Giữ hay bỏ cách phạt học sinh bằng đình chỉ học?

Theo dõi VGT trên

Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo thông tư khen thưởng, kỷ luật học sinh thay thông tư 08 năm 1988. Lần đầu tiên sau 30 năm không còn buộc thôi học và bỏ cảnh cáo học sinh trước lớp, trước trường. Đây là điều được dư luận ủng hộ.

Giữ hay bỏ cách phạt học sinh bằng đình chỉ học? - Hình 1

Minh họa: TẤN ĐẠT

Tuy nhiên, thông tư vẫn còn duy trì việc đình chỉ học không quá hai tuần với các em. Nhiều ý kiến cho rằng đó là việc không nên.

“Thầy cứ đuổi học em đi”

“Thời nay trong quá trình giáo dục nếu nhà trường kỷ luật học sinh theo kiểu phạt cho bõ ghét, phạt cho học sinh sợ… thì rất dễ nhận được hậu quả thất bại. Bởi trên thực tế học sinh không sợ mà còn tỏ ra ương bướng hơn, khó giáo dục hơn” – thầy N.V.T., giáo viên kinh nghiệm hơn 15 năm làm quản nhiệm tại một trường tiểu học – THCS – THPT tư thục ở TP.HCM, nói.

Thầy T. kể: “Cách đây ba năm, trường tôi có một học sinh lớp 10. Em luôn tỏ thái độ bất cần với mọi người chung quanh. Em chuyển qua trường tôi vào cuối học kỳ I năm lớp 10. Mẹ em cho biết trước đó em đã bị đuổi học hai lần ở hai trường khác.

Khi qua trường tôi, em thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường và đỉnh điểm là em đã gây sự rồi đánh bạn cùng lớp. Khi tôi hỏi em có biết lỗi như vậy bị kỷ luật như thế nào không, em trả lời: Bị đuổi học 1 năm phải không thầy? Thầy cứ đuổi học em đi. Nếu thầy đuổi học em, em cám ơn thầy nhiều lắm”.

Theo thầy T.: “Nói chuyện với em, tôi được biết em bất mãn với ba mẹ. Em nói nhà em bề ngoài tỏ ra hạnh phúc vậy chứ đằng sau cả hai người đều có bồ nhí, có ai yêu thương em đâu”. Sau đó, thầy T. đề xuất ban giám hiệu không đuổi học em: “Tôi cho rằng buộc thôi học đối với học sinh chỉ đưa ra khi nhà trường chấp nhận thất bại, không thể giáo dục học sinh được nữa.

Trên thực tế nhiều học sinh chưa ngoan luôn mong được đuổi học. Như thế các em không phải đến trường, tuân theo những quy định, nề nếp. Bị đuổi học các em được ở nhà. Phụ huynh của các em này đa số bận rộn, ít có thời gian quan tâm đến con cái nên các em được thoải mái đi đua xe, tụ tập chơi bời…”.

Thầy T. đúc kết: “Vì vậy kỷ luật tạm đình chỉ học tập tối đa hai tuần như dự thảo là không có tác dụng, thậm chí tác dụng ngược. Rất có thể sau hai tuần bị đình chỉ học tập, học sinh sẽ không quay lại trường nữa mà nghỉ học luôn”.

Giữ hay bỏ cách phạt học sinh bằng đình chỉ học? - Hình 2

TS Nguyễn Tùng Lâm, chu tich hoi đong giao duc cua Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), dẫn học sinh đi thăm Văn miếu – Quốc tử giám tháng 4-2020. Ông Lâm thành lập trường này năm 1989 để “tiếp nhận học sinh bị đuổi học theo thông tư 08″ – Ảnh: Website nhà trường

Không phù hợp và không hiệu quả

Tương tự, thầy Trần Tuấn Anh – giáo viên Trường THCS Colette, quận 3, TP.HCM – đưa ra ý kiến: “Hiện nay kỷ luật tạm đình chỉ học tập của học sinh theo tôi không còn phù hợp và không hiệu quả. Việc đuổi học học sinh dù 1 ngày, 2 ngày trước tiên gây thiệt thòi cho các em. Đi học là quyền của mọi trẻ em. Học sinh không được đi học sẽ bị mất bài và sau đó rất khó bù bài trong điều kiện các giáo viên bộ môn quá bận rộn, ý thức tự học của học sinh không cao”.

