Giữa Thủ đô có một loài cây… chống trộm
Sử dụng lá cây Han làm thiết bị chống trộm là truyền thống của người dân Quảng Bị, Chương Mỹ, Hà Nội. Một trong những phương pháp để bắt trộm mà không cần một thiết bị hiện đại nào mà người dân nơi đây thực hiện đó là trồng cây Han trước cổng nhà và các hàng rào.
Đặt chân đến xã Quảng Bị, huyện Chương Mỹ, Hà Nội khi hỏi về lá cây Han, chúng tôi được nghe những người lớn tuổi trong làng kể về chuyện loài cây đặc biệt này.
Đó là một loại cây thân gỗ, lá to bản, răng cưa. Đặc trưng của lá là chứa chất làm ngứa rất mạnh. Phương ngôn có câu: “Ngứa như phải lá Han”, khi chạm vào lá cả cơ thể sẽ bị phát ngứa, lở loét và buốt thấu da thịt. Lá thường mọc tại các bụi rậm, bờ sông.
Từ những năm 1945, để đối phó với giặc Pháp người dân Quảng Bị mang lá Han về trồng tại hàng rào, trước cửa nhà. Cụ Nguyễn Thị Hai, tại thôn Quảng Bị cho biết: “Từ thời xưa, bọn tay sai của giặc dưới xã Đồng Lệ, thường hay lên khu vực để vơ vét ăn trộm đồ dùng, lúa gạo, vật nuôi của dân. Hồi đó còn chưa có đèn điện gì, bà con chỉ còn cách mang cây lá Han về trồng để chống trộm.”
Cây Han được sử dụng để chống trộm.
Video đang HOT
Từ những năm sau đó, lá Han trở thành vũ khí tối tân để bắt trộm và nó trở thành nỗi ám ảnh trong đời của nhiều kẻ đạo chích. Bác Nguyễn Văn Khang cho biết: “Nhiều kẻ trộm dính phải lá này, sống dở chết dở. Đấy cũng là một cách trừng phạt kẻ không làm mà chỉ rình mò tìm cách ăn trộm của người khác”.
Nhưng đằng sau tiện ích chống trộm của lá Han thì đó là những câu chuyện dở khóc dở cười. Bác Nguyễn Văn Khang chia sẻ: “Nhiều người lợi dụng lá cây Han mang ra để trả thù nhau. Có bà mẹ chồng khắc nghiệt còn dùng lá Han vụt vào người con dâu. Lá Han hồi ấy cũng đã từng làm đòn roi gây tan nát nhiều gia đình”.
Có nhiều người bị lá Han quật vào người bị ngứa đến sưng mủ, buốt lịm không chữa trị sớm mà tử vong. Lũ trẻ con trong xóm nghịch dại đẩy nhau vào cây Han mà phải cho đi cấp cứu. Đó là những lợi bất cập hại của lá Han mà người dân nơi đây phải gánh chịu.
Theo tương truyền nơi đây, lá Han còn là một loại cây chữa bệnh Trĩ bằng cách đắp lá trên đỉnh đầu. Mọi người cho biết loại lá này gây ngứa kịch liệt nhưng dùng chính nó đun trong nước sôi mang đi tắm lại chữa ngứa, một trong những bài thuốc lấy độc trị độc.
Ngày nay, người dân Quảng Bị không còn trồng cây lá Han nữa. Một phần vì trộm đã biết được cách đối phó với lá Han bằng cách đi bao tay, giày, mặc quần áo kín. Một phần tệ nạn trộm cắp không còn hoành hành như xưa, an ninh thôn, xã được đảm bảo. Người dân cũng ý thức và tự bảo vệ cuộc sống của mình hơn. Họ phá những bụi rậm, hàng rào lá Han thay vào đó là tường gạch, cổng sắt.
Lá Han giờ chỉ còn mọc tại bờ sông Đáy hay ở ven đê. Nó không còn hiện diện tại các hộ gia đình ở Quảng Bị nhưng câu chuyện của nó cũng như truyền thống chống trộm tại nơi đây vẫn được người dân tương truyền mãi.
Theo Dantri
Cá chết trắng sông An Cựu
Từng đàn cá lờ đờ hoặc chết nổi xác trắng xoá trên sông An Cựu (TP Huế) khiến người dân xôn xao.
Từ lúc 8h đến khoảng 12h ngày 5/3, hàng trăm người dân đổ xô ra hai bên bờ sông An Cựu để vớt cá chết. Nhiều loại cá nổi trắng trên mặt sông An Cựu, trong đó có khá nhiều cá gáy, cá diết... - loại các nổi tiếng của dòng sông này.
Người dân đứng xem nhiều bên 2 bờ sông An Cựu
Anh Nguyễn Huy, người dân sống bên sông An Cựu, cho biết: "Khoảng lúc 9h, tôi đi ra phía trước sông thì bỗng nhiên phát hiện hàng loạt con cá phơi mình, trôi dạt vào hai bên bờ, trong đó có nhiều con nặng 2-3 kg. Đặc biệt đoạn từ cầu Kho Rèn đến chợ Bến Ngự cá nổi nhiều hơn cả".
Theo ghi nhận, có đến hàng trăm kg cá bị chết. Các con cá khi bắt lên mắt màu đỏ ngầu, ngáp dài do thiếu ô-xy... Tại dòng sông An Cựu nước chuyển sang màu đen, bốc mùi hôi tanh đến nghẹt thở.
Theo nhiều người dân, nguyên nhân dẫn đến việc cá chết hàng loạt là do nguồn nước bị ô nhiễm, thiếu ô-xy nên cá nổi lên mặt nước rồi chết phơi trắng bụng. Cũng từ chiều tối 3/3 đến hết ngày 4/3, mưa lớn đã xảy ra tại tỉnh TT-Huế sau thời gian dài mấy tháng liền không mưa. Do mưa cuốn các chất cặn bẩn từ thượng nguồn tích tụ xuống hạ lưu nên cũng có thể là một nguyên nhân làm chết cá.
Cá chết mắt đỏ ngầu, ngáp dài do thiếu oxy
Người dân xuống sông bắt cá.
Theo Dantri
Gay cấn những màn đua thuyền trên sông Trong khuôn khổ lễ hội Đền Cờn, ngày 2/3 (tức ngày 21 tháng Giêng âm lịch) hàng vạn du khách thập phương đổ về để tham dự lễ rước kiệu long. Và đặc biệt, du khách còn bị thu hút hội đua thuyền truyền thống, đặc sắc, sôi động. Mặc dù thời tiết mưa rét nhưng ngay từ sáng sớm, tại khuôn viên...