% so với đầu năm 2020. Nếu vay USD thì lãi suất ổn định từ khoảng 2,8 đến 3%/năm (DN xuất khẩu khi có nguồn thu ngoại tệ sẽ cam kết bán lại cho ngân hàng nên được cho vay ngoại tệ).
Gần đây, hàng loạt ngân hàng đã tung các gói giảm lãi suất vay ưu đãi cho mọi đối tượng khách hàng là DN SME. “Mở hàng” ngay sau Tết Nguyên đán là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank khi ngân hàng này giảm tới 1%/năm lãi suất cho toàn bộ dư nợ vay hiện hữu và cho vay mới trong ba tháng đối với DN. Khách hàng cá nhân cũng được giảm lãi suất 0,2%/năm khi vay vốn sản xuất, kinh doanh. Dự kiến, tổng số khách hàng được giảm lãi suất lần này khoảng 105.000 khách với quy mô tín dụng 350.000 tỷ đồng, chiếm hơn 40% dư nợ của Vietcombank. Lãnh đạo Vietcombank cho biết, đây là lần thứ sáu liên tiếp ngân hàng thực hiện giảm lãi suất cho vay nhằm tiếp tục hỗ trợ khách hàng cá nhân và DN giảm bớt khó khăn trong đại dịch Covid-19. Mới đây, Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh – HDBank cũng thông tin, từ nay đến hết năm 2021, tiếp tục chương trình “Chung tay chia sẻ – Vững bền vượt qua”, HDBank ban hành chính sách tự động giảm lãi suất cho vay đến 4,5% cho khách hàng cá nhân và DN siêu nhỏ mà không cần khách hàng phải đề nghị hỗ trợ hay chứng minh bất kỳ khó khăn nào gặp phải. Bên cạnh đó, ngân hàng này còn ưu đãi lãi vay cho các hộ kinh doanh, DN siêu nhỏ khi thuê mặt bằng. Còn Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Vietinbank gia hạn chương trình “Vay ưu đãi, lãi tri ân” đến ngày 30-6 năm nay, hỗ trợ khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay dồi dào với mức ưu đãi lãi suất hấp dẫn. Nhà băng này cũng tăng quy mô gói cho vay ưu đãi lãi suất trung, dài hạn lên đến 50.000 tỷ đồng, thời gian ưu đãi lên tới 36 tháng. Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Phương ông – OCB triển khai nhiều chương trình ưu đãi về vay vốn và dịch vụ tài chính dành cho DN siêu nhỏ, DN SME do phụ nữ làm chủ và các DN trẻ.
Video đang HOT
Chủ tịch Hội Cao-su – Nhựa TP Hồ Chí Minh Nguyễn Quốc Anh cho biết: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các DN trong ngành này vẫn khá ổn định. Ngay từ những tháng đầu năm 2021, nhiều DN trong Hội đã có đơn hàng đến hết quý I – 2021. ây được xem là tín hiệu tốt trong bối cảnh thị trường thế giới vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, các DN lại bị ảnh hưởng gián tiếp do khách hàng thanh toán chậm dẫn đến dòng tiền bị gián đoạn. Vì thế, DN rất cần hỗ trợ vốn ưu đãi để duy trì, ổn định sản xuất, kinh doanh. Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu nhìn nhận: Các DN rất lao đao trong lúc này, nhất là các DN ở lĩnh vực du lịch, khách sạn… ể kéo giảm lãi vay, cần có một tổ hợp tín dụng đi kèm với bảo lãnh tín dụng. Theo đó, các ngân hàng cùng tham gia vào tổ hợp này tùy vào khả năng từng ngân hàng mà đóng góp vốn. Gói vốn cho tổ hợp tín dụng nên ở mức 300.000 tỷ đồng và cho vay tín chấp với lãi suất 3 đến 5%. Tuy nhiên, cho vay tín chấp sẽ có rủi ro nên phải có thêm cơ chế quỹ bảo lãnh tín dụng. “ơn vị nhận gói vay này nên để kỳ hạn vay 5 năm nhằm giúp hồi phục và tăng trưởng sau thời gian dịch bệnh. Bằng cách này, lãi vay thấp sẽ lan tỏa đến cả các DN nhỏ và siêu nhỏ, những thực thể bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch bệnh trong khi khó có đủ tài sản có giá trị để thế chấp vay tín dụng” – ông Hiếu đề xuất.
