Giúp con chinh phục toán lớp 1 dễ dàng qua những trò chơi kiểu Nhật độc đáo
Con vào lớp 1 sẽ không còn bỡ ngỡ với môn Toán nếu ngay từ bây giờ bố mẹ cho con chơi những trò chơi kiểu Nhật dưới đây.
Một trong những thách thức với cả các bạn khỏ và phụ huynh khi có con vào lớp 1 là làm sao dạy con học toán mà không khô cứng, nhàm chán.
Trong một bài viết chia sẻ về cách người Nhật cải thiện khả năng và niềm yêu thích đối với môn Toán của của học sinh trên trang web của trường Đại học Gavle (Thụy Điển), Yukiko Asami-Johansson, nhà nghiên cứu Nhật Bản tại đại học này chia sẻ rằng, ở các trường học ở Nhật Bản, các giáo viên dạy Toán luôn luôn nhấn mạnh: “ Điều tôi muốn các em làm khi giải toán là thể hiện cách nghĩ của mình“. Khi bài toán được đưa ra, thầy cô không giải mẫu từ đầu mà để học sinh tự mày mò. Từng em tìm cách giải theo ý mình, sau đó làm việc theo nhóm. Học sinh sẽ nhận ra việc dự đoán dẫn lối suy nghĩ đi theo hướng hợp lý. Bên cạnh đó, khi đoán câu trả lời, các em sẽ tò mò muốn biết mình làm đúng hay sai. Đó là bởi người Nhật quan điểm rằng kết quả học tập sẽ thay đổi tích cực nhờ kỹ năng giải quyết vấn đề. Giáo viên lựa chọn các bài toán phù hợp với nội dung bài học và đoán cách học sinh sẽ giải chúng.
Một số phương pháp dạy toán trong nhà trường Nhật Bản như sử dụng bàn tính, vẽ những đoạn thẳng cắt nhau đơn giản đại diện cho từng chữ số có trong phép tính nhân để tính toán những phép tính con số lớn hay học bảng cửu chương bằng thơ… cũng tạo hứng thú học Toán cho học sinh vô cùng hiệu quả. Khả năng tính nhẩm siêu tốc của học sinh Nhật Bản trên bàn tính thực và sau khi đã thành thạo hơn, là bàn tính tưởng tượng trong đầu, được đánh giá rất cao. Đã có những cuộc thi, trong đó, học sinh Nhật thể hiện sự vượt trội thông qua các phép tính rất dài, với chữ số lướt qua cực nhanh, nhưng các em có thể tìm ra kết quả ngay khi phép tính kết thúc. Theo Chương trình đánh giá học sinh toàn cầu (PISA), trẻ em Nhật Bản cũng đứng thứ hai thế giới về môn Toán.
Sáu tập của bộ sách “Học toán qua trò chơi kiểu Nhật” sẽ giúp các bạn sắp vào lớp 1 làm quen với môn Toán một cách vui vẻ và thú vị. (Ảnh: HM)
Không chỉ ở nhà trường, ngay từ nhỏ, khoảng từ 3 tuổi, niềm yêu thích khám phá Toán học cũng như nền tảng logic vững chắc của trẻ em Nhật Bản đã được bố mẹ nuôi dưỡng qua những trò chơi kiểu Nhật vô cùng thú vị. Các trò chơi này đã được tổng hợp trong bộ sách “Học Toán qua trò chơi kiểu Nhật” của tác giả – giáo sư Shiomi Toshiyuki. Bộ sách được chia thành 6 tập với các chủ đề giúp trẻ làm quen với các khái niệm cơ bản của Toán học như Hình khối, Hình dạng, Số thứ tự, Số lượng…
Trò chơi nối số với các hình ảnh ngộ nghĩnh vừa giúp trẻ làm quen với số thứ tự và nhận biết số, đây là một kĩ năng cơ bản trong toán học sẽ giúp trẻ tạo nền tảng cho các kiến thức về sau này. (Ảnh: HM)
Trẻ em Nhật Bản làm quen và tìm hiểu về hình dạng qua các trò chơi ghép hình thú vị như thế này. Từ những miếng ghép đơn lẻ, trẻ sẽ học cách quan sát, tư duy bằng hình ảnh để tìm các miếng ghép phù hợp tạo thành hình ảnh hoàn chỉnh ở trang bên. (Ảnh: HM)
Giúp trẻ hình thành khái niệm “số lượng” không phải là một điều đơn giản, thế nhưng các bài luyện thú vị như những trò chơi trong cuốn sách “Học toán qua trò chơi kiểm Nhật” chủ đề số lượng sẽ giúp các bạn nhỏ sắp vào lớp 1 dễ dàng hiểu thêm về khái niệm này. (Ảnh: HM)
Với từng chủ đề, tác giả Shiomi đều có những phần chia sẻ kĩ càng với cha mẹ về khả năng nhận thức của trẻ ở từng giai đoạn với các khái niệm, những kỹ năng mà trẻ có để đạt được khi làm quen với các bài tập đó và đặc biệt là những lưu ý khi tương tác và đồng hành cùng con. Đó đều là những kĩ năng vô cùng quan trọng để chuẩn bị cho con vào lớp 1 như cách cầm bút, khả năng tập trung và các kĩ năng quan sát, tính toán cơ bản để thông qua việc học Toán, trẻ vừa rèn luyện tư duy, vừa hoàn thiện những kĩ năng học tập của mình một cách vui vẻ, thú vị.
