“Giữ nhịp” học tập những ngày nghỉ phòng dịch
Tạm dừng đến trường vì dịch Covid-19, các nhà trường tại Thái Nguyên không quá tạo áp lực cho học sinh nhưng vẫn duy trì việc giao bài, tương tác, để giúp các em “giữ nhịp” học tập.
Trường TH&THCS Bình Yên (Định Hóa) rà soát các điều kiện của phòng y tế nhà trường.
Nhằm đảm bảo an toàn tước diễn biến của dịch Covid-19, Thái Nguyên đã cho toàn bộ học sinh dừng đến trường từ ngày 1/2/2021. Dù nghỉ học tại trường, nhưng việc dạy – học vẫn được các thầy cô giáo duy trì ở những hình thức linh hoạt, phù hợp.
Sở GD&ĐT Thái Nguyên đã hướng dẫn các đơn vị, cơ sở giáo dục, trong đó nêu rõ: Trong thời gian học sinh tạm dừng đến trường, giáo viên thực hiện các biện pháp dạy học, hướng dẫn, giao nhiệm vụ học tập phù hợp (giao bài, dạy trực tuyến…). Các đơn vị, cơ sở giáo dục phối hợp chặt chẽ với phía gia đình để quản lí học sinh, nắm bắt thông tin, duy trì liên lạc kịp thời, thường xuyên nhằm đảm bảo an toàn, duy trì việc học tập tại nhà cho các em.
Đối với huyện Định Hóa, trên địa bàn có 23 trường mầm non, 22 trường tiểu học, 24 trường THCS, 2 trường THPT, với tổng số trên 20 ngàn học sinh. Việc triển khai cho các em học tại nhà đòi hỏi sự nỗ lực, tận tình của đội ngũ giáo viên, sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của một địa phương miền núi, nhằm phát huy hiệu quả thực chất.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Thu Hoài, Trưởng phòng GD&ĐT Định Hóa trao đổi: “Quan điểm của chúng tôi là không tạo nhiều áp lực cho học sinh. Các thầy cô nên linh động để động viên các em duy trì học tập, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của từng em, từng gia đình. Để làm được điều này, cần sự liên hệ và kết hợp chặt chẽ của nhà trường, thầy cô với phụ huynh. Khó nhất là với các em nhỏ tuổi, việc dùng điện thoại rất cần sự cẩn trọng, sát sao từ bố mẹ. Có như vậy, việc giao bài, làm bài mới mang lại hiệu quả thực sự”.
Trường THPT Định Hóa đảm bảo hoạt động của phòng máy vi tính, phục vụ giáo viên dạy học trực tuyến
Tại trường TH&THCS Bình Yên, trong tổng số 373 học sinh, có trên 20% học sinh thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo, khoảng 40% trường hợp bố mẹ đi lao động xa nhà, không có điều kiện kèm cặp sát sao. Cùng với đó, do điều kiện thiết bị như máy tính, điện thoại còn hạn chế, cho nên khả năng tương tác qua dạy trực tuyến gặp nhiều cản trở, giáo viên chủ yếu giao bài qua nhóm zalo, facebook để gia đình nhắc nhở các em học tập. Sau 3 ngày triển khai, tỉ lệ tham gia của học sinh đạt khoảng 70%.
Đối với cấp THPT, dường như việc dạy học trực tuyến được triển khai thuận lợi bởi sự chủ động của các em học sinh ở độ tuổi lớn hơn.
Tại trường THPT Định Hóa, toàn bộ 1530 học sinh đã tham gia vào các nhóm, tài khoản học tập trực tuyến. Các thầy cô giáo đã được chuẩn bị trước tâm thế sẵn sàng, cho nên nhanh chóng bắt nhịp với sự chuyển đổi này. Hiện nhà trường đang bố trí cho học sinh chỉ học 3 tiết/buổi, nhằm đảm bảo tính hiệu quả.
“Nhờ chủ động xây dựng kế hoạch từ đầu năm học cho tình huống tạm dừng đến trường khi có dịch, nên cả giáo viên và học sinh nhà trường đã có sự chuẩn bị đầy đủ phương án. Đến nay, sau 3 ngày đầu thực hiện, gần như toàn bộ học sinh đã tham gia được vào các tiết học trực tuyến. Đối với một số các em chưa có điều kiện thiết bị, các thầy cô sẽ có sự hỗ trợ bồi dưỡng theo nhóm” – cô giáo Nông Thị Hảo, Hiệu trưởng trường THPT Định Hóa cho biết.
Đối với trường THPT Bình Yên, việc dạy học trực tuyến được tổ chức 2 môn/ngày. Trong tổng số 808 học sinh, có khoảng 80% đã tham gia được vào các tiết học này. Tất cả các thông số của việc triển khai được giáo viên báo cáo cập nhập hằng ngày.
Thầy giáo Ma Văn Đạo, Phó Hiệu trưởng trường THPT Bình Yên nhấn mạnh: “Chúng tôi xác định chỉ lựa chọn những kiến thức trọng tâm, với dung lượng vừa phải, kết hợp với ôn tập kiến thức cũ, để tránh áp lực cho học sinh. Nhìn chung, lần này việc triển khai tương đối nhịp nhàng, chủ động, vì cả thầy và trò cũng đã có kinh nghiệm hơn”.
'Kích hoạt dạy trực tuyến trong toàn ngành giáo dục'
Trong cuộc họp chiều 4/2, Bộ trưởng GD&ĐT yêu cầu các địa phương kích hoạt hệ thống dạy học trực tuyến và chia sẻ với những học sinh, phụ huynh, thầy cô đang phải cách ly y tế.
Đến cuối giờ chiều 4/2, cả nước đã có 53 địa phương quyết định cho học sinh nghỉ học để phòng chống dịch Covid-19.
Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chỉ đạo toàn ngành kích hoạt, mở rộng và nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến.
Bộ trưởng lưu ý, đợt nghỉ học trước đã có gần 80% học sinh phổ thông được tiếp cận học trực tuyến, qua truyền hình, có nghĩa là còn 20% học sinh, nhất là học sinh vùng sâu, vùng xa, gặp khó khăn. Yêu cầu đối với lần này là mở rộng và đặc biệt chú trọng đảm bảo chất lượng.
Học sinh học trực tuyến trong điều kiện dịch bệnh bùng phát. Ảnh: Minh Thừa.
Ông Nhạ cho rằng đợt dịch lần trước, ngành giáo dục chưa có nhiều kinh nghiệm nên làm đại trà. Lần này đã có kinh nghiệm, cần làm chắc chắn và chất lượng hơn.
Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị chuyên môn sớm hoàn thiện, để ban hành thông tư quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, ngay trong tuần này.
Bộ trưởng cũng chỉ đạo đơn vị chuyên môn có văn bản gửi các nhà mạng, doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin, đề nghị hỗ trợ hạ tầng, đường truyền phục vụ cho hoạt động dạy và học trực tuyến. Việc xây dựng kho bài giảng điện tử cũng phải được tiếp tục quan tâm thực hiện, qua đó chia sẻ chung trên toàn quốc.
"Một mặt toàn ngành cần chủ động, tích cực, mặt khác cũng cần bình tĩnh, tránh hoang mang. Mỗi bậc học cần xây dựng kịch bản ứng phó để trong từng tình huống cụ thể vẫn đảm bảo mục tiêu kép: An toàn sức khỏe cho học sinh, sinh viên, giáo viên và đảm bảo kế hoạch dạy và học trong điều kiện học sinh sinh viên không thể đến trường", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.
Trong cuộc họp, bộ trưởng gửi lời thăm hỏi, chia sẻ tới học sinh, phụ huynh và thầy cô đang thực hiện cách ly y tế. Ông cho biết Bộ GD&ĐT đã và đang phối hợp Công đoàn Giáo dục Việt Nam để có các hoạt động hỗ trợ, thăm hỏi, động viên các em học sinh, thầy cô, phụ huynh tại khu cách ly, nhất là trong thời điểm Tết Nguyên đán đang gần kề.
Cần Thơ nỗ lực "tạm dừng đến trường, không dừng việc học" Ngày 3/2, tại Cần Thơ, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức đoàn kiểm tra đột xuất tình hình triển khai dạy trực tuyến tại một số điểm trường phổ thông trên địa bàn thành phố. Theo đó, tất cả các điểm trường đều đảm bảo 100% giáo viên sử dụng phần mềm giảng dạy trực tuyến, hơn 98% học sinh tham...