Giúp con “văn hay chữ tốt” không hề khó nếu như bố mẹ chịu khó thuộc lòng 3 bí quyết này
Thay vì quát mắng con khi làm bài tiếng Việt không tốt, bố mẹ có thể học hỏi những bí quyết đặc biệt được chia sẻ bởi các giáo viên chuyên đào tạo bộ môn Tiếng Việt cho các em học sinh tiểu học trong bài viết này.
Mỗi khi dạy con học ở nhà, nhiều bố mẹ vô cùng nản lòng vì con đặt câu mãi vẫn sai, viết bao nhiêu chữ cũng không được đẹp. Có những em rời văn mẫu ra là không nặn nổi được một câu văn hoàn chỉnh. Điều này gây ra những áp lực vô cùng lớn cho cả phụ huynh và học sinh khi tiếp xúc với bộ môn tiếng Việt trong chương trình tiểu học.
Thay vì quát mắng con, bố mẹ có thể học hỏi những bí quyết đặc biệt được chia sẻ bởi các giáo viên chuyên đào tạo bộ môn Tiếng Việt cho các em học sinh tiểu học dưới đây.
1. Giúp con tăng trải nghiệm thực tế
Cô Vũ Thị Hà – thạc sĩ Văn học – giảng viên môn tiếng Việt và Ngữ Văn cho rằng: “Môn Ngữ Văn – Tiếng Việt là môn học đặc thù, tiếng Việt gần gũi với các con từ khi còn nhỏ. Nhưng để các con nói và viết chuẩn tiếng Việt – cũng như làm một bài tập làm văn tốt có thể nói là điều không dễ dàng. Ngoài cấu trúc ngữ pháp, các con cần phải có năng lực cảm thụ và sự hiểu biết, trải nghiệm nhất định”.
Cô Vũ Hà – Thạc sĩ Văn học – Giáo viên môn Tiếng Việt và Ngữ Văn.
Để giúp con tăng sự trải nghiệm, phụ huynh có thể giúp con cùng làm việc nhà và tặng con những lời khen. Con sẽ được trải nghiệm cảm giác khi làm được một việc tốt. Bố mẹ cũng nên đưa con ra ngoài dạo chơi như thăm thú công viên, về quê hoặc một vài chuyến đi xa để con có thể mở rộng tầm mắt và kiến thức thực tế cho mình.
Thêm vào đó, bố mẹ nên cùng con trao đổi, đưa ra câu hỏi để con tìm hiểu kỹ hơn về những sự vật, sự việc mà con gặp hàng ngày hay trong những chuyến đi. Từ những cuộc trò chuyện này, kiến thức của con sẽ được đào sâu nghiên cứu và con sẽ dễ dàng áp dụng trong những bài tập tiếng Việt của mình.
2. Tích cực cùng con đọc sách mỗi ngày
Cô Ngô Trang Nhung – giáo viên tại Sách ơi mở ra (Dự án phát triển văn hoá đọc với các hệ thống lớp học tích hợp “Đọc sách – Trải nghiệm – Hành động”) lại chia sẻ về lợi ích của việc đọc sách cùng con mỗi ngày. “Bản thân việc học tiếng Việt đã là trò chơi và niềm vui của những con chữ, mỗi cuốn sách mà các bạn nhỏ đọc đều có lợi ích trong việc học tập cho các em ở tất cả các bộ môn chứ không riêng gì tiếng Việt. Bởi vậy muốn con học tốt, điều quan trọng chính là giúp con đọc sách một cách vui vẻ và hào hứng nhất có thể”.
Những cuốn sách luôn sở hữu lượng từ vựng và kiến thức khổng lồ cho trẻ nhỏ, nhất là các em học sinh đang ở độ tuổi tiểu học. Rèn luyện cho con một thói quen đọc sách tốt, tức là bố mẹ đã giúp con sở hữu lượng từ vựng đồ sộ cho hành trình chinh phục môn tiếng Việt của mình.
Muốn con có thói quen đọc sách, bố mẹ nên mua nhiều loại sách khác nhau, cùng con dành ra một khoảng thời gian đặc biệt trong ngày để đọc sách và biến nó thành thói quen mỗi ngày. Khi đọc sách, bố mẹ có thể cùng con thảo luận, tìm tòi hoặc chơi các trò chơi như diễn kịch, kể chuyện về nội dung sách. Đây là cách khai thác sâu hơn về những kiến thức trong sách mà con đọc được.
3. Không để con bị lệ thuộc và lạm dụng vào văn mẫu
Video đang HOT
Cô Đặng Ngọc Phương – Giáo viên môn Ngữ Văn trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam chia sẻ về quan điểm giúp các con học môn tiếng Việt tốt rằng: “Để kích thích khả năng tư duy và sáng tạo của con, bố mẹ không nên mua văn mẫu cho con đọc. Bởi học sinh Tiểu học luôn có rất nhiều ý tưởng và suy nghĩ mới lạ. Chính nhờ điều này nên những bài văn của các con có rất nhiều đột phá đáng khen. Để các con học giỏi môn Tiếng Việt, bố mẹ nên giúp các con hạn chế tối đa việc sử dụng văn mẫu”.
