Giúp bố vợ làm tiền giả, nam thanh niên lãnh án 5 năm tù
Đạt khai vì nể bố vợ nên đã hỗ trợ việc cài đặt kết nối giữa laptop với máy in, cài đặt phần mềm Corel Draw cũng như hướng dẫn cách canh chỉnh khổ tiền giả.
Ngày 17/8, TAND TP Cần Thơ xử phúc thẩm, bác kháng cáo, tuyên y án sơ thẩm 5 năm tù đối với Nguyễn Tấn Đạt (29 tuổi, ngụ TP Cần Thơ) về tội làm tiền giả.
Nguyễn Tấn Đạt tại tòa.
Theo bản án sơ thẩm, tháng 6/2019, Lương Thị Thu Vân (49 tuổi) trực tiếp lên các trang mạng để xem cách thức làm tiền giả, đồng thời khởi xướng, lôi kéo Đặng Thanh Cường (42 tuổi, bố vợ Đạt) và Trần Bé Tư, Huỳnh Thu Em, cùng tham gia làm tiền giả.
4 bị cáo cùng bàn bạc thống nhất việc mua sắm các công cụ, phương tiện và phương thức in tiền giả.
Video đang HOT
Do các bị cáo đều không có đủ trình độ, am hiểu về công nghệ nên nhiều lần nhờ Đạt hỗ trợ việc cài đặt kết nối giữa laptop với máy in, cài đặt phần mềm Corel Draw cũng như hướng dẫn cách canh chỉnh khổ tiền giả, trùng khớp hai mặt, màu sắc giống với tiền thật.
Đạt có ý từ chối nhưng vì nể nang bố vợ nên Đạt đã giúp đỡ.
Từ giữa tháng 7/2019 đến giữa tháng 8/2019, Vân và các đồng phạm làm tổng cộng 27,2 triệu tiền giả. Đạt không trực tiếp in tiền giả nhưng nhờ có Đạt các bị cáo mới thực hiện được việc in tiền giả nhanh chóng.
Trong phiên sơ thẩm vào tháng 5, TAND quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) xử phạt Lương Thị Thu Vân 6 năm tù về tội làm và lưu hành tiền giả. Nguyễn Tấn Đạt bị phạt 5 năm tù về tội làm tiền giả. Các bị cáo khác bị phạt từ 3 đến 5,5 năm tù về các tội làm, tàng trữ và lưu hành tiền giả.
Đạt kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, hưởng án treo vì cho rằng do nể nang bố vợ nên mới phạm tội. Vợ chồng Đạt đang nuôi con nhỏ bị bệnh.
Tại phiên xử phúc thẩm, HĐXX nhận định bị cáo biết rõ hành vi làm tiền giả nhưng vẫn giúp sức tích cực. Hành vi của các bị cáo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, an ninh tiền tệ quốc gia.
Bị cáo kháng cáo nhưng không có chứng cứ mới nên không có căn cứ chấp nhận.
Thủ hiến Australia xin lỗi về cụm dịch từ du thuyền
Thủ hiến bang NSW xin lỗi vì không ngăn người nhiễm nCoV từ du thuyền Ruby Princess xuống Sydney hồi tháng ba, gây ra đợt bùng dịch nghiêm trọng.
"Bài học đã không được rút ra kịp thời. Một lần nữa, tôi chân thành xin lỗi thay cho tất cả những cá nhân và cơ quan đã phạm phải sai lầm", Thủ hiến bang New South Wales (NSW) Gladys Berejiklian nói với các phóng viên ở Sydney hôm 17/8.
Cuộc điều tra về đợt bùng phát Covid-19 liên quan tới du thuyền Ruby Princess tuần trước kết luận rằng giới chức NSW đã mắc sai lầm "không thể bào chữa" khi cho phép khoảng 2.700 hành khách, trong đó 120 người cảm thấy không khỏe, rời du thuyền vào trung tâm thành phố Sydney hôm 19/3. Giới chức NSW khi đó cho rằng du thuyền Ruby Princess có rủi ro nCoV thấp, trước khi phát hiện một số hành khách và thủy thủ nhiễm virus.
Cuộc điều tra cũng cho thấy khoảng 914 ca nhiễm ở NSW có thể liên quan tới cụm dịch từ du thuyền Ruby Princess, chủ yếu là từ các hành khách. Thủ hiến Berejiklian đặc biệt gửi lời xin lỗi tới 62 người bị lây nCoV từ một du khách trên thuyền.
"Tôi không thể tưởng tượng sẽ ra sao khi bạn hoặc người thân yêu của bạn tiếp tục bị ảnh hưởng và chịu tổn thương từ hậu quả của sự việc này", bà Berejiklian nói thêm.
Thủ hiến bang New South Wales (NSW) Gladys Berejiklian tại Sydney hôm 23/2. Ảnh: Reuters.
Giới chức Australia hồi tháng 3 đã kêu gọi 2.700 khách trên du thuyền Ruby Princess tự cách ly và sớm liên lạc với chính quyền sau khi phát hiện 4 người dương tính với nCoV.
Lãnh đạo cơ quan y tế bang New South Wales Brad Hazzard khi ấy cho biết việc Ruby Princess xuất hiện ca nhiễm rất đáng lo ngại. "Mối lo ngại rất lớn là những hành khách đó đã rời Ruby Princess mà không biết gì về các ca dương tính nCoV trên du thuyền họ đi", Hazzard nói.
Australia hiện ghi nhận hơn 23.500 ca nhiễm và 421 ca tử vong do nCoV, ít hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác. Sau khi mắc sai lầm trong xử lý cụm dịch trên Ruby Princess, Australia tiếp tục có những sai sót trong quản lý khách sạn dành cho người cách ly ở Victoria, khiến nước này trải qua làn sóng lây nhiễm thứ hai.
Bang New South Wales của Australia lần đầu không có thêm ca nhiễm mới New South Wales, bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 của Australia lần đầu tiên không ghi nhận ca nhiễm mới nào trong ngày 12/5 kể từ khi dịch bệnh xuất hiện tại nước này. Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm nhanh COVID-19 tại bãi biển Bondi ở Sydney, Australia. (Ảnh: AFP/TTXVN) Từ cuối tháng 2 đến nay, bang...