Mỹ và Philppines đã cam kết duy trì tự do hàng hải trong bối cảnh Đông Nam Á đang bị phủ bóng bởi các cuộc tranh chấp biển đảo đầy căng thẳng.
Mỹ và Philippines trong một cuộc tập trận chung.
Theo một thông cáo chung, lãnh đạo quân sự hai nước đã đưa ra cam kết trên tại Mỹ vào ngày 22/8, khi chính phủ hai nước đàm phán về mở rộng sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Philippines.
Video đang HOT
“Chúng tôi có cùng lợi ích trong việc duy trì tự do hàng hải, thương mại hợp pháp không bị cản trở, và lưu thông người và hàng hóa khắp các vùng biển”, Tướng Philippines Emmanuel Bautista và Tướng Mỹ Martin Dempsey, chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Mỹ, cho hay. “Chúng tôi mong muốn…củng cố môi trường an ninh Đông Nam Á theo cách thức bảo vệ lợi ích của tất cả những ai tôn trọng thông thương không bị cản trở qua đường biển, trong khi ngăn chặn những ai giới hạn hoặc hành động theo cách có thể gây nguy hiểm”.
Philippines hiện đang tìm kiếm sự ủng hộ về quân sự và chính trị của Mỹ, khi nước này nỗ lực bảo vệ tuyên bố chủ quyền của mình đối với một số vùng biển trên Biển Đông trước Trung Quốc.
Cả hai tướng Philippines và Mỹ đều kêu gọi “cách tiếp cận dựa trên luật pháp, khi giải quyết những tranh chấp chồng chéo ở các vùng biển, bằng thương thức hòa bình, trong khuôn khổ luật pháp quốc tế”.
Tuyên bố không nêu tên Trung Quốc, nhưng Philippines luôn cáo buộc Bắc Kinh gây nguy hiểm cho hòa bình và thương mại biển ở châu Á, khi tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, gồm cả những khu vực gần sát bờ biển Philippines.
Còn Mỹ, mặc dù khẳng định không đứng về phía bên nào trong tranh chấp biển, nhưng nước này đang nỗ lực tái xây dựng dấu chân quân sự của mình ở Philippines, một đồng minh quân sự từ năm 1951. Đây cũng là một phần trong chiến lược “xoay trục” sang châu Á của Tổng thống Obama.
“Chúng tôi kỳ vọng vào một đối tác an ninh vững mạnh, cân bằng và phản ứng nhanh…thông qua các cuộc tập huấn, tập trận, và các hoạt động quân sự có lợi cho cả đôi bên, nhờ tăng cường sự hiện diện luân phiên và tạm thời của lực lượng quân sự Mỹ ở các cơ sở của Lực lượng vũ trang Philippines”, tuyên bố cho hay.
Hai đồng minh Mỹ-Philippines đã tổ chức các cuộc đàm phán ở Manila vào ngày 14/8 vừa qua, nhằm đưa ra quy tắc cho việc triển khai tạm thời thêm lực lượng và tài sản quân sự của Mỹ ở Philippines.
Các cuộc thảo luận dự kiến sẽ được nối lai ở Washington trước cuối tháng này.
Philippines từng là nơi đồn trú của hàng chục ngàn binh sỹ Mỹ tại hai căn cứ gần Manila, nhưng họ đã buộc phải rời đi vào năm 1992, sau khi Thượng viện Philippines bỏ phiếu chấm dứt hợp đồng cho thuê với Mỹ, trong bối cảnh tâm lý bài Mỹ tăng cao. Một thỏa thuận mới vào năm 1999 cho phép lính Mỹ trở lại Philippines tham gia các cuộc tập trận chung hàng năm.
Lực lượng đặc nhiệm Mỹ cũng được triển khai luân phiên ở miền nam Philippines kể từ năm 2002 để giúp binh sỹ địa phương chống chiến binh Hồi giáo.
Theo Dantri
Tin mới nhất
Thủ tướng Israel công du Mỹ: Thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza đứng trước ngã rẽ?
