Giúp con tự tin vào lớp 1
Nhiều phụ huynh có xu hướng cho con học thêm để “đọc thông, viết thạo” trước khi vào lớp 1, tuy nhiên cũng có một số phụ huynh lại khác.
Giáo viên trường Mầm non Hương Nắng Hồng trang bị kỹ năng cho trẻ mầm non, để trẻ tự tin hơn trước khi vào lớp 1. Ảnh: Thùy Lâm.
Họ nhẹ nhàng tự hỗ trợ hình thành kỹ năng, nề nếp học cho con tự tin trong những ngày đầu đến trường.
Tập ngồi và cách sử dụng đồ dùng học tập cho con
Năm học tới, bé Hoàng Quân, con trai chị Nguyễn Thị Oanh (ngụ quận Gò Vấp) mới chính thức vào lớp 1 nhưng hiện tại bé đã biết đọc, viết thành thạo các từ đơn cũng như làm được các phép tính đơn giản.
“Thú thực, bây giờ trẻ nào cũng được học chữ trước khi vào lớp 1, con mình không được học sẽ thiệt thòi. Vào lớp, bạn nào cũng biết mà con mình “ngồi im” thì dễ không theo kịp, ảnh hưởng đến tâm lý học tập”, chị Oanh chia sẻ.
Với suy nghĩ này, gia đình chị Oanh đã thuê gia sư về dạy đọc, tập viết và làm toán cho con khi vừa 5 tuổi. Hiện tại, chị Oanh cho con nghỉ hè thoải mái, chỉ chờ khai giảng là đi học vì con trai đã vững kiến thức lớp 1.
Video đang HOT
Trái ngược với chị Oanh, những ngày gần đây, cứ sau bữa ăn tối nửa tiếng đồng hồ, chị Đặng Trần Hồng Nhung (ngụ quận Thủ Đức, TP.HCM) lại ngồi vào bàn học cùng con gái. Không phải để dạy con tập đọc, làm Toán mà chỉ là tập cho con cách ngồi bàn học đúng tư thế, cách cầm bút, sử dụng đồ dùng học tập.
Đồng thời, chị còn nói chuyện về chủ đề trường, lớp mới mà con sắp làm quen. Ở đó, có nhiều bạn bè, cô giáo mới, có bàn học, bảng viết… Ngay chiếc bàn mới mua mà con gái đang ngồi, chị cũng giải thích vào lớp 1 con cũng sẽ được ngồi bàn tương tự, chú ý ngồi ngay ngắn, thẳng lưng và không nói chuyện riêng trong giờ học, nghe cô giáo giảng bài.
Học sinh lớp 1 được giáo viên dẫn đi tham quan khuôn viên trường học. Ảnh: Thùy Lâm.
“Trang bị các kỹ năng trước khi vào lớp 1 cho trẻ là hết sức cần thiết và quan trọng để trẻ hiểu và chủ động tiếp nhận, hình thành các kỹ năng mới để từ đó tự tin hòa nhập lớp học.
Bởi lẽ, từ mẫu giáo chuyển sang tiểu học không chỉ thay đổi môi trường học mà con thay đổi tâm lý của trẻ. Ở mẫu giáo, trẻ được giáo viên chăm sóc từ miếng ăn, giấc ngủ, được chạy nhảy, vui chơi là chính, thì khi vào lớp 1, trẻ phải tham gia học tập, tự phục vụ bản thân dựa trên nội quy lớp học.
Trong quá trình trang bị kỹ năng cho con, cha mẹ nên hướng dẫn nhẹ nhàng, từ từ để con cảm thấy thoải mái. Phải kiên nhẫn vì không phải trẻ nào cũng dễ dàng nghe theo hướng dẫn và chịu thay đổi”, chị Nhung cho biết.
Cứ như vậy, đều đặn mỗi tuần 3 buổi, mỗi buổi 10 phút, chị Nhung ngồi cùng con. Sau đó, tăng dần thời gian lên 15 phút-20 phút/buổi. Lúc đầu, con gái chưa quen ngồi yên một chỗ, nhưng sau thời gian ngắn con gái chị Nhung đã hiểu và biết nghe lời.
Không nhất thiết phải cho con học chữ trước chương trình
Với mục đích tạo tự tin cho trẻ vào lớp 1, trong tuần đầu tiên đến lớp, hầu hết giáo viên các trường tiểu học đều dành thời gian giúp trẻ làm quen trường mới thông qua việc tham quan khuôn viên, các phòng chức năng, hướng dẫn sử dụng nhà vệ sinh, các kỹ năng trong lớp học, và cách xếp hàng, cách ngồi, sử dụng đồ dùng học tập. Đây chính là chủ trương chung của ngành GD-ĐT. Thậm chí, gần cuối năm học, nhiều trường mầm non phối hợp tổ chức cho trẻ 5 tuổi đến tham gia, giao lưu trường tiểu học để trẻ biết trước, tránh bỡ ngỡ.
Từ thực tế này, cô Nguyễn Thị Hồng, giáo viên Trường Quốc tế TAS (Quận 2) nhận định, việc trang bị các kỹ năng trước khi vào lớp 1 cho trẻ là rất cần thiết, bổ ích, không chỉ giúp các em tự tin, độc lập trong học tập mà còn hỗ trợ nhiều cho giáo viên.
