Giữ ngoại tệ cho đất nước
Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới khiến việc học tập của học sinh, sinh viên ở hầu hết các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề.
Ảnh minh họa/INT
Thống kê cho thấy có tới 190.000 du học sinh phải ngừng học, quay về Việt Nam từ tháng 3 và chưa biết khi nào mới tiếp tục học trở lại. Song song đó, nhiều học sinh tốt nghiệp THPT năm 2020 cũng phải thay đổi kế hoạch du học, thậm chí chọn học trong nước.
Trước xu hướng chuyển dịch từ du học nước ngoài sang học trong nước hậu Covid-19, các trường đại học, nhất các trường/chương trình quốc tế sớm có chiến lược thích ứng, thu hút phân khúc “khách hàng” này. Đại học RMIT Việt Nam là một trong những trường như vậy. Du học sinh trở về nước có thể chuyển đổi tín chỉ từ trường đang học ở nước ngoài để tiếp tục học tại RMIT Việt Nam và tốt nghiệp với tấm bằng do trường này cấp. Với lộ trình học này, sinh viên sẽ tiết kiệm đến 66% học phí và chi phí sinh hoạt mà vẫn nhận được bằng cấp có giá trị toàn cầu.
Video đang HOT
Tương tự Đại học RMIT, Đại học Broward tại Việt Nam trong thời gian gần đây cũng tiếp nhận hàng chục trường hợp là du học sinh trở về từ Mỹ, Australia, Canada, các nước châu Âu; một số là sinh viên quốc tế từ các nước có mong muốn theo học tại Việt Nam từ 1 – 2 học kỳ, trước khi quay lại và học tập tại Mỹ hoặc các quốc gia khác. Hệ thống tín chỉ, môn học tại Việt Nam của trường này cũng được triển khai tương đồng với chương trình của các trường đại học khác tại Mỹ, giúp sinh viên có thể dễ dàng chuyển tiếp các tín chỉ đã học sang hầu hết trường tại Mỹ.
Cũng đón đầu làn sóng dịch chuyển học tập, không chỉ các đại học quốc tế tại Việt Nam vào cuộc mà các trường ĐH công lập, tư thục quốc tế trong nước hoặc có chương trình du học tại chỗ/liên kết quốc tế/ chương trình dạy bằng tiếng Anh cũng kịp thời điều chỉnh chiến lược ‘tiếp thị”. Nếu như trước đây, nhiều trường đợi sau khi thí sinh “rớt” nguyện vọng 1 mới bắt đầu truyền thông mạnh các chương trình quốc tế, thì năm nay, việc quảng bá được tiến hành song song với tuyển sinh đại trà. Phương thức tuyển sinh cũng rộng mở với việc xét đầu vào các học sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế hay tốt nghiệp các trường THPT quốc tế.
Học tập theo đúng giáo trình phía trường đối tác cung cấp, đội ngũ giảng viên do chính các đại học liên kết lựa chọn, chương trình học tập được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, so với du học nước ngoài, du học tại chỗ/liên kết quốc tế ở các đại học trong nước giải quyết được nhiều vấn đề về học phí, khoảng cách địa lý, an toàn nhưng sinh viên vẫn có bằng cấp chuẩn quốc tế. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp, các chương trình quốc tế trong nước sẽ là một kênh thu hút đặc biệt đối với gia đình có điều kiện, nhu cầu cho con du học nước ngoài. Đây là cơ hội cho đại học tại Việt Nam thu hút ngược trở lại dòng chảy học sinh, sinh viên du học.
“Trong suy nghĩ của một số phụ huynh có điều kiện, cho con học nước ngoài mới tốt. Quan niệm này có lẽ không sai với hơn 10 năm về trước, nhưng bây giờ thì khác, đại học trong nước đã phát triển, nhiều chương trình đạt chuẩn kiểm định quốc tế. Hậu dịch bệnh Covid-19 mở ra cho phụ huynh học sinh hướng lựa chọn mới, nếu các trường biết nắm bắt cơ hội này, làm tốt khâu tuyển sinh, bảo đảm chất lượng đào tạo sẽ giữ chân được một lượng lớn thí sinh đi du học tự túc, gia tăng năng lực cạnh tranh của đại học trên trường quốc tế, giữ ngoại tệ cho đất nước”, hiệu trưởng một đại học cho biết.
Đại học RMIT thăng hạng trên bảng xếp hạng toàn cầu
Đại học RMIT xếp hạng 223 toàn cầu trên bảng xếp hạng các trường đại học thế giới QS, tăng 15 hạng so với năm ngoái và tăng 68 hạng từ năm 2014 đến nay.
Sinh viên ĐH RMIT Việt Nam
Đại học RMIT hiện xếp thứ 18 toàn cầu trong nhóm các trường đại học dưới 50 tuổi và được xướng danh trong nhóm 30 trường hàng đầu về công nghệ.
Phó chủ tịch Hội đồng trường và Giám đốc Đại học RMIT, ông Martin Bean cho biết: "Chúng tôi vui mừng khi những nỗ lực trong nhiều mặt của nhà trường thực sự được ghi nhận trên quy mô toàn cầu, bao gồm: tập trung vào những nghiên cứu tạo được ảnh hưởng; cam kết gắn kết với các ngành nghề, hợp tác với nhà tuyển dụng và mang lại trải nghiệm thực tiễn cho sinh viên; tận tâm và kiên định trong chuẩn bị cho sinh viên sẵn sàng làm việc trong tương lai".
Ở hạng mục 'danh tiếng với nhà tuyển dụng', Đại học RMIT giữ hạng tám tại Úc, thứ 39 ở Đông Á và Thái Bình Dương, và thứ 130 toàn cầu.
Những kết quả khả quan này tiếp nối thứ hạng cao mà trường đạt được trong Bảng xếp hạng QS về Khả năng được tuyển dụng của sinh viên ra trường công bố vào tháng 9/2019. Theo đó, Đại học RMIT đã leo lên hạng 77 toàn cầu.
Trong bảng xếp hạng mới công bố, thu hút quốc tế của trường tiếp tục được nâng cao, minh chứng bằng thứ hạng 33 về "giảng viên quốc tế" và thứ 106 về "sinh viên quốc tế" trên toàn cầu, lên 6 bậc ở cả hai hạng mục so với năm ngoái.
Trường còn tăng 63 hạng ở mảng trung bình trích dẫn trên mỗi giảng viên, lên thứ 381, đồng thời xếp thứ 11 ở Úc và thứ 220 trên toàn thế giới về danh tiếng học thuật - tăng hai bậc toàn cầu.
Đại học RMIT còn xếp hạng 10 toàn cục trên Bảng xếp hạng tác động của các trường đại học Times Higher Education (THE) University Impact Rankings, thể hiện nỗ lực không ngừng của trường trong việc thực thi 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc.
Bảng xếp hạng các trường đại học thế giới QS được công bố từ năm 2004. Năm nay có 1.002 học viện được xếp hạng so với 800 trường vào năm 2014.
Nữ sinh trường Ams giành học bổng của 7 đại học tại Mỹ và Phần Lan Đỗ Cao Minh Châu, cô gái lớp chuyên Sinh trường Ams tự nhận mình là người khá hướng nội nhưng để giành học bổng vào các trường đại học quốc tế, em đã bỏ lại sự rụt rè, rèn luyện, bứt phá hết mình. Huy chương Bạc kỳ thi Khoa học trẻ quốc tế - động lực chinh phục chân trời mới Cách...