Giữa làn sóng COVID-19 thứ hai, các bác sĩ Peru tuyệt thực biểu tình
Một nhóm bác sĩ Peru đã tuyệt thực biểu tình để đòi đầu tư thêm vào ngành y tế và phản đối cách xử lý đại dịch COVID-19 của chính phủ.
Một bác sĩ nằm trên đường biểu tình bên ngoài trụ sở Bộ Y tế ở thủ đô Lima, Peru. Ảnh: AP
Theo kênh CNN, thông tin trên được đưa ra trong một tuyên bố của Nghiệp đoàn Y khoa Quốc gia An sinh Xã hội Peru (SINAMMSOP) ngày 20/1.
Theo đó, hơn 10 bác sĩ thuộc SINAMMSOP đã biểu tình bên ngoài trụ sở Bộ Lao động Peru ngày 19/1 và nhóm này đã bắt đầu tuyệt thực.
Video đang HOT
Liên đoàn Y khoa Peru cho biết nhóm biểu tình yêu cầu có thêm trang thiết bị y tế, được điều chỉnh lương và tăng ngân sách cho ngành y tế.
Y tá Ketty Solier nói: “Các phòng chăm sóc đặc biệt của chúng tôi đang sụp đổ và chúng tôi không nhận được phản hồi nào. Chúng tôi thấy chính phủ thờ ơ. Chúng tôi khẩn thiết cần có thêm trang thiết bị để cứu mạng sống cho người Peru. Nhà nước Peru có nghĩa vụ theo hiến pháp để đảm bảo tiếp cận dịch vụ y tế và hiện giờ họ đang bác bỏ quyền tiếp cận bệnh viện của người bệnh vì chúng tôi không còn khả năng cung cấp cho bệnh nhân những gì họ cần”.
Bà Fiorella Molinelli, Chủ tịch An sinh Xã hội Y tế Peru, không bình luận về yêu cầu của SINAMMSOP. Bà đang là người chỉ đạo các nỗ lực của chính phủ Peru trong sử dụng các trung tâm y tế và cách ly để phòng chống COVID-19.
Cuộc biểu tình dưới hình thức tuyệt thực này diễn ra trong bối cảnh Peru xảy ra vô số cuộc biểu tình ở nhiều khu vực từ tuần trước.
Bộ trưởng Y tế Peru Pilar Mazzetti cho biết nước này đang đối mặt với làn sóng COVID-19 thứ hai gia tăng. Ông nói: “Chúng ta đang bắt đầu làn sóng COVID-19 thứ hai. Làn sóng này đang dâng cao. Tôi có thể nói rằng chúng tôi đã tính toán và chúng ta đang ở tình huống giống như hồi giữa tháng 4 năm ngoái, khi các con số tiếp tục gia tăng”.
Peru ghi nhận hơn 1 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có trên 39.000 người tử vong.
Anh thông báo sẽ sớm nộp đơn gia nhập CPTPP
Ngày 20/1, Bộ trưởng Thương mại Anh Liz Truss cho biết nước này sẽ sớm nộp đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại hội nghị của hãng City&Financial Global, Bộ trưởng Truss tuyên bố: "Chúng tôi sẽ sớm đưa ra đề nghị chính thức gia nhập khu vực thương mại tự do này" và gọi đây là "một trong những khu vực thương mại năng động nhất thế giới". Ngoài Anh, gần đây, Trung Quốc và Hàn Quốc cũng đã bày tỏ quan tâm tới việc gia nhập CPTPP.
Nhật Bản, quốc gia vừa tiếp quản chức Chủ tịch luân phiên của CPTPP từ Mexico trong năm nay, dự kiến sẽ dẫn dắt các cuộc đàm phán để mở rộng số thành viên của nhóm. Các quan chức Nhật Bản vẫn đang quan sát chặt chẽ việc liệu Mỹ có quay trở lại hiệp định này dưới thời chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Joe Biden hay không.
CPTPP gồm 11 nước thành viên là Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Hiệp định này được các nước ký kết vào tháng 12/2018 sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - hiệp định tiền thân của CPTPP vào năm 2017.
Peru ngăn ngừa nguy cơ bùng phát ổ dịch COVID-19 tại các bờ biển Tướng Jorge Angulo - người đứng đầu cảnh sát vùng Lima ngày 26/12 thông báo giới chức Peru đã ban hành quy định hạn chế người dân nước này tới các bãi biển nhằm ngăn ngừa nguy cơ bùng phát ổ dịch tại đây. Nhân viên y tế điều trị cho một bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Lima, Peru, ngày 11/6/2020. Ảnh minh...