Cô Đặng Ngọc Phương (người ở giữa) bên cạnh giáo viên cũ của mình.
Khi các em học sinh bị lệ thuộc vào văn mẫu, sức sáng tạo và niềm yêu thích học của con sẽ bị giảm sút đáng kể. Con sẽ khó khăn trong việc tự mình viết ra ý kiến, lời văn của mình, thường xuyên sợ sai, sợ điểm kém nên không thể phát huy cá tính riêng. Điều này cực kỳ nguy hiểm khi các con lên lớp cao hơn và tiếp xúc với những kiến thức yêu cầu sự phân tích tư duy có chiều sâu.
Muốn các con làm văn hay, bố mẹ nên sát sao chú ý trong khi con làm bài tập, nếu như con làm chưa đúng hãy cùng con sửa lại, giải thích cho con hiểu. Tránh những hành vi quát mắng, dọa nạt gây mất tinh thần học tập của các con.
Nếu đi học thêm, kỳ nghỉ hè trọn vẹn 3 tháng không còn ý nghĩa
Nhiều phụ huynh lo lắng trẻ nghỉ hè 3 tháng sẽ quên kiến thức. Tuy nhiên, giáo viên cho rằng trẻ nên học kỹ năng sống, trải nghiệm thực tế thay vì đi học thêm.
Là người ủng hộ việc cho trẻ nghỉ hè 3 tháng song chị Phan Thu Thủy (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng đau đầu khi nghĩ về việc học của con nếu nghỉ quá dài như vậy.
"Bé út nhà tôi học lớp 1. Thời gian nghỉ học vì dịch Covid-19, bé quên gần hết. Lúc sắp đi học trở lại, mẹ vừa dỗ vừa dọa, còn phải nhờ thêm cô giáo mới 'nhặt' lại chữ", chị Thủy giải thích lý do lo lắng.
Nhiều phụ huynh mong muốn trẻ có một mùa hè đúng nghĩa. Ảnh: Quỳnh Trang.
Nỗi lo trẻ không bằng "con người ta"
Vì độ nhanh quên và không nghe lời bố mẹ của con gái, chị Thu Thủy lường trước nếu từ năm sau, học sinh được nghỉ hè 3 tháng, gia đình sẽ phải khá đau đầu với việc học của con.
Tuy nhiên, chị Thủy đoán con chị nằm trong số ít. Với đa số học sinh, nghỉ hè như vậy là niềm vui lớn.
"Tôi hiểu không thể vì số ít mà tước đi quyền lợi của đa số. Không nói đâu xa, ngay tại nhà tôi, nghỉ hè 3 tháng là thời gian tuyệt vời cho cậu con trai lớn tạm gác lại Hóa học, Vật lý để đá bóng, học bơi", chị Thủy chia sẻ.
Vì thế, bà mẹ hai con mong muốn các trường nên sắp xếp thêm khoảng một tuần để phụ đạo học sinh trước năm học mới. Những phụ huynh cảm thấy con mình cần ôn luyện sẽ tự nguyện đăng ký cho con tham gia.
Sợ con quên kiến thức cũng là nỗi lo của chị P.M. (Nam Từ Liêm, Hà Nội). Phụ huynh này cho rằng nghỉ hè 3 tháng là quá dài. Thay vì nghỉ như vậy, Bộ GD&ĐT có thể cho nghỉ hè hai tháng và kéo dài thời gian nghỉ Tết.
Theo chị P.M., như vậy, con không xa trường, lớp quá lâu, vẫn giữ được đà học lại có khoảng nghỉ ngơi giữa mỗi học kỳ.
Chị Đào Thị Phương (Hà Tĩnh) cũng cảm thấy nghỉ hè 3 tháng không phù hợp khi chương trình học vẫn nặng nề, cả nhà trường và phụ huynh đều chú trọng thành tích.
Có hai con (một bé học lớp 8, một bé lớp 3), chị Phương cho biết dù thời gian nghỉ hè như trước đây, tức khoảng hơn hai tháng, lúc mới vào học, con vẫn tụt lại khá nhiều so với bạn bè.
Chị thừa nhận một phần nguyên nhân do con chị lười học, bỏ bê kiến thức nhưng nguyên nhân chủ yếu nằm ở việc bạn bè trong lớp đều dành thời gian trong hè để ôn lại kiến thức và học vượt.
"Gia đình tôi không muốn ép con học thêm trong hè. Nhưng việc thua kém bạn bè khiến con tự ti và càng thêm chán học. Vì thế, nếu mọi người đua nhau cho con học thêm, việc nghỉ hè 3 tháng có ý nghĩa gì đâu", chị Phương bày tỏ.
Do đó, chị hy vọng nghỉ hè ngắn để con chị không quên hết kiến thức, đồng thời những học sinh khác cũng không học trước nội dung năm sau quá nhiều.
