Giữa thời đại streaming, người Nhật vẫn chuộng nghe nhạc sống, đĩa than
Vào một ngày đông se lạnh tháng cuối năm 2019, hàng chục ngàn người vẫn tụ tập tại Saitama Super Arena gần Tokyo, một trong những điểm tổ chức nhạc sống lớn nhất Nhật Bản.
Tất cả đều vui sướng khi tận mắt chứng kiến huyền thoại “bằng xương bằng thịt” biểu diễn, ban nhạc U2 của Ireland.
Ban nhạc huyền thoại đã tổ chức nhiều buổi diễn ở Seoul, Manila, Mumbai và nhiều thành phố lớn khác ở châu Á – Thái Bình Dương. Đối với người hâm mộ U2 tại Nhật Bản, lần ghé thăm này rất đặc biệt, đây là lần đầu tiên họ biểu diễn tại quốc gia này trong 13 năm qua. Trong đám đông, có một người đã đến xem ít nhất 10 liveshow như này trong năm qua, anh Yuki Hayashi, 32 tuổi. “Tôi cảm thấy hạnh phúc khi có thể cùng nghệ sĩ yêu thích của mình xuất hiện tại cùng một vị trí”, anh cho biết. Và anh cũng đã đặt vé tham dự một buổi diễn khác trong ít tháng tới.
Live concert ‘Wagakki Band’s Big New Year’s Party 2019′ được tổ chức ở Saitama Super Arena
Hayashi không phải người duy nhất như vậy. Bất chấp doanh số bán đĩa CD giảm mạnh, ngành công nghiệp âm nhạc Nhật Bản vẫn xem trải nghiệm nhạc sống là một trong những động lực tăng trưởng chính. Theo tổ chức All Japan Concert and Live Entertainment Promoters Conference (ACPC), trong năm 2018 đã có 48 triệu người đến dự các buổi live concert, tăng trưởng đạt 25% so với năm 2013 và tạo ra doanh thu 3,15 tỷ USD. Số buổi trình diễn cũng tăng 43% trong cùng giai đoạn 5 năm đó, cho thấy nhu cầu của người dân.
Hiromichi Hayashi, CEO của một đơn vị chuyên quảng bá và tổ chức các buổi trình diễn, cho hay concert và hàng hóa ăn theo (bán trước, trong và sau buổi diễn) đem về nguồn thu quan trọng với bất kỳ nghệ sĩ nào, không kém loại hình streaming. “Rất nhiều nghệ sĩ hiểu được rằng kinh doanh live show không phải nguồn thu mãi mãi. Khi có cơ hội hát live, bạn phải nắm lấy. Khi bạn không kiếm đủ tiền từ CD, bạn phải bán vé và hàng hóa ăn theo ngay lập tức”. Vé cho các buổi biểu diễn cũng nhích dần qua từng năm. Theo dữ liệu từ ACPC, giá vé trung bình năm 2008 là hơn 4.700 yên. Đến 2018, vé tăng lên hơn 7.000 yên, mức tăng 49%.
Buổi live concert nào cũng chật cứng người tham gia (ảnh: japanistry)
Video đang HOT
John Boyle, Chủ tịch một hãng tổ chức concert khác và là người đứng sau live concert của U2, nói rằng: “Đây đơn giản là vấn đề cung và cầu. Mỗi điểm tổ chức đều đầy ắp qua mỗi đêm”. Thậm chí, ông còn tin rằng không gian hiện tại là không đủ. Vấn đề thực sự ở Nhật Bản là thiếu hụt các điểm tổ chức lớn, chứ không phải người ta chán nghe nhạc sống. Thị trường âm nhạc Nhật Bản vẫn đang tiếp tục mở rộng, đáp ứng “cơn khát” của người nghe.
Một hạng mục tăng trưởng khác là streaming. Doanh thu từ loại hình này, gồm cả trả phí và quảng cáo, đã đạt 34,9 tỷ yên năm 2019, tăng trưởng 33%. Chủ yếu nhờ vào việc Spotify chính thức ra mắt kể từ năm 2016. “Đầu tiên, người ta nghĩ streaming sẽ cạnh tranh với đĩa CD truyền thống” – Noriko Ashizawa, chịu trách nhiệm xây dựng nội dung ở Spotify Japan, cho biết. Rất nhiều hãng đĩa ở Nhật từ chối ký hợp đồng với Spotify, không cho truy cập vào kho bài hát các nghệ sĩ của họ. Tuy nhiên, thời gian đã chứng minh đối đầu không phải là cách phát triển đúng.
Các dịch vụ stream đang giúp nghệ sĩ tiếp cận với người nghe nhiều hơn, dễ hơn
Rất nhiều nghệ sĩ Nhật Bản vốn vô danh với khán giả quốc tế, nhờ hợp tác với Spotify mà được công chúng biết đến nhiều hơn. Người hâm mộ quốc tế giờ đây đã có một kênh chính thức để tìm hiểu những nghệ sĩ đã từng xa lạ. Ví dụ, AmPm, Aimyon, Arashi,… Ashizawa nói rằng bây giờ hợp tác với các nhãn đĩa lớn đã dễ hơn xưa, cả hai đều vui mừng khi thấy lượt stream của các nghệ sĩ Nhật tăng dần qua từng năm.
Spotify có khoảng 248 triệu người dùng toàn cầu. Họ phân tích lịch sử nghe nhạc nhằm tìm ra thói quen của người nghe. Sau khi đoán trúng ‘khẩu vị’ của bạn, họ sẽ đề nghị bạn nghe thử những nghệ sĩ mới gần có thể phù hợp. Chính cách này đã giúp các nghệ sĩ Nhật tiếp cận thêm nhiều khán giả mới, những người vốn chưa từng biết đến bài hát tiếng Nhật nào. Các nghệ sĩ còn có thể thu hút thêm người hâm mộ mới thông qua việc để họ biết về lịch trình tour, album hoặc đĩa đơn sắp ra mắt. Ban đầu là thích thú, rồi dần bạn sẽ say mê nhạc của họ. Ashizawa nói: “Những người hâm mộ tại Nhật rất cuồng nhiệt với nghệ sĩ họ yêu thích. Họ sẽ muốn mua thật nhiều các vật phẩm như cách thể hiện sở thích nghe nhạc cá nhân, và cuối cùng, đích đến là tấm vé xem live show trực tiếp để tận mắt thấy thần tượng”.
Đĩa vinyl vẫn sống khỏe ở Nhật
Có một sự tương quan hỗ trợ giữa nhạc sống và nhạc streaming. Khi streaming tăng trưởng, nhạc sống cũng tăng theo. Các nghệ sĩ được biết đến nhiều hơn sẽ càng đầu tư nhiều hơn cho sản phẩm âm nhạc. Tuy streaming đang tăng trưởng nhanh, đĩa CD vẫn là phần doanh thu lớn nhất, chiếm 70%. So với Nhật, người Mỹ thích streaming hơn hẳn khi đĩa CD chỉ đóng góp 9% tổng doanh thu. Nhà phân tích Kumar từ Counterpoint Research cho biết: “Thị trường CD đã chạm tới ngưỡng bão hòa. Với sự nở rộ của smartphone, người ta dần chuyển qua nghe nhạc streaming trên điện thoại”. Sự tăng trưởng của streaming rất quan trọng, nó giúp nghệ sĩ tìm thấy cột trụ thu nhập mới bên cạnh bán đĩa truyền thống.
Tuy nhiên, Ashizawa của Spotify lại không tin rằng thị trường đĩa vật lý ở Nhật sẽ nhanh chóng mờ đi như ở Mỹ hay Anh. Về cơ bản, streaming và vật lý có những lợi thế cạnh tranh riêng. Đĩa vinyl đang hồi sinh ở Nhật. Lượng sản xuất đã vượt qua 1 triệu đơn vị năm 2018, gấp 10 lần so với 2010. “Tôi thích nghe nhạc qua đĩa vật lý hơn là dịch vụ stream” – Yuki Hayashi nói. Anh đã mua đến 40 bản ghi chỉ trong một tháng. “Mua đĩa vinyl còn như việc sưu tập các tác phẩm nghệ thuật nữa”.
Mua đĩa vinyl còn giống như sưu tầm tác phẩm nghệ thuật
Trước nhu cầu của những người như Hayashi, Sony đã khởi động lại xưởng đúc đĩa của mình vào năm ngoái. Sau khi gián đoạn gần ba thập kỷ, họ trở lại sản xuất vinyl vì thị trường có nhu cầu. Một phát ngôn viên nói với Nikkei: “Chúng tôi đã sản xuất trở lại đĩa vinyl năm 2018, lần đầu tiên sau 29 năm. Chủ yếu do yêu cầu quá nhiều của các nghệ sĩ muốn tái sinh loại hình nghe nhạc truyền thống này”. Tuy không tiết lộ đã bán được bao nhiêu bản ghi, Sony cho biết họ đã cung cấp một dài phong phú các nghệ sĩ cho người nghe, như Billy Joel hay Eiichi Otaki.
Nhà bán lẻ Tower Records Japan thậm chí đã ra mắt một cửa hàng chuyên bán vinyl ở Quận Shinjuku, Tokyo. Ở đây chứa đến 70.000 đầu đĩa khác nhau, một “thiên đường” với những ai còn yêu kim yêu cần, mê bàn xoay và những tiếng tạch đặc trưng. “Trong thời đại streaming, mọi người lại muốn sở hữu một cái gì đó đặc biệt, đậm chất riêng. Và vinyl thì cung cấp trải nghiệm đặc biệt đó”, Taichi Aoki, quản lý cửa hàng của Tower Records giải thích cho sự hồi sinh của vinyl. “Ngày nay, có nhiều cách để thưởng thức, từ đơn giản như streaming cho đến đĩa vật lý công phu hơn…”
Bất chấp stream lên ngôi, người Nhật vẫn chuộng các hình thức nghe nhạc như đĩa vật lý, đi live show
Theo VN Review
NAD Masters M33 Ampli hi-end tiên tiến nhất là đây
BluOS Streaming DAC ampli là cụm từ mô tả tính năng chưa đầy đủ của NAD Masters M33. Đây chính là thiết kế ampli tích hợp đa nhiệm được chúng tôi đánh giá là tiên tiến nhất hiện nay vừa xuất hiện tại CES 2020.
Được công bố tại triển lãm CES 2020, NAD Masters M33 được định vị ở phân khúc cận ultra hi-end nhưng được trang bị cực nhiều tính năng dành cho thời đại công nghệ số. Không chỉ sở hữu chassis ấn tượng, bộ khuếch đại được đánh giá là có chất lượng trình diễn cực tinh khiết, NAD Masters M33 còn tích hợp mạch DAC, streaming, module BluOS hỗ trợ kết nối đa phòng vơi các thiết bị cùng hệ sinh thái, có kết nối Bluetooth, AirPlay 2, headphone amp, phono MM/MC và cả tính năng điều khiển bằng giọng nói qua các trợ lý ảo.
Vẫn chưa dừng lại ở đó, nhà sản xuất còn để trống hai ngăn module MDC sẵn sàng cho những nâng cấp tương lai cả về kết nối digital lẫn những tính năng streaming hoặc điều khiển thông minh phát sinh sau này. Về thiết kế, NAD Masters M33 sở hữu khung chassis nhôm dày với mặt máy cực kỳ tối giản chỉ gồm màn hình cảm ứng chạm 7in và một nút xoay volume đa năng. Đặc biệt, màn hình hiển thị này được trang bị lớp kính Gorilla Glass chống xước tương tự như mặt kính của smartphone cao cấp.
NAD Masters M33 tích hợp chip DAC 32-bit ESS Sabre với 6 ngõ vào digital, có hỗ trợ streaming MQA và tương thích trình quản lý Roon. Ampli đa nhiệm M33 này còn mở ra kết nối toàn diện với thiết bị di động qua giao thức không dây Air Play 2 và Bluetooth aptX HD. Một điểm mạnh đáng kể khác của Masters M33 là việc tích hợp công nghệ tối ưu âm học phòng nghe Dirac Live Room Correction.
Cuối cùng về công suất, M33 là thiết kế đầu tiên của hãng NAD được trang bị mạch khuếch đại hybrid siêu tĩnh HybridDigital Purifi Eigentakt của nhà sản xuất Đan Mạch Purifi Audio. Mạch khuếch đại này cho công suất 200W/kênh với các thông số đo đạt, đặc biệt là nhiễu âm đầu ra thấp đến mức không tưởng! Masters M33 có mức giá 4.990USD và dự kiến có mặt vào mùa hè năm nay.
Theo Nghe Nhìn VN
Tại sao mua TV 8K bây giờ là phí tiền? Liệu bạn có nhận ra khác biệt về chất lượng giữa TV 8K với 4K, hay những công nghệ được nhà sản xuất công bố? Bài viết là quan điểm của biên tập viên trang tin Input Mag. Nếu theo dõi các sản phẩm ra mắt tại triển lãm điện tử tiêu dùng (CES) 2020 tổ chức tại Las Vegas (Mỹ), bạn sẽ...