Giúp con hình thành kỹ năng tự lên kế hoạch
Tạo động lực học tập, xây dựng môi trường học sáng tạo, khen thưởng khi bé có thành tích tốt giúp con rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch.
Chị Vy (40 tuổi, TP HCM) chia sẻ, bé nhà chị học lớp 5 vẫn còn hay mất tập trung trong lớp. Mỗi ngày, thầy cô và bố mẹ đều phải nhắc con làm bài tập. Con ngồi vào bàn học bài thì nhiều nhưng kết quả đạt được chưa cao, chị rất sốt ruột.
Đốc thúc con học bài thường là thói quen của phụ huynh. Thế nhưng, chỉ cần rèn luyện cho con kỹ năng tự lên kế hoạch, cha mẹ không cần nhắc nhở, con cũng có thể có thành tích tốt hơn.
Trẻ tự lên kế hoạch học tập sẽ xác định được mục tiêu rõ ràng, có động lực học và làm bài. Khi lập thời gian biểu, bé có thể tự giác, tập trung vào bài vở, ít bị phân tán tư tưởng bởi môi trường bên ngoài, chất lượng nhờ đó được nâng cao.
Trẻ biết rõ mục tiêu, tập trung học tập khi tự lập kế hoạch cho bản thân. Ảnh: Shutterstock.
Năm học mới đến, phụ huynh nên bắt đầu rèn cho con kỹ năng tự lên kế hoạch để có phương pháp học hiệu quả. Cha mẹ có thể tạo cảm hứng, động lực cho bé thông qua môi trường học sáng tạo, thiết kế phù hợp với lứa tuổi, có sử dụng các thiết bị công nghệ… Cha mẹ cũng nên trao thưởng khi bé đạt thành tích tốt, bắt đầu từ những môn thú vị, nhiều tương tác như tiếng Anh, năng khiếu…
Video đang HOT
Ngoài các môn văn hóa, phụ huynh có thể trang bị cho bé kỹ năng mềm tại các lớp học ứng dụng phương pháp tư duy. Phương pháp giáo dục tiến bộ giúp trẻ có thể nhìn nhận được điểm mạnh, yếu của bản thân.
Trẻ có thể dần hình thành sự tự giác, khả năng tập trung, quản lý thời gian trong kế hoạch thông qua các bài tập. Ảnh: Shutterstock.
Phương pháp tư duy thế kỷ 21 là phương pháp giáo dục đang được ứng dụng trong các khóa học tiếng Anh tại Trung tâm Anh ngữ ILA. Phương pháp này kết hợp nhiều hoạt động thảo luận, thuyết trình, chơi trò chơi cùng với lớp học để trẻ dễ dàng thích ứng, tạo hứng thú. Ngoài tiếng Anh, các khóa học của ILA còn phát triển cho các em 6 kỹ năng thiết yếu gồm khả năng sáng tạo, tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp, hợp tác, tự hoàn thiện bản thân, kiến thức công nghệ.
Kỹ năng giao tiếp đẩy nhanh sự hòa nhập của bé trong môi trường mới; kỹ năng hợp tác khuyến khích các em làm việc nhóm, tự giải quyết các vấn đề; khả năng sáng tạo mang đến các giải pháp mới… Tư duy phản biện đem lại cho bé những lập luận và những quyết định phù hợp; kiến thức công nghệ giúp sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên số và khả năng tự hoàn thiện bản thân để trẻ không ngừng tiến lên phía trước.
Nhiều hoạt động thảo luận, thuyết trình, trò chơi còn tạo môi trường học năng động, sáng tạo cho các em. Nhờ đó, trẻ có thể rèn luyện và dần lên kế hoạch học tập cho bản thân.
ILA đang có chương trình ưu đãi hấp dẫn cho học viên.
Kim Uyên
Theo Vnexpress
Mỗi ngày đến trường có vui?
