‘Giun tử thần’ Mông Cổ phun nọc độc ăn mòn kim loại, nhà thám hiểm liều mạng đi tìm sự thật

Theo dõi VGT trên

Tại sa mạc lớn nhất châu Á, nhà thám hiểm lên đường đi giải mã bí ẩn về quái vật Mông Cổ. Kết quả ra sao?

Từ truyền thuyết của người Mông Cổ về quái vật khổng lồ, nhóm chuyên gia lên đường đi giải mã.Tại sa mạc Gobi lớn nhất châu Á, họ thu được kết quả gì?

Trong quá trình con người chinh phục thiên nhiên, một điều vô cùng quan trọng đó là thuần hóa loài vật. Thuần hóa những con thú hung dữ, kéo chúng từ đầu chuỗi thức ăn xuống dưới con người và trở thành những con vật được chúng ta thuần hóa để phục vụ con người.

Đổi lại, những loài vật chưa được thuần hóa hay khám phá tường minh sẽ trở nên đáng sợ và bí ẩn trong mắt chúng ta.

Giun tử thần Mông Cổ phun nọc độc ăn mòn kim loại, nhà thám hiểm liều mạng đi tìm sự thật - Hình 1

Giun tử thần Mông Cổ phun nọc độc ăn mòn kim loại, nhà thám hiểm liều mạng đi tìm sự thật - Hình 2

Giun tử thần Mông Cổ phun nọc độc ăn mòn kim loại, nhà thám hiểm liều mạng đi tìm sự thật - Hình 3

“Tam đại bí ẩn thế kỷ” của các nhà sinh vật học thế giới.

Đối với các nhà sinh vật học, quái vật hồ Loch Ness, người tuyết Yeti và dã nhân Bigfoot là “Tam đại bí ẩn của thế kỷ” mà họ chưa tìm được bằng chứng xác thực nhất để chứng minh sự tồn tại hay chỉ là truyền thuyết về chúng.

Nhà văn Pháp Jules Verne (1828 – 1905), tác giả của cuốn tiểu thuyết khoa học “Hai vạn dặm dưới đáy biển” từng nói: “Con người đâu có biết tất cả các loài trên Trái Đất này. Bởi thế, nếu ta chưa thể giải mã hết những bí ẩn của tự nhiên thì không có lý do gì ta không tin vào sự tồn tại của quái vật và những loài không tưởng”.

Sự tò mò của con người là vô hạn. Đó là lý do, sự tồn tại lúc thực lúc hư của những sinh vật bí ẩn này luôn khiến các nhà khoa học và những người ưa mạo hiểm không ngừng khám phá.

Ngoài những sinh vật kể trên, còn có một sự tồn tại bí ẩn hơn.

Truyền thuyết về quái vật c.hết chóc ở Mông Cổ

Người ta nói rằng, ở vùng sa mạc Gobi nóng bỏng của Mông Cổ có một con quái vật khổng lồ gọi là “Giun tử thần”. Loài giun này đáng sợ đến mức nào mà khiến người ta gọi là với cái tên đầy c.hết chóc như thế?

Trước hết, cần hiểu đôi nét về sa mạc Gobi – sa mạc lớn nhất châu Á và lớn thứ 5 trên thế giới ở Trung Á này (theo thống kê của World Atlas) để hiểu môi trường sống tại đây khắc nghiệt như thế nào.

Gobi (theo tiếng Mông Cổ nghĩa là Nơi không có nước) là một sa mạc và bán sa mạc trải dài trên những phần rộng lớn của miền bắc và đông bắc Trung Quốc, và miền nam Mông Cổ.

Giun tử thần Mông Cổ phun nọc độc ăn mòn kim loại, nhà thám hiểm liều mạng đi tìm sự thật - Hình 4

Sa mạc Gobi (phần màu vàng) là sa mạc lớn thứ 5 trên thế giới. Nguồn: World Atlas

Giống như tất cả các sa mạc bán khô hạn truyền thống, sa mạc Gobi có nhiệt độ cực cao vào mùa hè (45 độ C) và nhiệt độ lạnh giá vào mùa đông (4 độ C). Sa mạc này cũng được coi là sa mạc bóng mưa vì dãy Himalaya ngăn không cho mưa từ Ấn Độ Dương đi vào.

Trái ngược với quan niệm phổ biến, chỉ có 5% sa mạc Gobi được bao phủ bởi cồn cát vàng; phần lớn sa mạc là một vùng đá trơ trụi. Một vùng sa mạc rộng 1.300.000 km vuông chứa đầy đá phấn và các loại đá trầm tích khác chủ yếu có niên đại từ kỷ Cenozoic (tức là lên đến khoảng 66 triệu năm t.uổi).

Gobi được cả thế giới chú ý vì là nơi chứa nhiều hóa thạch khủng long nhất thế giới, đặc biệt là trứng khủng long. Ở trung tâm sa mạc này, các nhà khoa học còn tìm thấy h.ài c.ốt của khủng long từ Kỷ Mesozoic (khoảng 252 triệu đến 66 triệu năm trước) và hóa thạch của động vật có vú kỷ Cenozoic.

Điều này nói lên rằng, tại vùng sa mạc Gobi n.óng b.ỏng có thể chứa những sinh vật cực kỳ quan trọng trong hành trình tiến hóa của sinh vật trên Trái đất.

Video đang HOT

Giun tử thần Mông Cổ phun nọc độc ăn mòn kim loại, nhà thám hiểm liều mạng đi tìm sự thật - Hình 5

Dưới đại dương tồn tại loài gin biển khổng lồ, có thể dài đến 3m. Nó là giun biển Bobbit (Eunice aphroditois). Vậy ở sa mạc n.óng b.ỏng có tồn tại một loài giun tử thần tương tự? Ảnh minh họa.

Đến nay, Gobi nổi tiếng là một vùng sa mạc xa xôi chưa được khám phá và ẩn chứa nhiều bí mật bậc nhất thế giới. Vì là nơi xa xôi, ít được khám phá nên – như tiểu thuyết gia Jules Verne đã nói – không có lý do gì để chúng ta không tin vào sự tồn tại của những sinh vật không tưởng.

Giun tử thần là một trong những sinh vật không tưởng đó.

Ở sa mạc Gobi, có những câu chuyện kể về một loài giun khổng lồ có nọc độc đủ mạnh để ăn mòn kim loại và có khả năng phóng điện để g.iết c.hết một người trưởng thành. Chúng ta đang nói đến giun tử thần Mông Cổ.

Giun tử thần Mông Cổ phun nọc độc ăn mòn kim loại, nhà thám hiểm liều mạng đi tìm sự thật - Hình 6

Ảnh minh họa về giun tử thần Mông Cổ. Nguồn: AARON JOHNSON – JOEL ANDERSON

Truyền thuyết về loài giun tử thần Mông Cổ khổng lồ đã được truyền qua nhiều thế hệ bởi các bộ lạc du mục Mông Cổ và sau đó là những du khách thích phiêu lưu muốn tự mình truy tìm loài giun c.hết chóc này.

Ágnes Birtalan, một chuyên gia về ngôn ngữ và văn hóa dân gian Mông Cổ tại Đại học Eötvös Loránd của Hungary, cho biết các truyền thuyết truyền miệng về Allghoi khorkhoi có thể đã có từ nhiều thế hệ trước. Nhưng sinh vật này lần đầu tiên xuất hiện trong văn bản vào những năm 1920, trong các câu chuyện của “Indiana Jones ngoài đời thực” Roy Chapman Andrews về các chuyến thám hiểm Gobi của ông.

Đối với các bộ lạc Mông Cổ, sinh vật này được gọi là Allghoi khorkhoi – có nghĩa là “giun ruột”, vì người ta nói rằng nó giống với ruột của một con bò. Người Mông Cổ tin rằng da của nó có màu đỏ như m.áu và có thể dài tới 1,5 mét.

Nhà sinh vật học, chuyên gia nghiên cứu động vật học bí ẩn người Anh Karl Shuker đã từng viết rằng loài giun tử thần Mông Cổ được cho là sở hữu “những phần nhô ra giống như gai ở cả đầu và đuôi” trên cơ thể, cũng như khả năng g.ây s.ốc cho n.ạn n.hân hoặc phun nọc độc ăn mòn kim loại vào kẻ thù.

Giun tử thần Mông Cổ phun nọc độc ăn mòn kim loại, nhà thám hiểm liều mạng đi tìm sự thật - Hình 7

Hình minh họa về giun tử thần Mông Cổ. Ảnh: Sohu

Giun tử thần khổng lồ được cho là sống dưới những cồn cát của sa mạc Gobi và chỉ nổi lên vào tháng 6 và tháng 7 để săn mồi.

Không chỉ vậy, người ta còn cho rằng loài này còn có thể ngang nhiên di chuyển trên sa mạc đầy cát và đá nóng mà không bị ánh nắng mặt trời thiêu đốt trong thời gian dài. Sau khi ẩn náu dưới cát, chúng lại nằm yên phục kích, chờ con mồi xuất hiện rồi tung độc chiêu.

Khi chạm trán con mồi, giun tử thần không chỉ có thể phun ngay nọc độc cực mạnh bằng cái miệng chứa đầy răng nhọn mà đuôi của chúng còn có thể phóng ra những dòng điện mạnh để hạ gục đối phương. Ngay cả khi kẻ thù ở rất xa, chúng cũng có thể k.ết l.iễu ‘khách không mời’ chỉ bằng một chiêu thức từ khoảng cách vài mét.

Sức mạnh c.hết chóc của giun khổng lồ Mông Cổ tựa như sức mạnh của rắn hổ mang chúa và cá đuối điện cộng lại vậy. Mặc dù nghe có vẻ như chúng là một loài động vật hoàn toàn hư cấu, nhưng đã có rất nhiều cuộc thám hiểm của các nhà khoa học nhằm cố gắng tìm ra sinh vật này.

Chuyến đi mạo hiểm đến góc xa nhất của Gobi

Một nhà nghiên cứu động vật học bí ẩn người Séc tên là Ivan Mackerle – người đã dành phần lớn cuộc đời mình để nghiên cứu về các hiện tượng huyền bí và săn lùng các sinh vật bí ẩn – đã mạo hiểm đến Mông Cổ không chỉ 1 lần mà là 3 lần để tìm kiếm loài giun c.hết chóc này, vào các năm 1990, 1992 và 2004, bất chấp điều kiện khắc nghiệt của sa mạc lớn nhất châu Á.

Vào tháng 7/1990 – vài tuần sau khi cuộc cách mạng dân chủ của Mông Cổ kết thúc và khi đất nước bắt đầu mở cửa với thế giới rộng lớn hơn – bốn nhà nghiên cứu người Séc do Ivan Mackerle dẫn đầu cùng một vài hướng dẫn viên bản địa đi thẳng đến những góc xa nhất của sa mạc Gobi. Mục tiêu của họ: Tìm ra sinh vật bí ẩn mang tên giun tử thần Mông Cổ.

Điều khó là loài sinh vật này chưa bao giờ để lại bất kỳ bằng chứng vật lý nào. Bí ẩn về sự tồn tại của nó dường như cũng đã được giải đáp một phần vào năm 1983 khi một nhà khoa học Liên Xô chứng minh rằng “con giun” này có khả năng tiến hóa từ một loài rắn địa phương vô hại, trăn cát Tartar (tên khoa học: Eryx miliaris).

Giun tử thần Mông Cổ phun nọc độc ăn mòn kim loại, nhà thám hiểm liều mạng đi tìm sự thật - Hình 8

Nhiều người tin rằng con trăn cát Tartar đã truyền cảm hứng cho những câu chuyện về loài giun tử thần Mông Cổ. Ảnh: Atlasobscura

Chuyến đi đầu tiên kéo dài 8 tuần của Ivan Mackerle không thu lại kết quả. Không từ bỏ, đến năm 1992 và 2004, Ivan Mackerle tiếp tục đến Gobi cùng các công cụ khoa học như máy bay không người lái để săn tìm giun tử thần.

Qua 3 chuyến thám hiểm đến Gobi, Ivan Mackerle có trong tay những bức ảnh, thước phim và dữ liệu đủ để thực hiện một bộ phim tài liệu kể về hành trình nguy hiểm đến Gobi. Bộ phim có tên “Bí ẩn quái vật cát” được phát sóng trên đài truyền hình quốc gia.

Giun tử thần Mông Cổ phun nọc độc ăn mòn kim loại, nhà thám hiểm liều mạng đi tìm sự thật - Hình 9

Ivan Mackerle từng tổ chức các cuộc thám hiểm để tìm kiếm quái vật hồ Loch Ness ở Scotland, hổ Tasmania ở Úc và chim voi ở Madagascar. Ảnh: Mackerle-expedice.cz

Trong những năm kể từ đó, các nhóm người Mỹ, Anh và New Zealand đã phát động một số cuộc thám hiểm lớn để tìm kiếm con giun khổng lồ ở Mông Cổ, và những người từ khắp nơi trên thế giới cũng đã đến Gobi để tiến hành các cuộc tìm kiếm nhỏ, mang tính cá nhân.

Tuy nhiên, cho đến ngày nay, vẫn chưa ai có thể tìm thấy bằng chứng cụ thể nào về loài giun tử thần Mông Cổ ở sa mạc Gobi hay bất kỳ nơi nào khác.

David Puglia, một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian tại Đại học Thành phố New York (Mỹ) nhận định: Thường thì sự say mê của con người với khả năng tồn tại những sinh vật chưa được khám phá thúc đẩy chúng ta lên đường tìm kiếm, giải mã. Đó là sự hấp dẫn rất khó miêu tả thành lời đối với những điều chúng ta chưa biết. Bí ẩn của thế giới tự nhiên cứ thế mời gọi chúng ta mãi không thôi.

72 giếng cổ trong Tử Cấm Thành có thể chứa vô số báu vật, vậy mà 604 năm qua không ai dám đụng: Vì sao?

Tử Cấm Thành hiện vẫn là quần thể kiến trúc bằng gỗ được bảo tồn tốt nhất trên thế giới.

Tử Cấm Thành, cung điện hoàng gia của triều đại nhà Minh và nhà Thanh tại trung tâm Bắc Kinh, là quần thể kiến trúc bằng gỗ cổ lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất trên thế giới.

Tử Cấm Thành được Vĩnh Lạc Đế của triều đại nhà Minh cho xây dựng vào năm 1406. Sau khoảng thời gian 13 năm cùng sự góp sức của 10 vạn dân phu, năm 1420 Tử Cấm Thành hoàn thành với tổng diện tích 72 hecta, bên trong chứa 70 cung điện lớn nhỏ và hơn 9.000 ngôi nhà.

72 giếng cổ trong Tử Cấm Thành có thể chứa vô số báu vật, vậy mà 604 năm qua không ai dám đụng: Vì sao? - Hình 1

Tử Cấm Thành là quần thể cung điện hoàng gia được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1987. Ảnh: 163

Sở dĩ Tử Cấm Thành có tên như vậy là vì hầu hết người dân thường đều bị cấm tiếp cận quần thể cung điện hoàng gia có tường bao quanh này. Các quần thần, thậm chí là vương gia chỉ được ra vào một cách hạn chế, chỉ có hoàng đế tại vị mới có thể đi đến bất cứ khu vực nào trong Tử Cấm Thành theo ý muốn.

Năm 2020 đ.ánh dấu kỷ niệm 600 năm hoàn thành Tử Cấm Thành. Từ đó cho đến nay, trong 604 năm qua, Tử Cấm Thành đã được giới khảo cổ, nhà chuyên môn thu thập nhiều bảo vật quý hiếm.

Hiện tại, bộ sưu tập tại Bảo tàng Cố Cung trong Tử Cấm Thành đã lên tới hơn 1,8 triệu hiện vật, chủ yếu là các bộ sưu tập di tích văn hóa, công trình cổ và sách dưới triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Tất cả các di tích nhuộm màu lịch sử bên trong Tử Cấm Thành này không gì có thể so sánh được. Bất kỳ ai đến thăm Tử Cấm Thành ngày nay đều có thể cảm nhận lịch sử hàng trăm năm một cách chân thực nhất.

72 giếng cổ trong Tử Cấm Thành có thể chứa vô số báu vật, vậy mà 604 năm qua không ai dám đụng: Vì sao? - Hình 2

Hình ảnh một chiếc giếng cổ trong Tử Cấm Thành.

Tuy nhiên, đã 604 năm qua, 72 giếng nước trong Tử Cấm Thành chưa bao giờ được phép đụng đến dù chuyên gia ước tính bên trong chúng có vô số báu vật quan trọng. 72 chiếc giếng cổ kích cỡ khác nhau này được liệt kê là di tích văn hóa trọng điểm cần được bảo vệ.

Vì sao không ai dám đụng đến 72 giếng cổ trong Tử Cấm Thành?

Trước khi bàn về vấn đề này, trước tiên cần làm rõ một câu hỏi, đó là giếng cổ trong Tử Cấm Thành có báu vật gì không?

Trên thực tế, theo các chuyên gia khảo cổ, trong giếng cổ của Tử Cấm Thành quả thực có những cổ vật có giá trị. Ví dụ, vào năm 1995, một lò nung chính thức từ thời nhà Minh đã được phát hiện trong Giếng Tây Môn của Tử Cấm Thành. Người ta có thể tưởng tượng giá trị của lò nung chính thức thời nhà Minh này. Phát hiện này đóng vai trò to lớn trong việc nghiên cứu lịch sử cuối thời nhà Minh.

72 giếng cổ trong Tử Cấm Thành có thể chứa vô số báu vật, vậy mà 604 năm qua không ai dám đụng: Vì sao? - Hình 3

Các giếng trong Tử Cấm Thành được phân bổ khác nhau và có kích thước khác nhau. Vì nhiều giếng không dùng làm nước uống nên để đề phòng người dân bị ngã, nhiều giếng được thiết kế cực nhỏ. Ảnh: Sina

Ví dụ này đủ để chứng minh rằng trong giếng Tử Cấm Thành còn có rất nhiều cổ vật, nhiều báu vật chứa thông tin lịch sử thời nhà Minh, Thanh. Một số được cố tình cất giữ bên trong, một số vô tình rơi vào, dù là bằng cách nào thì chúng đều có ý nghĩa lớn trong việc nghiên cứu lịch sử.

Vậy tại sao người ta không trục vớt cổ vật bên trong giếng cổ của Tử Cấm Thành trên quy mô lớn? Các chuyên gia đưa ra lời giải thích này và tin rằng có ba hạn chế sau đây.

Điểm 1: Để bảo vệ di tích văn hóa toàn vẹn

Ai cũng đều biết rằng Tử Cấm Thành không phải là một quần thể tòa nhà đơn lẻ mà là "một bộ sưu tập di tích văn hóa" rất phong phú. Dù thế nào đi nữa, mỗi viên gạch ngói trong Tử Cấm Thành đều là n.hân c.hứng của lịch sử.

Hàng chục di tích văn hóa giếng cổ, do đã trải qua thời gian tương đối dài hơn 600 năm nên bên trong chắc chắn có lẫn vật thừa thãi. Việc làm sạch 72 giếng cổ bằng tay được chuyên gia đ.ánh giá là một khối lượng công việc rất nặng nề. Bởi phần lớn giếng cổ đều có miệng giếng nhỏ.

Chưa kể, trong quá trình này chắc chắn sẽ xảy ra va chạm, điều này rất bất lợi cho việc bảo vệ các di tích văn hóa.

Quan trọng hơn nữa, hình dáng chiếc giếng cổ trong Tử Cấm Thành rất đẹp, thể hiện trí tuệ và tay nghề điêu luyện của nghệ nhân thời nhà Minh. Các giếng cổ có đường kính lớn nhỏ và hình dáng không đồng đều, điều này thể hiện đầy đủ rằng chúng giống một chiếc giếng trang trí hơn.

Ngay cả khi có những di tích văn hóa bên trong đó thì chúng vẫn có t.uổi đời rất nhiều năm. Giếng cổ là một phần quan trọng của Tử Cấm Thành, việc phá hủy giếng cổ chỉ vì mục đích tìm kiếm di tích văn hóa bên trong lòng giếng là điều vô lý.

Điểm 2: Việc trục vớt vội vàng là rất nguy hiểm

Hầu hết các giếng cổ trong Tử Cấm Thành không phải là giếng chúng ta dùng để lấy nước uống sinh hoạt. Giếng cổ trong Tử Cấm Thành có độ sâu từ 55 cm đến 10 mét.

Việc lao vào giếng cổ để tìm kiếm, trục vớt cổ vật mà không biết chính xác có cổ vật hay không chỉ càng gây ra những tổn hại cho di tích văn hóa đặc biệt này hơn mà thôi.

Mục đích của Bảo tàng Cố Cung là để bảo vệ các di tích văn hóa. Vì vậy, các chuyên gia sẽ không thực hiện những công việc có tính rủi ro cao như vậy.

Chưa kể, một khi cổ vật trong giếng (vốn đang được bảo vệ tự nhiên) mà được vớt lên thì chúng cũng sẽ bị hư hại khi tiếp xúc với không khí và ánh sáng Mặt trời.

72 giếng cổ trong Tử Cấm Thành có thể chứa vô số báu vật, vậy mà 604 năm qua không ai dám đụng: Vì sao? - Hình 4

Giếng cổ trong Tử Cấm Thành trở thành địa điểm cần được chú trọng bảo vệ. Ảnh: Sohu

Điểm 3: Những câu chuyện truyền tai nhau

Thực tế, giếng cổ trong Tử Cấm Thành không phải để uống mà để phòng cháy. Vì Tử Cấm Thành về cơ bản là một công trình kiến trúc bằng gỗ nên rất dễ gây ra hỏa hoạn, nước từ xa không thể dập tắt được. Vì vậy, khi xây dựng Tử Cấm Thành, người ta đã bố trí 72 chiếc giếng cổ này rải rác khắp cung điện để phòng khi có hỏa hoạn.

Tương truyền, việc không ai dám uống nước, thậm chí là giặt giũ, nấu ăn hay tắm rửa ở giếng cổ Tử Cấm Thành là vì, người ta tin rằng, những chiếc giếng này có thể là nơi kết thúc mạng sống của những phi tần, cung nữ bị thất sủng. Lâu dần, người ta cảm thấy đáy giếng âm u và kỳ quái đến mức không ai dám đến gần. Dù đây có thể là câu chuyện được dựng lên, xong cũng là cách bảo vệ giếng cổ, không cho ai đụng vào.

Dựa vào 3 điểm trên, các chuyên gia tin rằng dù giếng cổ trong Tử Cấm Thành có chứa nhiều báu vật đi chăng nữa thì 'di tích văn hóa' đồng nghĩa với việc phải được bảo vệ nguyên vẹn. Tử Cấm Thành và mọi thứ thuộc về quần thể lịch sử này cần được chsu trọng bảo vệ hơn là cải tạo và phát triển.

Việc không trục vớt cổ vật trong 72 giếng cổ chính là nhắm bảo vệ sự toàn vẹn của Tử Cấm Thành, bảo vệ di sản văn hóa quốc gia và tôn trọng lịch sử.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đá Mặt Trăng chôn giấu "báu vật thời gian" của Trái Đất?
18:14:39 08/09/2024
"Quái vật" đe dọa hất văng Trái Đất đã chạm đến dải Ngân Hà?
22:04:01 09/09/2024
Kính viễn vọng chụp được dấu chấm hỏi ma quái giữa vũ trụ
18:17:57 08/09/2024
Rongorongo: Bí ẩn chưa lời giải trên những tấm bảng cổ của đảo Phục Sinh
22:03:48 09/09/2024
Ảnh vui 9-9: Khuyến mãi bộ sofa họa tiết da beo
22:41:29 09/09/2024
Ảnh vui 8-9: Nhìn phát biết ngay mang thai đôi
23:54:39 09/09/2024
Ảnh vui 7-9: Việc gì khó đã có... đề can
01:13:58 10/09/2024

Tin đang nóng

Bà Vanga tiên tri trúng phóc về bão Yagi, biển Đông sắp tiếp tục có thêm bão?
23:09:15 09/09/2024
Anh Tú lộ diện bên Diệu Nhi bụng bầu lớn rõ
19:00:48 09/09/2024
Vụ cầu Phong Châu: 1 n.ữ s.inh về chơi thì gặp nạn, xót xa lời kể của người thân
19:12:09 09/09/2024
Quân đội điều 350 người, dựng lều dã chiến tìm kiếm n.ạn n.hân sập cầu Phong Châu
20:01:19 09/09/2024
"Ông chú cực phẩm" Hyun Bin - Lee Dong Wook chung khung hình đại náo LHP, nhưng sao ông xã Son Ye Jin tuột dốc thế này?
17:15:21 09/09/2024
Nam Em phát hiện mặt tối của bạn trai, khao khát được giải thoát, đã thành công?
17:54:10 09/09/2024
Nhói lòng cảnh ngóng tin bố mẹ, chồng, cháu mất liên lạc vụ sập cầu Phong Châu
19:57:32 09/09/2024
Một danh hài sở hữu cơ ngơi 5.000m2 không mua được bằng t.iền: "Tôi phải dọn hai ngày chưa xong"
20:22:55 09/09/2024

Tin mới nhất

Vì sao chưa tìm thấy sự sống ngoài hành tinh?

01:01:43 08/09/2024
Có thể sự sống ngoài hành tinh có thể đang tồn tại, nhưng dạng sống của chúng có thể khác biệt hoàn toàn với dạng sống dựa trên carbon ở Trái đất.

Cổ văn Hindu 6.000 t.uổi tiết lộ hiện tượng thiên văn kỳ lạ

01:01:11 08/09/2024
Các nhà khoa học vừa khám phá ra bí mật lớn đằng sau đoạn mô tả về Mặt Trời bị xuyên thủng , ma thuật biến mất trong một bản cổ văn Hindu.

Tàu vũ trụ NASA lạc vào không gian lạ ở rìa hệ Mặt Trời

01:01:11 08/09/2024
Theo các lý thuyết trước đây, nếu tàu vũ trụ di chuyển đủ xa khỏi Mặt Trời, nó sẽ lạc vào một khu vực đông đúc với vô số vật thể băng giá. Đó chính là Vành đai Kuiper, một cấu trúc khổng lồ, nơi cựu hành tinh Sao Diêm Vương cư trú.

Đại bàng vàng đã được con người thuần hóa để thành 'trợ thủ' khi đi săn như thế nào?

21:59:23 07/09/2024
Đại bàng vàng, biểu tượng của sức mạnh và quyền uy trên bầu trời, từ lâu đã được người dân du mục chinh phục bằng một kỹ thuật thuần hóa cổ xưa mang tên Ngao Ưng Thuật .

Tiểu hành tinh đã hủy diệt loài khủng long xuất phát từ bên ngoài sao Mộc

01:08:01 07/09/2024
Theo một nghiên cứu mới nhất, trục vệ tinh Ganymede của sao Mộc đã dịch chuyển khi một tiểu hành tinh khổng lồ đ.âm vào nó cách đây khoảng 4 tỷ năm.

Loài cá nhìn như cây nấm có giá lên đến vài tỷ đồng

23:46:44 06/09/2024
Cá đuối nước ngọt Polka Dot có vẻ ngoài nổi bật và khác so với các loài các đuối thông thường. Trên bộ da màu đen của chúng có nhiều chấm nhỏ màu trắng lạ mắt.

Hỗn chiến vùng sông nước: Khi thần ưng đối đầu bá vương đầm lầy

23:42:27 06/09/2024
Đại bàng cá châu Phi chủ yếu săn cá, như tên gọi của chúng, nhưng chúng cũng không từ chối các loại thức ăn khác.

'Sống chậm' vì siêu bão Yagi

23:30:04 06/09/2024
Trước khi cơn bão mạnh nhất năm 2024, siêu bão Yagi, đổ bộ vào nước ta, nhiều tàu thuyền và cả các sân bay đã phải tạm dừng hoạt động để đảm bảo an toàn.

Khám phá hang động trên Mặt Trăng: Giải pháp mới cho việc định cư ngoài hành tinh?

23:21:06 06/09/2024
Việc định cư trên Mặt Trăng đã là ước mơ của con người trong nhiều thập kỷ, nhưng việc biến giấc mơ này thành hiện thực luôn gặp phải nhiều thách thức.

NASA tìm ra "hóa thạch vũ trụ" cách Trái Đất 3 triệu năm ánh sáng

21:45:30 06/09/2024
Thứ mà NASA mô tả là một hóa thạch vũ trụ biệt lập nằm ngay của Cụm Địa phương, nơi thiên hà chứa Trái Đất đang trú ngụ.

Lộ diện siêu quái thú mới, có thể nặng gấp 10 lần voi

21:45:04 06/09/2024
Một loại thuốc nhuộm thực phẩm thông thường có thể biến da chuột sống trở nên trong suốt, nhưng chúng ta vẫn chưa biết liệu nó có hoạt động ở người hay không.

Mặt Trời xuất hiện hơn 200 vết đen đáng sợ

19:55:45 05/09/2024
Số vết sẹo đen có thể nhìn thấy được trên Mặt Trời vào tháng 8 gấp đôi so với dự báo trước đó và cũng là con số cao nhất trong vòng 23 năm qua

Có thể bạn quan tâm

Nam Blue và cộng đồng fan làm từ thiện, giúp sức người dân chịu thiệt hại thiên tai

Netizen

01:18:02 10/09/2024
Cơn bão Yagi đã đi qua nhưng những thiệt hại mà nó để lại là vô cùng lớn và chưa thể thống kê con số cụ thể. Thậm chí, hậu quả mà bão để lại vẫn phức tạp. Điển hình là hiện tượng mưa lớn, lũ lụt, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cư dân.

Sự nổi tiếng của K-pop trên toàn cầu và những thách thức phía trước

Nhạc quốc tế

01:04:21 10/09/2024
Các ngôi sao nhạc pop Hàn Quốc đang trở thành hiện tượng nổi tiếng toàn cầu. Họ luôn có cơ hội tham gia biểu diễn tại các lễ hội âm nhạc hàng đầu ở phương Tây và luôn đứng đầu các bảng xếp hạng.

Phùng Khánh Linh ma mị, tự 'chữa lành' nỗi buồn bản thân

Nhạc việt

01:04:09 10/09/2024
Trở lại sau 2 năm vắng bóng, Phùng Khánh Linh gần như lột xác . Từ cô gái ngọt ngào, cô xây dựng hình tượng lẫn phong cách âm nhạc cá tính, ma mị.

Một game thủ Genshin Impact bị cấm tới 11 năm vì "vi phạm nghiêm trọng"

Mọt game

01:04:05 10/09/2024
Trước đó, Genshin Impact cũng đã ghi nhận một vài trường hợp tương tự và nhận phải án phạt khủng không kém. Tuy nhiên, những nỗ lực xin xóa án tới nay gần như đều không khả thi.

Xót xa lời kêu cứu ở Yên Bái: Biển nước ngập lên tầng 2, cạn kiệt đồ ăn

Tin nổi bật

23:50:03 09/09/2024
Dù đã gần nửa đêm nhưng chị Quách Hiền (TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái) vẫn không thể nào chợp mắt. Chị Hiền lo cho chị gái vẫn còn mắc kẹt trong ngôi nhà nước đã dâng lên đến tầng 2.

Nữ NSND là Phó Giám đốc gây bão MXH khi hát chèo cùng các "Anh trai vượt ngàn chông gai", t.uổi 49 viên mãn bên chồng cũng làm Giám đốc nhà hát

Sao việt

23:33:06 09/09/2024
Tiết mục hát chèo của nữ nghệ sĩ cùng các anh tài trên sân khấu Anh trai vượt ngàn chông gai đã khiến cư dân mạng khen nức nở.

Tài sản quý của tuyển Bồ Đào Nha và bàn thắng thứ 901 của Ronaldo

Sao thể thao

23:22:51 09/09/2024
HLV trưởng đội tuyển quốc gia Bồ Đào Nha, Roberto Martinez, đã giải thích quyết định để Cristiano Ronaldo ngồi dự bị trong trận đấu UEFA Nations League thắng Scotland 2-1 diễn ra tại Lisbon.

Cựu vụ trưởng nhận án chung thân vì l.ừa đ.ảo 80 tỷ của Chủ tịch Tân Hoàng Minh

Pháp luật

23:20:53 09/09/2024
Tối ngày 9/9, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Sỹ Tá (SN 1972, cựu Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ủy ban Dân tộc) mức án tù chung thân về tội L.ừa đ.ảo chiếm đoạt tài sản .

Cặp đôi ngôn tình vướng tin đồn phim giả tình thật, l.ộ c.lip tình tứ hơn cả trên phim

Hậu trường phim

23:16:32 09/09/2024
Nhiều khán giả còn đặt nghi vấn liệu mối quan hệ có trên tình bạn, dưới tình yêu hay không vì những cử chỉ quan tâm và ánh mắt họ dành cho nhau quá đỗi ngọt ngào mà không thể che giấu được máy quay.

Trương Quân Ninh phản hồi tin đồn kết hôn với bạn trai đạo diễn kém 3 t.uổi

Sao châu á

23:09:34 09/09/2024
Thời gian gần đây, diễn viên Như Ý truyện Trương Quân Ninh vướng tin đồn kết hôn với bạn trai là đạo diễn và kém cô 3 t.uổi.

Sức tàn phá của siêu bão Yagi ở Trung Quốc 'vượt xa tưởng tượng'

Thế giới

22:36:31 09/09/2024
Quan chức tỉnh Hải Nam nhấn mạnh, siêu bão Yagi có sức tàn phá vượt xa tưởng tượng , và gây ra thiệt hại lớn về người cùng tài sản.