Ngoài ra, theo thầy Tuấn Anh: “Mục đích kỷ luật học sinh là để các em thấy hối lỗi, hiểu rằng mình làm sai sẽ bị phạt. Nhưng thời nay học sinh không sợ bị đuổi học nên nếu trường đình chỉ học khiến cho em mừng vui vì không phải đi học.

Video đang HOT

Thêm nữa, trong khoảng thời gian bị đình chỉ học tập thì ai sẽ quản học sinh? Trong hai tuần học sinh không được đến trường mà ở nhà thì cực kỳ nguy hiểm, nhất là đối với các gia đình không có thời gian quan tâm đến con cái. Trong trường hợp này, có khi sau hai tuần bị đình chỉ học tập, học sinh sẽ không quay lại trường nữa”.

Thầy Bùi Gia Hiếu – hiệu trưởng Trường THPT Nhân Việt TP.HCM – cũng nêu ý kiến: “Tôi hiểu hình thức kỷ luật tạm đình chỉ học tập tối đa hai tuần như dự thảo tức là học sinh có lỗi thì sẽ tạm dừng việc học để làm rõ những vi phạm của mình.

Tuy nhiên, các em không được ở nhà mà phải đến trường nói chuyện với giáo viên, giám thị, đồng thời thực hiện các hình phạt do nhà trường đưa ra như quét dọn, vệ sinh trường lớp… Chứ nếu đình chỉ học tập mà trả học sinh về cho địa phương hay phụ huynh quản lý thì sẽ không hiệu quả”.

Giữ hay bỏ cách phạt học sinh bằng đình chỉ học? - Hình 3

Đô hoa: TUÂN ANH

Đình chỉ là một hình phạt nặng

Theo quan điểm của thầy Nguyễn Tùng Lâm – chủ tịch hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), trong các trường hợp cụ thể, có thể sẽ phải tạm đình chỉ học tập tại lớp của học sinh. Nhưng việc này chỉ có ý nghĩa giáo dục nếu nhà trường và trực tiếp là giáo viên chủ nhiệm phải rõ trách nhiệm của mình tiếp tục theo sát học sinh, chứ không phải “đình chỉ” là buông bỏ, giao về cho gia đình.

Tuy nhiên, việc giáo dục chỉ hiệu quả khi có thể biến việc kỷ luật của nhà trường thành tự kỷ luật của học sinh. Có nghĩa học sinh phải tự giác, phải thực tâm nhận ra khuyết điểm, muốn thay đổi. Để làm được điều đó, phải có hàng loạt giải pháp để nắm được nguyên nhân phạm lỗi, hoàn cảnh gia đình học sinh, thậm chí có các can thiệp điều trị về tâm lý cho học sinh.

Nói vậy xem ra rất dễ nhưng trên thực tế không phải trường nào cũng làm được. Khi đình chỉ học sinh, việc giám sát các em, ở nhà lẫn trường, đều khó thực hiện trong thời buổi hiện nay.

Dự thảo thông tư cho rằng việc tạm đình chỉ có thể các em không rời trường mà vẫn đến trường và nhà trường cùng thầy cô giáo “giáo dục riêng”, nhưng thực tế khi đã tạm đình chỉ và tách học sinh ra khỏi lớp, theo nhiều thầy cô giáo, đó đã là một hình phạt nặng.

“Phạt để học sinh thay đổi”

Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) có nhiều năm áp dụng hình thức “phạt bằng lao động”, trong đó mức kỷ luật nghiêm khắc nhất là “lao động trong hè”. Học sinh phải lao động trong hè thường được thông báo kế hoạch trước trên cơ sở trao đổi, thống nhất với cha mẹ học sinh.