Nhiều người đã quen với thông điệp 'mỗi ngày đến trường là những ngày vui'. Thế nhưng thực tế liệu học sinh, sinh viên có cảm thấy vui khi đi học mỗi ngày?
Đào Ngọc Thạch
"Cháu không thích đi học. Làm bài tập hoài. Quay lên quay xuống một chút bị cô giáo đập bàn rồi la. La không được, cô còn khóc", Tr.T.H (học sinh lớp 5, Trường tiểu học Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM) chia sẻ. Theo nam sinh này, vì hiếu động, hay trêu chọc bạn nên em hay bị cô giáo phạt, nhiều lần phải chép phạt và mời phụ huynh lên phê bình. Điều này càng khiến em sợ đến trường.
Chị Trần Phương Thi (32 tuổi, trú đường Nguyễn Duy, P.9, Q.8, TP.HCM), có con 4 tuổi, cũng bày tỏ lo âu: "Càng ngày, những bản tin về bạo lực học đường, áp lực điểm số, bảo mẫu đánh mắng trẻ nhiều đến mức tôi không biết phải gửi con đi trường mầm non nào. Rồi sau này học ở đâu để con luôn vui vẻ, không phải âu lo điểm số, thi cử?".
Lê Nhất Thy, sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM, thừa nhận việc đi học mỗi ngày của bạn giống như một thói quen và nghĩa vụ, không có nhiều niềm cảm hứng. Việc tương tác giữa người dạy và người học gần như không có: "Thầy giáo cứ giảng, sinh viên ở dưới cứ nói chuyện, ăn vặt hoặc ngủ, hết giờ thì về; nhiều bạn thì bỏ tiết ra ngoài từ lâu".
Chị Trương Thị Hương, giáo viên một trường tiểu học tại Q.3, TP.HCM, thừa nhận: "Lớp học quá đông, trò quá nghịch và ồn, chương trình bài giảng còn nhiều, chúng tôi thấy như mình sắp kiệt sức, làm sao có thể dịu dàng với các con?".
Mới đây, tại một hội thảo về hạnh phúc trong trường học, ông Dương Trần Minh Đoàn, Hiệu trưởng Trường CĐ Việt Mỹ, cũng cho biết ở nhiều trường học, sinh viên không cảm thấy có niềm vui, sự chia sẻ, thấu cảm của các giảng viên và học viên. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh viên bỏ học giữa chừng ở nhiều trường gia tăng.
Theo GS Hà Vĩnh Thọ, người thiết kế dự án Trường học hạnh phúc, có 3 điều cần lưu ý để lớp học thật sự là niềm vui. Đó là cần chăm sóc cho chính bản thân mình, kế đến là chăm sóc người khác và xã hội, sau cùng là chăm sóc thiên nhiên. Nhiều nhà giáo đang kiệt sức vì làm việc quá tải, do đó cần chăm sóc sức khỏe cho mỗi người thầy. Sau đó, mỗi giáo viên cần học cách lắng nghe học sinh. Cuối cùng, cần cho học sinh tiếp xúc, gần gũi với thiên nhiên để bình tĩnh, vui vẻ hơn.
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Ngọc Giàu, giảng viên Trường ĐH Hoa Sen, cho rằng để học sinh, sinh viên cảm thấy vui khi đến trường, mỗi giáo viên trước hết phải thay đổi, sống tích cực, vui vẻ để truyền năng lượng tích cực ấy cho mọi người xung quanh.
Theo thanhnien.vn
Bạn đọc viết: Hãy trả lại niềm vui thích học tập cho trẻ Năm nay, con tôi lên lớp 6. Ngày đầu tiên đi tập trung ở trường mới với bao nhiêu háo hức, đợi chờ. Buổi sáng con dậy thật sớm không cần đặt chuông báo thức hay ai thúc gọi. Đánh răng, rửa mặt, ăn sáng thật nhanh, quần áo chỉnh tề ngồi đợi bố đưa đi, thái độ khác hẳn mọi ngày. Nhưng...