“Câu chuyện cô giáo đang giảng bài, trẻ đòi đi vệ sinh, hoặc ngồi xuống nền gạch để chơi là thường xuyên diễn ra. Có những em khóc liên tục vì lạ lớp, nhớ cha mẹ. Lúc này, giáo viên hết sức vất vả trong việc dỗ dành, ổn định tinh thần cho các em”, cô Hồng chia sẻ.
Ngày đầu đến trường, học sinh lớp 1 được giáo viên hướng dẫn cách rửa tay, cách sử dụng nhà vệ sinh. Ảnh: Thùy Lâm.
Trước xu hướng cho con đi học chữ để con “đọc thông, viết thạo”, cô Hồng cho rằng, việc dạy đọc có thể quan trọng nhưng việc dạy tập viết nên dừng lại ở dạy trẻ cách tập tô. Cũng cần lưu ý, nếu dạy tập đọc trước thì nên sử dụng các bộ sách ngoài sách giáo khoa, tránh tình trạng trẻ vào lớp 1 học lại sách sẽ dẫn đến nhàm chán, ỷ lại, chủ quan.
Đồng quan điểm, ông Lê Phương Trí, giáo viên Trường Tiểu học Đống Đa (quận 4) khuyến cáo, phụ huynh không nên cho trẻ đi học trước vì khi vào học, tất cả học sinh đều được giáo viên dạy đúng chương trình, bắt đầu từ chữ cái, ghép vần, ghép chữ… Và trước đó, ở mầm non, các bé cũng đã được làm quen bảng chữ cái, số đếm trong phạm vi 10.
Hơn nữa, chương trình giáo dục phổ thông mới sắp triển khai sẽ chú trọng phát triển năng lực, phẩm chất, tư duy học sinh thay vì chú trọng học thuộc. Suy nghĩ cho con học trước để giỏi, để không thua thiệt bạn bè là không đúng.
“Quan trọng trước khi trẻ vào lớp 1 là phụ huynh nên giúp con tự tin hòa nhập môi trường mới. Từ đó, trẻ sẽ cảm nhận được được “mỗi ngày là một niềm vui”, thôi thúc động lực đến lớp học tập vì có bạn bè và cô giáo”, ông Trí nói.
Gia Lai: Kiểm tra công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT
Ngày 23/7, nhằm chuẩn bị tốt các phương án cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và việc chuẩn bị triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1 năm học 2020-2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có buổi làm việc với tỉnh Gia Lai.
Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đạo tạo đã có buổi làm việc với tỉnh Gia Lai về vấn đề chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và thực hiện chương trình đổi mới giáo dục đối với lớp 1 năm học 2020-2021. Đối với kỳ thi THPT tỉnh Gia Lai đã bố trí 37 điểm thi, thuộc 4 cụm, trải rộng tại 17 huyện, thị xã, thành phố và dự kiến có 13.386 học sinh tham gia.
Ngoài ra ngành giáo dục địa phương đã thực hiện kiểm tra chéo việc đăng ký dự thi; tổ chức thi thử và xét thử tốt nghiệp THPT; phân loại học sinh để tổ chức ôn tập. Công tác đảm bảo an ninh trật tự và an toàn cho kỳ thi tại các địa diểm được đặc biệt chú trọng. Sở Giáo dục Đào tạo Gia Lai thường xuyên chỉ đạo kiểm tra các điểm thi, củng cố lại các phòng chứa bài thi, đề thi; phòng của cán bộ an ninh và hệ thống camera giám sát 24/24; xây dựng các phương án tổ chức thi trong điều kiện mùa mưa; điều động 37 bác sĩ tại các điểm thi để xử lý tình huống dịch bệnh xảy ra đối với thí sinh.
Thu truong Pham Ngoc Thuong cung đoan cong tac cua Bo GDĐT lam viec voi tinh Gia lai
Toàn ngành giáo dục Gia Lai có 769 trường mầm non và phổ thông, với hơn 402 nghìn học sinh các cấp học. Tỷ lệ giáo viên đứng lớp tại tỉnh là 1,24 giáo viên/ 1 lớp, so với quy định thì đang bị thiếu 402 giáo viên.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng hoan nghênh tinh thần chuẩn bị tích cực ở Gia Lai cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020. Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhận xét "Các đồng chí đã phân công nhiệm vụ rõ ràng rồi thì đề nghị tiếp tục rà soát rõ người, rõ nhiệm vụ, rõ thời gian, rõ kết quả trong bảng phân công nhiệm vụ của Ban chỉ đạo từng thành viên. Đề nghị các đồng chí tăng cường kiểm tra, kiểm tra kỹ lưỡng bao nhiêu, tốt bấy nhiều; kiểm tra tất cả các khâu, không bỏ sót. Trong nội quy, quy chế thi, đặc biệt cơ sở vật chất tốt đến đâu, tăng cường thanh tra, kiểm tra tới đâu, công nghệ thông tin hiện đại tới đâu, thì mấu chốt vẫn là con người."
Bên cạnh đó, ông cũng không quên nhắc nhở nhiệm vụ tỉnh Gia Lai tiếp tục tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và chuẩn bị cơ sở vật chất, phòng học bộ môn để đáp ứng triển khai thực hiện chương trình sách giáo khoa mới đối với lớp 1 trong năm học 2020-2021.
Hà Nội cấm tuyệt đối việc thi tuyển học sinh vào lớp 1 Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT TP Hà Nội, sẽ cấm tuyệt đối tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp 1, kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tối đa việc tuyển sinh trái tuyến. Chiều 7/7, tại hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, ông Phạm Văn Đại - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT...