Giúp con trẻ khắc phục khó khăn khi làm bài tập ở nhà
Làm bài tập về nhà thường là việc không chỉ gây ra sự căng thẳng đối với con trẻ, mà còn gây ra sự lo lắng đối với là cha mẹ. Bạn có cách gì để giúp con vượt qua những khó khăn đó?Nếu bạn xem những bài tập của trẻ, bạn chắc chắn đã có lúc phải thốt lên: tại sao trẻ em lại phải trả lời những câu hỏi, bài tập khó như thế và đôi khi đòi hỏi sự logic. Vì vậy, bạn là cha mẹ, để giúp con khắc phục những khó khăn trong học tập, bạn cũng phải không ngừng học hỏi.
Giúp con vượt qua khó khăn, không có nghĩa là bạn làm bài tập thay con
Một nghiên cứu tại Đại học Duke phát hiện ra rằng “thời gian học nhiều hơn chưa hẳn đã đem lại kết quả tốt hơn”, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ tuổi hơn. Dựa trên các cuộc điều tra, đánh giá, các nhà nghiên đã đưa ra khái niệm “Quy tắc 10 phút”, cho thấy rằng 10 phút là số thời gian tối ưu cho việc làm bài tập ở nhà mỗi ngày. Đối với mỗi lớp tiếp theo, thời gian thêm là 10 phút. Vì vậy, học sinh lớp 1 cấp tiểu học cần thời gian chỉ 10 phút để làm bài tập về nhà và học sinh lớp 5 cần 50 phút. Quả là một thông tin đáng ngạc nhiên đối với hầu hết các bậc cha mẹ chúng ta.
Ý tưởng về khái niệm này là cách để gia tăng dần dần khối lượng công việc của trẻ cho đến khi trưởng thành, và là cách để phát triển kỹ năng học tập một cách độc lập. Trước khi vào trung học, số lượng thời gian trên sẽ khác nhau, đa dạng hơn, tùy thuộc vào những gì học sinh phải làm.
Đối với các bậc cha mẹ đang ở trong giai đoạn phải đồng hành cùng con để làm bài tập về nhà, hãy xem xét 9 mẹo mà Femina đưa ra sau đây để giúp trẻ dễ dàng làm bài tập của mình:
Video đang HOT
1. Tìm hiểu sự mong đợi của giáo viên
Biết rõ mong đợi của giáo viên của trẻ, tìm ra cách để làm bài tập ở nhà mỗi tối. Đó là câu trả lời sẽ giúp bạn xác định xem liệu con bạn có phải làm quá nhiều bài tập ở nhà hay không, trẻ có hay trì hoãn việc làm bài tập, khó khăn của trẻ trong học tập hay thậm chí khả năng của trẻ không đủ để đáp ứng yêu cầu ở một số mon học… Sau đó hãy nói chuyện với con của bạn để cháu biết bạn không chỉ yêu cầu thành tích của trẻ mà còn có khả năng hỗ trợ cho trẻ khắc phục một số khó khăn.
2. Khen ngợi nỗ lực của trẻ hơn là kết quả cuối cùng
Trẻ cần phải hiểu được rằng ý thức cố gắng học tập và làm việc chăm chỉ là điều quan trọng. Bài tập về nhà là một cơ hội tuyệt vời để bạn xây dựng và củng cố sự kiên trì của trẻ. Bạn có thể động viên con không nhanh chóng bỏ cuộc, kiên trì làm bài, và không thất vọng, nhụt chí khi gặp khó khăn. Nghiên cứu tại Đại học Columbia do Carol Dweck phát hiện ra rằng khi bạn nhấn mạnh hay chú trọng sự nỗ lực của trẻ khi học, bạn đã thực sự cải thiện được tính kiên trì của con bạn.
3. Hãy trở thành một người giám sát, không phải là người thực hiện
Bài tập về nhà là trách nhiệm của trẻ, không phải công việc của bạn. Bạn chỉ cần trợ giúp trẻ thường xuyên, chứ không phải là người thường xuyên đưa ra câu trả lời hay làm bài tập giúp con. Nếu con bạn gặp khó khăn, bạn có thể bắt đầu giúp bé bằng cách chỉ ra các bước đúng cho trẻ. Sau đó, hãy để trẻ tiếp tục làm việc của mình. Bằng cách đó bạn sẽ không phải làm tất cả công việc cho bé. Bước cuối cùng của bạn nhưng cũng rất cần thiết là kiểm tra bài tập của trẻ sau khi hoàn thành.
4. Tạo cho trẻ suy nghĩ cần phải làm bài tập về nhà, thay vì lựa chọn
Ngay từ đầu năm học, bạn có thể khẳng định với con rằng bài tập về nhà là một công việc thường xuyên, bắt buộc, không phải là một lựa chọn. Bạn có thể thiết lập quy tắc “học trước khi chơi” để thiết lập kỷ luật đối với con.
5. Đặt lịch nhắc nhở con làm bài tập ở nhà
Dạy cho con bạn cách đặt lịch nhắc nhở đơn giản cho công việc hàng ngày hoặc hàng tuần, và các nhiệm vụ mất nhiều thời gian để giải quyết. Bảng viết có thể là một phương tiện tốt để ghi lại các nhiệm vụ của trẻ. Tạo một danh sách các ngày trong tuần và sau đó viết ra những nhiệm vụ khác nhau phải được thực hiện. Mục tiêu cuối cùng là trẻ theo dõi các nhiệm vụ của mình mỗi ngày mà không cần sự nhắc nhở của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn treo bảng trong tầm nhìn của trẻ.
6. Tạo địa điểm phù hợp để trẻ làm bài tập về nhà
Cùng con tham gia lựa chọn địa điểm và đồ dùng học tập cần thiết. Đặt máy tính ở một nơi mà bạn có thể giám sát con khi con cần phải tìm kiếm thông tin trên Internet.
7. Thiết lập thói quen
Chọn thời gian tốt nhất cho con của bạn để làm bài tập ở nhà sau giờ học, trước khi ăn tối, sau đó hãy cố gắng giúp trẻ luôn luôn giữ lịch học như đã được thực hiện.
Hãy cung cấp những thông tin tham khảo cần thiết để con vượt qua khó khăn dễ dàng hơn
Hãy hỏi con để có thể giúp đỡ về thông tin tham khảo, và cố gắng xem xét cân nhắc hay thay đổi thời gian biểu chưa phù hợp cho con. Vẽ hình mặt đồng hồ và đánh dấu thời gian quy định cho việc học rất giúp trẻ thực hiện đúng quy định bạn đề ra.
8. Xem xét việc thuê gia sư
Bạn có thể bắt đầu xem xét việc thuê gia sư riêng khi bạn khó có thể dạy cho con bạn. Hãy hỏi giáo viên hoặc cha mẹ của bạn học để đề nghị, tư vấn về việc thuê gia sư tốt cho trẻ. Mục đích của việc làm bài tập ở nhà là để tăng cường khả năng và sự tự tin của trẻ trong quá trình học tập. Đồng thời, việc đồng hành cùng con khi làm bài tập về nhà sẽ làm cho bạn duy trì một mối quan hệ tốt với đứa trẻ.
Theo VTC
Giáo dục giới tính theo độ tuổi như thế nào?
Con bạn bắt đầu hỏi về những bộ phận trên cơ thể từ khi bao nhiêu tuổi? Phải chăng con bạn bày tỏ sự quan tâm với người khác giới ở độ tuổi rất trẻ?
Cha mẹ không nên trả lời những tò mò của trẻ theo cách có gì nói nấy. Bởi vì tại thời điểm này, đứa trẻ đang tìm cách khám phá chính bản thân. Cha mẹ hãy là một đối tượng an toàn nhất đối với con mình, có thể đưa ra câu trả lời hoặc những lời giải thích chính xác. Thật đáng tiếc là nhiều bậc cha mẹ cảm thấy rất khó khi đưa ra một phản ứng tốt, đặc biệt là những câu hỏi liên quan đến vấn đề giới tính, tình dục.
Sani B. Hermawan, nhà tâm lý học Indonesia, cho biết cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức về giới tính và nên trở thành người thông minh hơn khi đưa ra những câu trả lời cho trẻ. Bởi vì các câu hỏi của trẻ em ngày nay cũng được ghi nhận là thông minh hơn, mặc dù chúng ở độ tuổi vẫn còn rất trẻ. Cung cấp sự hiểu biết về các vấn đề tình dục sớm, có thể giúp cha mẹ giao tiếp với con trẻ linh hoạt hơn trong tương lai.
"Giáo dục giới tính là nhu cầu của con trẻ, thậm chí đối với một người đã kết hôn. Giáo dục giới tính vẫn cần thiết đối với các cặp vợ chồng", ông Sani cho biết trong cuộc hội thảo Xây dựng phương tiện truyền thông tại Jakarta gần đây.
Vì vậy, cha mẹ cần hiểu biết gì và cần trình bày với con trẻ bằng ngôn ngữ như thế nào? Các giai đoạn của quá trình này như thế nào?
Giai đoạn đầu, đó là thời gian để giới thiệu các bộ phận cơ thể
Cha mẹ hoàn toàn có thể nói chuyện về giới tính ở giai đoạn đầu của thời thơ ấu. Mục tiêu của giai đoạn này là xây dựng giao tiếp hai chiều giữa bố mẹ và con cái về vấn đề giới tính. Trẻ em ở độ tuổi trung bình 2-3 tuổi đã bắt đầu để có thể giao tiếp hai chiều với cha mẹ.
"Dạy con bằng ngôn ngữ khoa học, giới thiệu độ dài của "chú nhỏ" cho bé trai và âm đạo cho bé gái, tốt hơn hết là gọi các bộ phận cơ thể bằng các thuật ngữ khác ví dụ như "chim", ông Sani cho biết.
Ở tuổi này, trẻ em cũng bắt đầu được người lớn giới thiệu về chức năng của các cơ quan trên cơ thể. Ví dụ như "chú bé" và "cô bé" là để đi vệ sinh... Giáo dục giới tính có thể được bắt đầu từ rất sớm với các kiến thức cơ bản như thế.
Giai đoạn vỡ lòng, cung cấp nhận thức và giúp trẻ tự hào về cơ thể của mình
"Trẻ em ở giai đoạn tiểu học đã có thể có huyết trắng hay chất bẩn từ "cô bé" có thể do đồ lót bẩn hoặc cách làm sạch vùng kín chưa đúng. Trẻ phải được dạy cách làm sạch cơ thể bao gồm cả vùng sinh dục như thế nào cho tốt và để bảo vệ sức khoẻ" - ông Sani nói thêm.
Nhận thức về vệ sinh các cơ quan trên cơ thể sẽ trở thành điểm khởi đầu của giai đoạn này. Bằng cách đó, trẻ em có thể học hỏi về trách nhiệm của bản thân và bắt đầu hiểu tầm quan trọng của việc chăm sóc cơ thể và bộ phận sinh dục.
Ở tuổi này trẻ cũng bắt đầu khám phá về giới tính. Đặc biệt là với việc thông tin từ nhiều nguồn đang ngày càng cởi mở hơn và được trẻ tiếp nhận thường xuyên hơn qua nhiều phương tiện truyền thông.
"Có những đứa trẻ hỏi tại sao khi chúng ôm gối ôm và kẹp ở vùng kín, chúng có cảm giác rất thích thú, dễ chịu. Hoặc trẻ có thể hỏi, tại sao "chú nhỏ" của mình thường hay... đứng thẳng vào buổi sáng. Cha mẹ cần có câu trả lời đúng và mang tính chất cung cấp nhận thức cho trẻ", ông Sani cho biết thêm.
Dạy trẻ rằng khu vực sinh dục hết sức nhạy cảm, vì vậy cần được bảo vệ, chăm sóc sạch sẽ và giữ gìn cảm giác êm thoáng, hơn nữa, nếu thường xuyên ôm, kẹp gối ở khu vực đó, sẽ khiến vùng kín "khó thở", có thể dẫn đến tổn thương... Trẻ em cũng cần được dạy về kích thước của "chú bé" ở mỗi người đàn ông là mỗi khác. Với sự hiểu biết này, đứa trẻ hiểu được đặc điểm riêng và chung của cơ thể mình. Ví dụ như khi người bạn học của trẻ so sánh kích thước "chú nhỏ" giữa hai đứa trẻ, trẻ đã có sự trang bị về kiến thức đúng đắn từ cha mẹ. Bằng cách đó, trẻ cảm thấy tự hào về những gì trẻ có.
Thời kỳ vị thành niên, hiểu những khía cạnh tâm lý giới tính
Trong thời gian này, thanh thiếu niên trải qua thời kỳ dậy thì. Dấu hiệu của tuổi dậy thì ở các chàng trai là vỡ giọng và những giấc mơ ẩm ướt. Trong khi bé gái bắt đầu tuổi dậy thì bằng những kỳ kinh nguyệt.
Giới thiệu với trẻ những khía cạnh, diễn biến tâm lý mà trẻ sẽ trải qua vào giai đoạn này. Trẻ em gái trở nên nhạy cảm hơn và cảm giác ngon miệng trong thời kỳ kinh nguyệt tăng lên...
"Không để con trẻ bối rối hay trải qua thời điểm này mà không có kiến thức rõ ràng. Cha mẹ cần chủ động hơn trong việc trang bị kiến thức cho con. Nhưng không được nói quá nhiều đến vấn đề tâm lý mà trọng tâm là trang bị cho các con cách để kiểm soát cảm xúc của mình trong giai đoạn này," ông Sani khẳng định.
Cha mẹ cần trang bị giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên, để con cái mình có thể tự chấp nhận bản thân, tiếp nhận bản thân đúng cách và không ngạc nhiên, sốc với những thay đổi khác nhau về thể chất và tâm lý của mình. Bằng cách đó, con trẻ có thể tự tin và có thể kiểm soát ham muốn tình dục đã bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi này, đặc biệt khi hiện nay, có rất nhiều thanh thiếu niên quan hệ tình dục sớm, mặc dù bằng cách an toàn chăng nữa.
Thời kỳ trưởng thành, sự thoả mãn tình dục quan trọng đối với các cặp vợ chồng
Tình dục đúng cách và chất lượng cần phải được cả người vợ lẫn người chồng thừa nhận và hiểu rõ. Cho dù họ sắp sửa kết hôn hay đã kết hôn từ lâu.
Đối với phụ nữ có chồng, tuổi từ 40 trở lên chẳng hạn, thì tình dục không còn thú vị nữa. Trong khi người chồng ở độ tuổi này vẫn trong gian đoạn cao điểm của đời sống tình dục. Điều này cần được thấu hiểu và chia sẻ để quan hệ tình dục vợ chồng vẫn có thể diễn ra tốt đẹp và có chất lượng. Hơn nữa sự hiểu biết về tình dục có thể trả lời các câu hỏi hay khúc mắc của vợ chồng.
"Tình dục có thể là một cách để giải phóng căng thẳng", ông Sani nói.
Nếu đã trải qua giai đoạn ban đầu mà chưa được trang bị những kiến thức cần thiết, chẳng hạn như con bạn hiện đã là một thiếu niên, không vấn đề gì khi bạn cởi mở thông tin, giao tiếp với con để tiếp tục cung cấp những hiểu biết về giới tính từ căn bản đến sâu sắc hơn cho con bạn phù hợp với tuổi của con.
Theo VTC
Chưa bao giờ ôn thi đại học lại ... hấp dẫn đến thế Có thể khẳng định chuỗi hội thảo "Cùng BRAND'S vào Đại học - Học tập trung - Ôn hiệu quả" tới thời điểm này đã vô cùng thành công và khiến teen hài lòng. Các bạn học sinh từ khắp các trường trong thành phố đã có những ngày cuối tuần thật vui và thú vị, cùng nhau bổ sung thêm kiến thức...