09:23:29 03/02/2025
Đây cũng là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Netanyahu tới Mỹ kể từ khi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ ông vào tháng 11/2024 liên quan đến cáo buộc phạm tội ác chiến tranh ở Dải Gaza.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu lên đường thăm Mỹ
09:21:08 03/02/2025
Phát biểu tại sân bay trước khi lên đường, ông Netanyahu nhấn mạnh: Những quyết định mà chúng tôi đưa ra trong chiến tranh đã thay đổi bộ mặt Trung Đông.
Lý do nhiều người dân Anh trả tiền để sống trong các công trình bỏ hoang
09:08:48 03/02/2025
Sáu năm qua, khi trở thành "người bảo vệ tài sản", Luke Williams đã tiết kiệm được hàng nghìn bảng Anh tiền thuê nhà. Người đàn ông 45 tuổi này hiện đang sống trong một tòa nhà văn phòng cũ ở phía Đông London.
Kỷ nguyên mới của chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ
09:04:49 03/02/2025
Ngay sau khi Mỹ thông báo về mức thuế quan mới đối với Canada, Mexico và Trung Quốc, chính quyền của ba quốc gia này đã có phản ứng nhanh chóng.
Tổng thống Nga bình luận về định hướng chính sách của tân chính quyền Mỹ
08:34:27 03/02/2025
Cho đến nay, các hành động hành pháp của Tổng thống Trump dường như chưa nhắm trực tiếp vào EU. Tuy nhiên, tuần trước, ông Trump đã tái khẳng định ý định áp dụng mức thuế quan đáng kể đối với hàng hóa từ khối này.
Cộng đồng doanh nghiệp Mexico bày tỏ quan ngại trước lệnh áp thuế của Mỹ
08:30:43 03/02/2025
Cùng lúc đó, IMEF cũng hối thúc Chính phủ Mexico xây dựng các chương trình hỗ trợ khẩn cấp nhằm giúp doanh nghiệp Mexico bị ảnh hưởng bởi thuế quan duy trì hoạt động, bảo vệ việc làm, tìm kiếm nguồn cung thay thế và mở rộng thị trường x...
Ukraine lên tiếng về đề xuất giải quyết xung đột của Mỹ
08:27:59 03/02/2025
Chúng tôi chưa xem toàn bộ cuộc phỏng vấn của ông Kellogg, chỉ mới thấy một vài trích dẫn liên quan đến bầu cử, vì vậy thật khó để đánh giá đầy đủ quan điểm của ông ấy , ông Dmytro Lytvyn, trợ lý truyền thông của Tổng thống Zelensky, ch...
Tổng thống Litva đề nghị NATO 'thể hiện sức mạnh' trước mối đe dọa từ phía Đông
08:25:07 03/02/2025
Gần đây, NATO cũng đã tăng cường sự hiện diện của mình ở vùng Baltic để ứng phó với những gì được gọi là các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng quan trọng .
Lý do bất ngờ khiến tên lửa 'không có đối thủ' của Nga vẫn chưa thể đưa vào hoạt động
08:17:04 03/02/2025
Chuyên gia Wright cho biết, trong lịch sử, phần lớn các cơ sở thiết kế, chế tạo ICBM cùng đội ngũ kỹ sư liên quan đều đặt tại Ukraine, đặc biệt là trong lĩnh vực động cơ sử dụng nhiên liệu lỏng.
Mỹ tiêu diệt nhiều phần tử IS tại Somalia
08:15:11 03/02/2025
Thông tin trên được đưa ra chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo đã ra lệnh không kích các cơ sở khủng bố tại Somalia và cho biết không có thường dân nào bị thương trong các cuộc tấn công.
Israel mở cuộc điều tra hình sự với phu nhân Thủ tướng
08:01:55 03/02/2025
Trong bức thư gửi một nghị sĩ đối lập, Văn phòng công tố quốc gia Israel nêu rõ, một cuộc điều tra hình sự đã được mở để điều tra các đối tượng tình nghi với sự hỗ trợ của đơn vị tội phạm mạng thuộc văn phòng này.
'Thần đồng AI' đứng sau cơn địa chấn mang tên DeepSeek
07:47:15 03/02/2025
Luo Fuli trở thành cái tên nổi tiếng trong giới nghiên cứu AI nhờ năng khiếu xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Cô theo học ngôi trường danh tiếng Đại học Sư phạm Bắc Kinh. Sau đó, Luo Fuli được nhận vào Viện Ngôn ngữ học tính toán thuộc Đại học ...