Trao đổi với báo chí đầu năm 2021 tại TP Hồ Chí Minh, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ào Minh Tú khẳng định: Thời gian qua, các ngân hàng hỗ trợ DN vượt qua khó khăn do dịch Covid-19 cũng chính là hỗ trợ các ngân hàng trong sử dụng hiệu quả nguồn vốn, bảo đảm lợi nhuận, giảm áp lực nợ xấu, giảm chi phí và trích lập dự phòng rủi ro, mở rộng quy mô và tăng lợi nhuận. Vì vậy, trong năm 2021, NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng triệt để tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay, đơn giản hóa quy trình thủ tục, tạo điều kiện cho khách hàng vay mới phục hồi sản xuất, kinh doanh nhưng không hạ chuẩn cho vay, bảo đảm chất lượng, an toàn tín dụng, duy trì hoạt động lành mạnh của hệ thống ngân hàng. NHNN tiếp tục điều hành theo hướng mở rộng tín dụng, tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Thúc đẩy xử lý nợ xấu
Kết thúc năm 2020, dù kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động gây ảnh hưởng tới quá trình xử lý nợ, song nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) lại gây bất ngờ trên thị trường khi kéo giảm mạnh được tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 1%.
Sang năm 2021, xử lý nợ xấu vẫn là một vấn đề trọng tâm mà các NHTM tập trung giải quyết.
Khách hàng giao dịch tại chi nhánh Vietcombank. Ảnh: QUANG TÚ
Tỷ lệ nợ xấu nhiều ngân hàng dưới 1%
Theo số liệu của NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), đến cuối năm 2020, nợ xấu ở mức 5.229 tỷ đồng, giảm hơn 50% so với cuối tháng 9 và giảm 10% so với đầu năm; tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 0,6%/tổng dư nợ. Theo nhìn nhận của Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank Nghiêm Xuân Thành, đây là mức thấp nhất trong lịch sử của ngân hàng này. Bên cạnh đó, năm 2020 cũng là năm quỹ dự phòng rủi ro của Vietcombank lên mức kỷ lục 19.344 tỷ đồng. Việc đẩy mạnh trích lập khiến tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu nội bảng đạt mức cao nhất trong hệ thống ngân hàng, gần 380%, tức 100 đồng nợ xấu thì ngân hàng dự phòng gần 380 đồng. Mặt khác, nhờ chính sách quản trị rủi ro tín dụng khá thận trọng cho nên cũng giúp Vietcombank giảm áp lực nợ xấu mới phát sinh. "Do vậy, dù việc giãn nợ theo Thông tư số 01 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phần nào có ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng, nhưng tác động đó không lớn. Với tình hình như hiện tại, khi thông tư này hết hiệu lực, cơ bản các doanh nghiệp sẽ có dòng tiền trả nợ đúng hạn. Vì vậy, sang năm 2021, Vietcombank nhất quán là nợ xấu vẫn kiểm soát mức 1%" - Chủ tịch Vietcombank Nghiêm Xuân Thành chia sẻ.
NHTM cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) cũng đạt kết quả rất tích cực khi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng tại thời điểm ngày 31-12-2020 còn 0,94%, giảm mạnh so với mức 1,87% hồi cuối quý III-2020 và cũng thấp hơn mức 1,16% cuối năm 2019. Đây cũng là mức tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong giai đoạn 2016 - 2020 của VietinBank. Ngoài ra, trong năm 2020, VietinBank cũng đã tất toán toàn bộ nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản (VAMC). Tỷ lệ bao phủ nợ xấu cho vay và trái phiếu nội bảng cũng được cải thiện, tăng lên 130%. Theo chia sẻ của Chủ tịch Hội đồng quản trị VietinBank Lê Đức Thọ, VietinBank tiếp tục đặt mục tiêu kiểm soát nợ xấu dưới 2% trong năm 2021.
Trong khi đó, khối các NHTM cổ phần, tại thời điểm ngày 31-12-2020, tỷ lệ nợ xấu của NHTM cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) ở mức 0,5%, thấp hơn mức 0,6% cuối tháng 9 và 1,3% cuối năm 2019. NHTM cổ phần Nam Á (NamABank) cũng kiểm soát nợ xấu khá tốt khi tổng nợ xấu của ngân hàng này đã giảm gần một nửa so với năm 2019 xuống còn 744 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,97% xuống còn 0,83%...
Triển khai nhiều giải pháp
Theo dự báo của Trung tâm Phân tích chứng khoán SSI (SSI Research), nợ xấu nội bảng năm 2021 sẽ không đổi so với năm 2020. Tổng nợ xấu và trái phiếu VAMC các ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu của SSI sẽ giảm còn 1,98% vào năm 2021 từ mức đỉnh 4,69% vào năm 2015. Tỷ lệ này có thể cao hơn tại nhóm các ngân hàng nhỏ hơn trong hệ thống. Cơ sở nhận định nêu trên của SSI Research dựa trên việc hệ thống ngân hàng đang ở vị thế tốt hơn so với chu kỳ tín dụng trước đây, khi hầu hết các ngân hàng đã giải quyết hết hoặc gần hết tài sản có vấn đề. Tuy nhiên, cơ quan này cũng lưu ý một số rủi ro tín dụng vẫn có thể bị trì hoãn trong ghi nhận do các biện pháp hỗ trợ từ Thông tư số 01 của NHNN. Nợ xấu còn tiềm ẩn từ khoản nợ được cơ cấu lại theo Thông tư số 01 cũng là vấn đề mà nhiều chuyên gia kinh tế khuyến nghị các NHTM đặc biệt lưu tâm trong thời gian tới. Trước tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp, một số chuyên gia kiến nghị, nên cho phép các NHTM thực hiện Thông tư kéo dài ít nhất đến hết tháng 6-2021 hoặc kéo dài đến đầu năm sau.
Mới đây, tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2021, Thống đốc NHNN cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) tích cực triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu, kiểm soát và hạn chế nợ xấu mới phát sinh. Mặc dù những con số thu hồi nợ đã có cải thiện, nhưng thực tế vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cản trở quá trình xử lý nợ xấu của các TCTD hiện nay. Nghị quyết số 42 kể từ khi có hiệu lực (tháng 8-2017) đến nay đã tạo cơ chế đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, khả thi nhằm bảo đảm quyền của chủ nợ trong xử lý nợ xấu. Tuy nhiên trên thực tế, một số nội dung trong Nghị quyết đến nay gần như không thể thực hiện được. Thí dụ như đến thời điểm này, vẫn chưa có vụ việc nào được xử lý theo thủ tục rút gọn và thị trường mua bán nợ thật sự hầu như chưa diễn ra trên thực tế. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, cần tiếp tục sửa đổi Nghị quyết số 42, sửa luật để tháo gỡ những vướng mắc này, thúc đẩy quá trình xử lý nợ xấu.
Tiến sĩ Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng cho rằng, để giải quyết vướng mắc trong vấn đề xử lý nợ xấu hiện nay, cần có sự đồng hành quyết liệt hơn từ các bộ, ban, ngành, đẩy mạnh việc cho vay tái cấp vốn từ NHNN và điều chỉnh việc giãn, hoãn nợ theo Thông tư số 01 ở mức độ phù hợp. Tiến sĩ Lực đề xuất thời gian giãn, hoãn nợ theo Thông tư số 01 là hết năm 2021, tại thời điểm dịch Covid-19 có thể được kiểm soát tốt hơn, tiềm lực của ngân hàng và doanh nghiệp cũng được nâng cao. Ngoài ra, về giải pháp lâu dài, cần luật hóa Nghị quyết số 42 trở thành một bộ luật xử lý nợ xấu để bảo đảm tính nhất quán và đồng bộ, nhất là tính cưỡng chế, cùng sự vào cuộc của nhiều cơ quan để bộ luật có tính mạnh mẽ hơn. Đồng thời, cần phải có thị trường mua bán nợ theo đúng nghĩa vì điều này sẽ giúp tăng tính thanh khoản của thị trường mua bán nợ và hỗ trợ thị trường trái phiếu phát triển.
Hiện nay, việc thanh lý tài sản bảo đảm trong xử lý nợ xấu không phải món nào cũng bán dễ dàng bởi còn tùy thuộc nhiều yếu tố về giá, chất lượng khoản tài sản,... Vì vậy, các chuyên gia kinh tế khuyến cáo các NHTM nên đa dạng hóa các giải pháp xử lý nợ xấu, đẩy mạnh quá trình dịch chuyển cơ cấu lợi nhuận sang dịch vụ và hoạt động kinh doanh khác thay vì tập trung nhiều vào mảng tín dụng. Cùng với đó, các ngân hàng phải tăng hoạt động kiểm soát rủi ro, quản trị rủi ro đối với danh mục tín dụng đang có và sẽ có trong thời gian tới.
Cuối cùng, một hướng đi có thể đẩy nhanh xử lý nợ xấu được gợi mở đó là cần sớm đưa vào vận hành sàn giao dịch mua bán nợ xấu. Được biết, tại Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển của VAMC đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, NHNN đã yêu cầu VAMC phải hoàn thiện việc thành lập, đưa vào vận hành Sàn giao dịch mua bán nợ giai đoạn 2021 - 2025. Cùng với việc xây dựng Sàn giao dịch mua bán nợ, lãnh đạo VAMC cũng đề xuất các cơ quan nhà nước cần hoàn thiện hành lang pháp lý về phát triển thị trường mua bán nợ, xây dựng và ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá khoản nợ, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện ngay khi sàn đi vào hoạt động...
Ngành Công Thương Hà Nội hỗ trợ doanh nghiệp phát triển Năm 2021, ngành Công Thương Hà Nội tiếp tục duy trì, đẩy mạnh các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó, phục hồi sản xuất, kinh doanh. Phóng viên Báo Hànộimới đã trao đổi với bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội về vấn đề này. Khách mua hàng tại hội chợ hàng...