Video đang HOT
Mỗi tập sách trong bộ sách đều có phần lưu ý cho bố mẹ để hướng dẫn, đồng hành cùng con hiệu quả hơn…
… cũng như biết được các khả năng/kĩ năng mà trẻ có được khi chơi các trò chơi thú vị được giới thiệu trong sách.
Tác giả Shiomi luôn nhấn mạnh bố mẹ cần giúp trẻ thư giãn, cảm thấy thích thú như là đang chơi trò giải đó vậy. Niềm yêu thích chính là một trong các yếu tố quan trọng giúp trẻ học tập tốt hơn. Vì thế ông có lời khuyên đối với cha mẹ là đừng thúc giục con phải làm bài nhanh hay làm liên tục các bài luyện, bởi vì theo tác giả Shiomi “độ chính xác quan trọng hơn là thời gian”. Bằng việc từng bước từng bước cố gắng, bé sẽ kiên trì hơn và cải thiện tốc độ tư duy của mình.
Cha mẹ cũng đừng quên khen ngợi con khi trẻ làm tốt và hoàn thành bài luyện của mình. Cuốn sách cũng tặng kèm những hình dán đáng yêu để bố mẹ làm phần thưởng khen ngợi trẻ.
Theo Helino
Cô mệt phờ, trò toát mồ hôi vì Toán có lời văn ở lớp 1
Những đứa trẻ lên 6 cặm cụi viết rồi lại xóa, có em viết chưa rõ chữ nên cứ tẩy xóa đến rách cả tờ giấy...Thế nhưng, chương trình giáo dục mới vẫn có mục này.
Yêu cầu "giải toán có lời văn" với lớp 1 vượt sức đối với các em (Ảnh minh họa: TTXVN).
LTS: Thẳng thắn cho rằng, việc "giải toán có lời văn" trong chương trình toán học kỳ 2 lớp 1 là quá sức đối với các em học sinh, tác giả Đỗ Quyên đưa ra quan điểm của mình về vấn đề này.
Qua đó, tác giả cũng mong rằng, việc phân bố lượng kiến thức của chương trình cần phù hợp hơn với trình độ và nhận thức của các em.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Tôi dạy thay giáo viên lớp 1 một tiết Toán bài "giải toán có lời văn", cô mệt phờ, trò cũng toát hết mồ hôi nhưng tiết học vẫn chưa xong dù trống đã điểm hết giờ.
Những đứa trẻ lên 6 cặm cụi viết rồi lại xóa, có em viết chưa rõ chữ nên cứ tẩy xóa đến rách cả tờ giấy. Thế nhưng dù vật vã với những con chữ thì cuối cùng vẫn không thể đáp ứng nổi yêu cầu của bài học.
Gặp giáo viên lớp 1, tôi phân trần dù cố gắng mà bài dạy vẫn không xong. Nhiều giáo viên dạy lớp 1 đã đồng thanh lên tiếng "giáo viên chuyên dạy lớp 1 còn bó tay chứ nói gì đến những thầy cô khối khác xuống dạy.