Giáo viên lo phụ huynh vì sợ con quên kiến thức mà ép con học thêm quá nhiều, "đánh cắp" mùa hè của trẻ. Ảnh minh họa: Việt Hùng.
Phụ huynh bắt con học thêm, "đánh cắp" mùa hè của trẻ
Tình trạng phụ huynh tận dụng kỳ nghỉ hè để cho con học thêm, nhồi nhét kiến thức cũng là nỗi lo của giáo viên.
Cô Đặng Thị Chung, giáo viên tiểu học ở Thuận An, tỉnh Bình Dương, cho rằng nghỉ lâu, học sinh quên kiến thức là điều đương nhiên. Song theo cô, việc này không hẳn có hại. Trẻ cần quên kiến thức ở trường trong 3 tháng hè để học và nhớ những bài học từ thực tế cuộc sống thông qua các trải nghiệm.
Tôi thấy vui vì 3 tháng đó sẽ là thời gian quý giá và chất lượng nếu bố mẹ thực sự quan tâm con. Ba tháng không phải 'cày' sách vở sẽ giúp con phát triển kỹ năng, thể chất
Giáo viên Đặng Thị Chung
Cô chỉ lo với tâm lý như vậy, phụ huynh "đánh cắp" kỳ nghỉ hè của con, ép con học thêm từ sáng đến tối tại các trung tâm dạy văn hóa thay vì rèn kỹ năng sống.
Cô chung gợi ý các bố mẹ thay vì lo con quên kiến thức, hãy lên kế hoạch cho con hoạt động mùa hè thật ý nghĩa như tập làm việc nhà, học thêm năng khiếu, thể thao, theo đuổi đam mê.
Cô Đặng Thị Chung mong phụ huynh tìm ra giải pháp tốt nhất để con có mùa hè đúng nghĩa.
"Ai cũng có tuổi thơ và tuổi thơ càng dữ dội càng cho ta nhiều kỹ năng và kinh nghiệm sống sau này. Như vậy, sau này, con lớn lên, đi học, đi làm xa nhà, chúng ta cũng yên tâm hơn", cô giáo tiểu học chia sẻ.
Cô Huyền Thảo, giáo viên trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM), cũng lo ngại về tình trạng bố mẹ bắt con đi học thêm nhiều trong dịp hè và gọi đây là vấn nạn.
Cô khẳng định chắc chắn phụ huynh sẽ đưa con đến các trung tâm dạy thêm. Vì thế, nữ giáo viên cho rằng cần có giải pháp hợp lý, chỉ đạo từ Bộ GD&ĐT về vấn đề này.
Ngoài ra, theo cô Thảo, sợ nghỉ hè dài, con quên kiến thức là tâm lý chung của nhiều phụ huynh, đặc biệt những người có con học mầm non, tiểu học.
Tuy nhiên, cô cho hay theo dự thảo, trường sẽ có kế hoạch hoạt động hè và mở cửa để học sinh vào sinh hoạt trong thời gian nghỉ.
"Chúng ta nên tính đến nghỉ hè là lúc tổ chức các hoạt động cho học sinh như sinh hoạt các câu lạc bộ kỹ năng, học thuật ở bậc phổ thông. Ở bậc mầm non, các trường vẫn có thể tổ chức giữ trẻ theo nhu cầu để phụ huynh có thể có nơi giữ con", cô Huyền Thảo đề xuất.
Cô cho rằng việc sinh hoạt câu lạc bộ, đội nhóm cũng là dịp để trẻ có cơ hội ôn tập, rèn luyện kỹ năng. Những trường có điều kiện cơ sở vật chất tốt như thư viện, sân vận động hay sân trường có thể tổ chức các hoạt của Đoàn, Đội để học sinh có sân chơi và sinh hoạt.
Vì thế, cả cô Huyền Thảo lẫn cô Đặng Thị Chung đều ủng hộ việc nghỉ hè đủ 3 tháng.
"Tôi thấy vui vì 3 tháng đó sẽ là thời gian quý giá và chất lượng nếu bố mẹ thực sự quan tâm con. Ba tháng không phải 'cày' sách vở sẽ giúp con phát triển kỹ năng, thể chất", cô Chung nói.
Cô cho biết thêm sau thời gian nghỉ vì dịch Covid-19, học sinh có quên bớt kiến thức nhưng bù lại, các em trông khỏe mạnh hơn hẳn.
Chiều 30/6, trong cuộc họp báo thường kỳ, Bộ GD&ĐT cho biết sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm cơ sở giáo dục tổ chức dạy trước khi tựu trường, làm ảnh hưởng đến thời gian nghỉ hè.
Ngày 1/7, Sở GD&ĐT Nghệ An gửi công văn đến các phòng GD&ĐT, đơn vị trực thuộc sở về việc nghiêm cấm dạy thêm, học thêm trong thời gian học sinh nghỉ hè.
Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm: Trẻ mạnh dạn, tự tin khám phá Sáng nay 26/6 tại Trường mầm non Thái Tân, huyện Nam Sách, Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm". Thử làm "nghệ nhân" gốm sứ Chu Đậu Tham gia hội nghị có PGS.TS Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm...