Giữ ổn định mặt bằng lãi suất
Năm 2020, các chuyên gia dự báo kinh tế còn nhiều diễn biến phức tạp, sẽ ảnh hưởng đến mặt bằng lãi suất của các ngân hàng tại Việt Nam. Do đó, giữ ổn định lãi suất, hạ lãi suất là những mục tiêu cần nỗ lực rất lớn không chỉ của riêng hệ thống ngân hàng.
Ngành ngân hàng luôn nỗ lực để giảm lãi suất hỗ trợ nền kinh tế. Ảnh: ST.
Nhiều yếu tố chi phối
Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung vẫn tiếp tục là yếu tố chi phối lớn nhất tới thị trường toàn cầu. Sự khó lường trong mối quan hệ thương mại của hai nền kinh tế hàng đầu thế giới mang lại những ảnh hưởng tiêu cực lớn hơn cả những tác động của các đòn thuế quan. Việc Mỹ và Trung Quốc thống nhất nội dung thỏa thuận thương mại một phần ngay trước thời hạn tăng thuế 15/12/2019 đã giúp cả thị trường như trút được “gánh nặng”. Bên cạnh đó, làn sóng nới lỏng tiền tệ của nhiều ngân hàng trung ương lan rộng cũng góp phần đẩy lùi nỗi lo kinh tế giảm tốc, tiến trình Brexit tại Anh đã có tín hiệu tích cực… Tuy nhiên, kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất định, nhất là những căng thẳng địa chính trị tại nhiều nước. Thêm vào đó, những ngày gần đây, cả thế giới đang đứng trước sự bùng phát của dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc. Vì thế, những vấn đề này sẽ là những rủi ro với tăng trưởng và thị trường tài chính trong năm 2020.
Tại Việt Nam, chính sách tiền tệ vẫn đang đi đúng hướng với nhiều dấu ấn trong công tác điều hành. Khác với xu hướng tăng khi bước vào mùa cao điểm, tỷ giá và lãi suất trong tháng cuối năm 2019 khá bình lặng. Các chuyên gia của Công ty Chứng khoán SSI cho rằng, hòa cùng với xu hướng chung trên toàn cầu, chính sách tiền tệ trong năm 2019 của Việt Nam đã dịch chuyển theo hướng nới lỏng rõ nét hơn. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã giảm đồng loạt các lãi suất điều hành, trong đó hai lần giảm lãi suất trên thị trường mở (OMO) và ba lần giảm lãi suất tín phiếu, mức giảm tổng cộng đều là 0,75%. Vùng dao động của lãi suất trên liên ngân hàng đã được kéo giảm đáng kể, về 2,25-4%/năm. NHNN cũng hạ trần lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND của các ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc giảm lãi suất của các ngân hàng vẫn chưa thực sự lan rộng, đặc biệt là mức độ giảm lãi suất tại các kỳ hạn dài không cao, do nhiều ngân hàng thương mại nhỏ vẫn đang có nhu cầu huy động vốn cao trước các yêu cầu gia tăng tính an toàn trong hoạt động của NHNN. Hơn nữa, NHNN vẫn sử dụng công cụ điều hành chính sách hạn mức tăng trưởng tín dụng giao cho các ngân hàng thương mại từ đầu năm. Chính vì thế, trong năm 2019, mặt bằng lãi suất huy động tăng lên trong 3 quý đầu năm, đặc biệt là tại các kỳ hạn dài với mức tăng từ 0,7-1,2%, nhưng sau đó có giảm nhẹ trở lại tại một số ngân hàng thương mại vào thời điểm cuối năm nhờ các động thái nới lỏng của NHNN, nhưng mức giảm là không nhiều.
Với những diễn biến trên, NHNN cho biết, hiện lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,2-0,8%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,3-5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,3-7%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6,6-7,5%/năm. Mặt bằng lãi suất cho vay VND phổ biến ở mức 6-9%/năm đối với ngắn hạn; 9-11%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 3-6%/năm; trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 3-4,7%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 4,5-6%/năm.
Diễn biến lãi suất huy động kỳ hạn 13 tháng từ tháng 1/2018 và dự báo đến tháng 6/2020. Nguồn: SSI.
Sẽ có xu hướng giảm nhẹ
Ban Kinh tế vĩ mô và dự báo, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) dự báo năm 2020, tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức 6,5-6,8%, nhưng lạm phát sẽ duy trì ở mức thấp khoảng 3-3,8%. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro, nhất là những tác động từ kinh tế thế giới do Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn, phụ thuộc khá mạnh vào khu vực bên ngoài. Vì thế, các chuyên gia cho rằng, giữ được ổn định mặt bằng lãi suất sẽ là nỗ lực rất lớn.