Một bài toán theo yêu cầu của chương trình dạy một tiết 40 phút nhưng giáo viên phải dạy đến hàng chục tiết như thế học sinh còn chưa thể nắm hết bài. Học phần giải toán có lời văn các em như bị hành xác".
Yêu cầu vượt sức giáo viên phải dùng "thủ thuật"
Bước qua tuần 22 học sinh khối lớp 1 bắt đầu học "giải toán có lời văn". Theo nhiều giáo viên dạy lớp 1 cho biết "đây không chỉ là nội dung khó nhất trong chương trình Toán lớp 1 mà còn vượt sức đối với các em.
Vì, ở giai đoạn này phần lớn học sinh chưa hoàn thành phần học âm vần của môn tiếng Việt, kĩ năng đọc chưa thành thạo lại phải làm quen với một dạng toán đầy mới mẻ đòi hỏi tư duy mang tính khái quát.
Cụ thể muốn tìm được lời giải cho bài toán thì học sinh buộc phải đọc và hiểu đề. Nay chưa đọc rành hoặc chưa biết đọc thì làm sao có thể hiểu nổi bài toán muốn hỏi gì để viết ra?".
Mới qua học kì 2 vài tuần, học sinh lớp 1 đã phải làm quen với một dạng toán mới "giải toán có lời văn". Mục tiêu của những bài học này "học sinh biết cách giải và trình bày bài giải có lời văn ở mức độ tương đối hoàn chỉnh gồm câu lời giải, phép tính và đáp số.
Để hướng dẫn cho học sinh biết cách giải bài toán có lời văn như thế là không hề đơn giản chút nào. Đó là lời khẳng định của không ít giáo viên dạy lớp 1 lâu năm.
Với những em đã đọc thông viết thạo thì yêu cầu này không khó khăn gì nhưng phần lớn học sinh lớp 1 ở giai đoạn này đang đọc từng âm, ghép từng vần mà phải hiểu rõ bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Từ đó nêu được câu lời giải để trình bày vào vở quả thật là khó với các em.
Khảo sát một lớp Một có sĩ số 32 học sinh. Ví dụ, giáo viên đưa ra yêu cầu giải toán có lời văn cho 2 dạng toán như: "Trên cành cây có 10 con chim, có 7 con bay đi. Hỏi trên cành cây còn lại bao nhiêu con chim?"
Dạng 2: Mẹ có: 22 quả trứng, Bán: 12 quả trứng, Còn: quả trứng?
Học sinh giải đúng (ghi đúng lời giải, phép tính, đáp số) chỉ có 9/32 em chiếm 28.2%; đúng phép tính sai lời giải có 17/32 em chiếm 53.1%; làm sai hết 6/32 em chiếm 18.7%.
Có nghĩa, học sinh giải chưa hoàn chỉnh và không giải được chiếm tỉ lệ khá cao so với tổng số học sinh làm hoàn chỉnh. Điều khó khăn mà các em gặp phải là không biết suy nghĩ để tìm ra câu trả lời cho bài toán.
Thầy cô giáo dù biết là quá sức học sinh nhưng chương trình quy định như "đinh đóng cột" như thế ai có quyền thay đổi?
Điều thầy cô phải suy nghĩ là "Dạy thế nào để các em hiểu?" Vì có hiểu mới làm tốt khi gặp những bài toán dạng này. Nhưng để cả lớp cùng hiểu là điều không thể.
Giống như một đứa trẻ chưa biết ngồi ta lại yêu cầu bé phải đi, chỉ là "siêu nhân" hay Thánh Gióng trong câu chuyện huyền thoại mới làm được điều ấy. Thế nên, giáo viên chỉ còn cách giảng cho các em biết cách làm dù đó là làm một cách máy móc.
Nhiều thầy cô đã truyền kinh nghiệm cho nhau khi dạy học sinh dạng toán này. Ví dụ Trong bến có 9 ô tô, có thêm 8 ô tô nữa. Hỏi trong bến có tất cả bao nhiêu ô tô?
Giáo viên bày cho học sinh cách gạch bỏ chữ "hỏi", chữ "bao nhiêu" thêm tiếng "là" vào cuối câu sẽ được ngay lời giải "trong bến có tất cả ô tô là".
Thế là cứ gặp một bài toán bất kì nào đó, ở phần tìm lời giải học sinh chỉ việc làm giống cô là không thể sai. Có điều các em chẳng thể nào hiểu được vì sao mình lại làm như thế?
Một giáo viên cho biết "dạy thế là kiểu dạy mớm mồi, dạy rập khuôn, cứng nhắc. Các em làm nhưng không hiểu cũng chẳng có tác dụng gì.
Vì vậy, khi gặp một bài toán giải, nếu quan sát sẽ thấy rằng hầu như học sinh lớp 1 nào cũng không cần suy nghĩ mà sẽ lấy một cây bút chì gạch bỏ (và thêm) những chữ giáo viên đã bày trước đó một cách khá thuần thục.
Một số giáo viên bật mí "dù giáo viên dạy cho học sinh "thủ thuật" nêu lời giải như thế nhưng phải ôn luyện, phải thực hành thường xuyên, liên tục hết giờ chính khóa đến giờ bổ sung nhưng vẫn còn khá nhiều học sinh chưa có thể tự mình làm được.
Chương trình mới vẫn duy trì việc giải toán có lời văn
Chương trình hiện hành đã quá nặng với học sinh lớp 1 nên không ít thầy cô vẫn mong mỏi, trông chờ vào chương trình mới sẽ có sự giảm tải. Thế nhưng trong dự thảo chương trình mới tổng thể vừa công bố. Ở môn Toán của lớp Một vẫn duy trì dạng toán có lời văn.
Cụ thể "Nhận biết được ý nghĩa thực tế của phép tính (cộng, trừ) thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn. Viết được phép tính (cộng, trừ) phù hợp với câu trả lời của bài toán có lời văn và tính đúng kết quả".
Có nghĩa khi làm những dạng toán này, học sinh phải viết được lời giải, trình bày được phép tính và ghi đáp số.
Trừ những học sinh đi học trước lớp 1 từ năm lên 4 lên 5 tuổi, nếu cứ vào lớp 1 mới bắt đầu học chữ thì đến tuần 22 các em vẫn chưa thể tự đọc thành câu dài một cách lưu loát chứ nói gì đến đọc một bài toán?
Muốn làm toán đúng, muốn ghi được lời giải đúng các em phải hiểu đề. Muốn hiểu đề phải đọc trơn tru, thành thạo. Còn đọc ê a, đánh vần chắc chắn không có cách gì mà hiểu được "bài toán cho biết gì?", "bài toán bắt tìm gì?..."
Làm chương trình mới không ngoài mục đích giúp học sinh học và tiếp thu bài một cách hiệu quả nhất. Nhưng hình như chương trình mới đang bỏ qua những tồn tại, những vướng mắc mà chương trình hiện hành vướng phải.
Các nhà biên soạn chương trình chỉ căn cứ vào nội dung chương trình hiện hành đưa thêm một số yêu cầu có tính nâng cao hơn để chứng tỏ chương trình đã "mới".
Thế nên, giáo viên không hy vọng gì chương trình mới sẽ giảm tải cho học sinh lớp 1 dạng giải toán có lời văn, nên nhiều giáo viên lớp 1có mong muốn việc phân bố lượng kiến thức của chương trình sao cho phù hợp hơn với trình độ nhận thức của các em ở độ tuổi lên 6.
Cụ thể, việc học toán có lời văn cần được phân bố ở những tuần cuối năm lớp 1 (từ tuần 30 trở đi) theo kiểu giới thiệu và làm quen. Vì thời gian này,nhiều học sinh đã biết đọc khá trôi chảy.
Theo Giaoduc.net
Thanh Hóa: Nan giải tình trạng quá tải học sinh vào lớp 1 Tổng số học sinh sẽ bước vào lớp 1 năm học 2018-2019 của toàn TP Thanh Hóa khoảng hơn 7.400 học sinh, tăng khoảng 2000 học sinh so với năm học trước. Thực trạng trên khiến các trường tiểu học của thành phố thiếu 60 phòng học và cần thêm khoảng 80 giáo viên. Trong 3 ngày từ 9-11/7, 42 trường tiểu học...