Video đang HOT
Theo báo cáo tình hình kinh tế vĩ mô của Công ty Chứng khoán VCBS, trong năm 2020, yếu tố tạo áp lực lên lãi suất huy động liên quan đến thực trạng nội tại của hệ thống ngân hàng hiện nay đi cùng với định hướng của NHNN trong việc yêu cầu nâng cao năng lực quản trị rủi ro, các chỉ tiêu an toàn và hướng tới đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống ngân hàng. Điều này đồng nghĩa áp lực về nguồn vốn đối với các ngân hàng sẽ tăng lên đáng kể với các hiệu ứng có thể kể đến như tăng mặt bằng lãi suất huy động.
Ở chiều ngược lại, VCBS cho rằng, mục tiêu ổn định mặt bằng lãi suất ở mức hợp lý để hỗ trợ tăng trưởng có thể đạt được với các yếu tố hỗ trợ chính như: Nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đang nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất; dòng tiền nước ngoài vào Việt Nam được duy trì tạo điều kiện thuận lợi cho NHNN chủ động điều tiết cung tiền và thanh khoản một cách hợp lý khi cần thiết; tỷ giá và thị trường ngoại hối ổn định với mức biến động hợp lý của VND so với các quốc gia trong khu vực; NHNN có thể sử dụng một số biện pháp mang tính hành chính trong trường hợp cần thiết để hạn chế áp lực cạnh tranh về huy động tiền gửi giữa các ngân hàng.
“Lãi suất huy động được dự báo chịu áp lực tăng nhng mức tăng kỳ vọng không lớn trong khoảng từ 0-50 điểm cơ bản (0-0,5%), tập trung tại các kỳ hạn dài từ 12 tháng trở lên. Trong khi đó, lãi suất cho vay kỳ vọng sẽ không có nhiều biến động và duy trì tương đường như mặt bằng hiện tại”, VCBS nhận định.
Trong khi đó, các chuyên gia của SSI lại cho rằng, lãi suất huy động có khả năng tiếp tục hạ dựa trên hai nền tảng là thanh khoản hệ thống ngân hàng và định hướng từ Chính phủ. Giá cả hàng hóa và thị trường ngoại hối là các biến số có thể làm nhanh hoặc chậm việc hạ lãi suất. Hơn nữa, việc giảm lãi suất ở kỳ hạn dài sẽ vẫn có khoảng cách giữa các nhóm ngân hàng vì định hướng giảm tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn sẽ còn gần 3 năm nữa mới kết thúc. Đồng quan điểm, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, mặt bằng lãi suất năm 2020 nhiều khả năng sẽ giảm nhẹ khi áp lực huy động của các ngân hàng thương mại nhằm đảm bảo tỷ lệ huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn và đáp ứng Basel II sẽ giảm dần. Bên cạnh đó áp lực lạm phát không lớn, nhu cầu tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại và huy động trái phiếu chính phủ không cao sẽ hỗ trợ cho quá trình hạ lãi suất.
Tuy vậy, Chuyên gia tài chính – ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, nếu NHNN nới lỏng chính sách tiền tệ bằng cách giảm lãi suất để đẩy một lượng cung ứng tiền tệ vào lưu thông thì tất yếu sẽ dẫn tới tăng trưởng tín dụng ở mức cao, vì người dân và DN sẽ đi vay nhiều hơn. Nhưng tác động lớn nhất của việc này là sự ảnh hưởng tới lạm phát, trong khi Chính phủ luôn muốn giữ lạm phát ở dưới mức 4%. Đầu tháng 1 năm nay, nhiều mặt hàng đã tăng giá nên phải dùng công cụ tiền tệ để kiềm chế lạm phát, lãi suất là một trong số đó. Vì thế, cơ quan điều hành vừa phải giữ chính sách tiền tệ khôn khéo vừa phải đáp ứng việc cung ứng vốn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu lạm phát được kiểm soát tốt thì lãi suất có thể giảm xuống, nhất là khi lãi suất thực (đã trừ lạm phát) vẫn ở mức tương đối trong khu vực nên dư địa để NHNN có thể tiếp tục cắt giảm lãi suất còn khá nhiều.
Hương Dịu
Theo haiquanonline.com.vn
Cuộc đua nóng đẩy lãi suất lên cao, tiền tỷ gửi tiết kiệm trúng lớn
Năm 2019, lãi suất được các ngân hàng đẩy lên cao, chưa khi nào gửi tiết kiệm lại hấp dẫn đến vậy. Người lại, bên vay tiền lại bất an.
Gửi tiết kiệm trúng lớn
Ngay sau kỳ nghỉ Tết âm lịch Kỷ Hợi, hàng loạt ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động, đẩy mạnh khuyến mãi để hút tiền gửi. Từ giữa tháng 2/2019, mặt bằng lãi suất huy động trên thị trường đã bị đẩy lên khá cao. Với kỳ hạn 6 tháng, mức lãi suất dao động trong biên độ từ 5,5-7,6%/năm. Kỳ hạn dài, từ 12-24 tháng lãi suất phổ biến quanh mức 7-8,7%/năm. Đến cuối tháng 3, đầu tháng 4/2019, mặt bằng lãi suất tiết kiệm giảm nhẹ từ 0,1-0,3 điểm % với các kỳ hạn tại nhiều ngân hàng TMCP và duy trì hết quý 2.
Tuy nhiên, tới đầu tháng 7/2019, cuộc đua lãi suất đã quay trở lại. Nhiều ngân hàng TMCP đã tăng lãi suất kỳ hạn 12 và 13 tháng lên trên 8%/năm. Ngoài ra, một số ngân hàng còn "đua" phát hành chứng chỉ tiền gửi, với lãi suất cao chót vót.
Lãi suất được các ngân hàng đẩy lên cao trong 10 tháng đầu năm 2019
Tới tháng 8/2019, cuộc đua giữa các ngân hàng đẩy lãi suất lên cao hơn nữa. Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank) phát hành chứng chỉ tiền gửi, với lãi suất dành cho kỳ hạn 24 tháng là 9,5%/năm, 36 tháng là 9,8%/năm, 48 tháng là 10%/năm và 60 tháng là 10,2%/năm. Đây là mức lãi suất chứng chỉ tiền gửi cao nhất trên thị trường. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 6-12 tháng cũng được nhiều ngân hàng đẩy tăng lên mức 7,5- 8,5%/năm. Không chỉ có kỳ hạn dài, kỳ hạn ngắn cũng được điều chỉnh tăng. Nhiều ngân hàng niêm yết mức lãi suất kỳ hạn 7 tháng từ 7-8,05%/năm. Trong đó, xếp ở vị trí đầu tiên là Nam Á Bank với lãi suất kỳ hạn 7 tháng ở mức 8,05%/năm. Trong tháng 7/2019, có tới 15 ngân hàng đẩy mức lãi suất ở kì hạn 5 tháng lên kịch trần 5,5%/năm.
Tới tháng 9/2019, một số ngân hàng tiếp tục đẩy lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6-13 tháng lên cao. Ngân hàng Quốc Dân huy động tiền gửi kỳ hạn 6 tháng với lãi suất cao nhất tới 8%/năm. Một loạt ngân hàng khác bám sát ở mức từ 7,5%-7,9%/năm. Lãi suất kỳ hạn 13 tháng gửi tại quầy, cao nhất lên tới là 9%/năm tại ngân hàng SHB.
Cũng trong tháng 9/2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) quyết định giảm 0,25%/năm các mức lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng... Tuy nhiên, điều này cũng không làm cho lãi suất huy động hạ nhiệt, mà vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao cho đến hết tháng 10/2019.
Cho tới tận đầu tháng 11/2019, một số ngân hàng mới giảm nhẹ lãi suất, nhưng phải tới nửa cuối tháng, lãi suất tiết kiệm mới đồng loạt giảm. Ngày 18/11, NHNN ban hành quy định mới với tiền gửi dưới 6 tháng, giảm từ 5,5%/năm xuống 5,0%/năm, do vậy trong cùng ngày các ngân hàng cũng giảm lãi suất tiết kiệm. Mức giảm từ 0,05 điểm %/năm đến 1 điểm %, cho các kỳ hạn từ 5-24 tháng.
Phải đến tháng 11, lãi suất mới bắt đầu hạ nhiệt
Tháng 12/2019, lãi suất tiếp tục giảm thêm. Mặt bằng lãi suất tiền gửi kì hạn 6 tháng đã giảm từ 5,5%-8%/năm về còn 5,3%-7,9%/năm; kỳ hạn 12 tháng giảm từ 6,6%-8,2%/năm về còn 6,1%-7,99%/năm; kỳ hạn 24 tháng giảm từ 6,3%-9% về còn 6,1%-8,4%/năm.
Mặc dù "cuộc đua" về lãi suất đã dừng, nhưng theo nhận xét của giới chuyên môn, mặt bằng lãi suất tiết kiệm vẫn khá cao. Một số ngân hàng cho rằng, việc tăng mạnh lãi suất huy động xuất phát từ quy định giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn xuống còn 40% kể từ đầu năm 2019 của NHNN.
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản, nhất là các ngân hàng TMCP nhỏ. Vì vậy, từ quý 3/2019, các ngân hàng này đã phải huy động tiền gửi với lãi suất cao. Lãi suất huy động của các ngân hàng TMCP nhỏ, cao hơn hẳn nhóm ngân hàng lớn từ 1%-1,5 điểm %/năm, cùng các kỳ hạn. Chính các ngân hàng nhỏ đã dẫn dắt "cuộc đua" lãi suất. Điều này khiến cho các ngân hàng TMCP lớn cũng phải chạy theo, duy trì lãi suất ở mức cao, do lo sợ mất thị phần.
Không những thế, năm 2019 nhiều DN đẩy mạnh phát hành trái phiếu với lãi suất hấp dẫn trên 10%/năm, cùng với thị trường chứng khoán tăng trưởng trên 12%, khiến lãi suất tiết kiệm phải duy trì ở mức cao để cạnh tranh.
Người vay tiền nhăn nhó
Lãi suất cao tiết kiệm cao suốt cả năm 2019, những khách hàng có tiền nhàn rỗi gửi ngân hàng được hưởng lợi nhiều nhất. Tuy nhiên, với các DN thì ngay từ đầu năm đã thấy bất an bởi lãi vay cao.
Cuộc đua lãi suất khiến người gửi tiền trúng lớn, trong khi các DN cần vay vốn lại lo lắng
Năm 2019, mặt bằng lãi suất cho vay trung và dài hạn của các ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước, với những lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường phổ biến từ 9%-10,5%/năm. Nhóm ngân hàng TMCP, mức lãi suất cho vay thông thường từ 11%-14%/năm. Vào thời điểm đầu tháng 10/2019 một số DN phản ánh họ phải vay ngân hàng TMCP nhỏ với lãi suất bình quân kỳ hạn 6 tháng lên tới 10,5%/năm.
Vào thời điểm giữa năm và cuối năm 2019, đã có hai đợt các ngân hàng giảm lãi suất cho vay, với những đối tượng ưu tiên từ 0,5-3,5 điểm %, nhưng rất ít DN tiếp cận được khoản vay ưu đãi này bởi các nhà băng rất khắt khe trong việc lựa chọn khách hàng. Đó phải là những DN có uy tín, lịch sử tín dụng lành mạnh, có các hợp đồng và dự án kinh doanh hiệu quả, phải cam kết bán ngoại tệ, chiết khấu bộ chứng từ, cùng những giao dịch quốc tế khác,... thông qua ngân hàng cho vay vốn ưu đãi. Vì vậy, vốn ưu đãi không phải không có nhưng thực tế khó tiếp cận.
Hơn nữa, dù được ưu đãi nhưng lãi suất cũng chưa hẳn đã thấp. Chẳng hạn, một số ngân hàng áp dụng cho DN vay ưu đãi lãi suất 7,5%/năm với kỳ hạn 6 tháng. Nhưng mức lãi này chỉ được tính cho 3 tháng đầu, 3 tháng sau là lãi suất thả nổi lên đến 10,5%/năm. Tính bình quân cũng là mức 9%/năm.Có ngân hàng cho DN hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp được vay với lãi suất 3,6%/năm, nhưng cũng chỉ áp dụng trong 3 tháng đầu với khoản vay kỳ hạn từ 6 tháng. Sau đó lãi suất thả nổi lên tới 10,5%/năm, tính bình quân DN phải vay mức 7%/năm, đấy còn chưa kể các chi phí khác.
Lãi suất huy động cao thì lãi suất cho vay cao là tất yếu. Mức giảm 0,5 điểm % lãi suất cho vay mà các cơ quan chức năng mong muốn, để hỗ trợ DN đến nay vẫn chưa diễn ra trên diện rộng, chắc phải chờ tới năm 2020.
Theo Trần Thủy/Vietnamnet
Góc nhìn kỹ thuật phiên 31/1: Nhiều khả năng phản ứng hồi phục sẽ xuất hiện Các chỉ báo động lượng như MACD, RSI, Stochastics Oscillator và chỉ báo dòng tiền như Chaikin Money Flow đều có chuyển biến tiêu cực và chuyển sang xu hướng giảm. Điều này cảnh báo rủi ro giảm điểm đang dần hiện hữu. Tuy nhiên, về mặt ngắn hạn, sau phiên mang tính rũ (wash-out) như phiên hôm nay, nhiều khả năng phản...