Theo thầy Hà Xuân Nhâm – hiệu trưởng, nhiều học sinh phạm lỗi sau khi được “giao nhiệm vụ lao động” lại bày tỏ thái độ tích cực vì các em nhận ra mình phải “trả giá” cho việc làm sai lầm và các hình thức phạt bằng lao động như chăm sóc cây, xếp lại sách trong thư viện khiến học sinh không bị áp lực, có thay đổi tích cực trong cả nhận thức và tình cảm…

Chấm dứt khen thưởng, xử phạt tràn lan

Thông tư 08 năm 1988 quy định khen thưởng như sau:

1. Khen trước lớp: Riêng đối với học sinh các lớp cấp I, ngoài hình thức khen trước lớp còn hai hình thức khen thưởng sau đây: Thưởng phiếu khen và Ghi tên vào bảng danh dự của lớp.

2. Khen trước toàn trường.

3. Danh hiệu “học sinh khá”.

4. Danh hiệu “học sinh giỏi”.

5. Ghi tên vào bảng danh dự của trường.

6. Danh hiệu học sinh xuất sắc.

7. Được khen thưởng đặc biệt.

Dự thảo chỉ để tuyên dương trước lớp, tuyên dương trước toàn trường, tặng giấy khen. Và các hình thức tuyên dương, khen thưởng khác phù hợp với mục đích và nguyên tắc khen thưởng học sinh.

Kỷ luật không phải để trừng phạt

Giữ hay bỏ cách phạt học sinh bằng đình chỉ học? - Hình 4

Học sinh lớp 12 niên khóa 2017 – 2020 của Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) trong lễ tri ân trưởng thành – Ảnh: Website nhà trường

Ông Bùi Văn Linh – vụ trưởng Vụ công tác học sinh sinh viên, Bộ GD-ĐT – trao đổi với Tuổi Trẻ sau khi có dự thảo thông tư quy định về khen thưởng, kỷ luật học sinh.

Ông Bùi Văn Linh nói:

- Kỷ luật học sinh là việc bất đắc dĩ. Nhưng thực tiễn diễn ra trong các trường cho thấy quy định về kỷ luật học sinh vẫn cần nghiêm khắc và phù hợp với thực tiễn. Theo quan điểm của ban soạn thảo thông tư lần này, kỷ luật học sinh không phải để trừng phạt mà để giáo dục.

Trong dự thảo thông tư không đặt ra các mức kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo, tạm đình chỉ học tập với học sinh tiểu học mà chỉ áp dụng các biện pháp kỷ luật tích cực, hỗ trợ, giúp đỡ học sinh điều chỉnh hành vi, tiến bộ. Còn đối với học sinh THCS trở lên, việc áp dụng các hình thức kỷ luật cũng nhằm giáo dục các em biết chịu trách nhiệm về hành vi mình gây nên và có các giải pháp giúp đỡ để học sinh thay đổi.

* Nhiều ý kiến cho rằng Bộ GD-ĐT đã bỏ mức kỷ luật “đuổi học” thì cũng nên xóa bỏ mức “tạm đình chỉ học tập” trong dự thảo. Vì dù chỉ đình chỉ tối đa hai tuần nhưng việc này không có ý nghĩa giáo dục. Ông có chia sẻ gì thêm về ý kiến này?

- Trên thực tế có rất nhiều tình huống, mức độ phạm lỗi của học sinh, trong đó có những vi phạm nghiêm trọng nhưng chưa tới mức phải xử lý hình sự theo quy định pháp luật. Vì thế, ban soạn thảo khi xây dựng quy định phải đưa ra các mức kỷ luật tăng nặng dần để có cơ sở cho các nhà trường thực hiện. Tôi thấy rằng không thể bỏ quy định “tạm đình chỉ học tập”.

Tuy nhiên, khác với mức kỷ luật “đuổi học”, giao học sinh cho gia đình và địa phương quản lý ở thông tư cũ, dự thảo thông tư mới quy định mức “tạm đình chỉ học tập để thực hiện kế hoạch giáo dục riêng”. Có nghĩa nhà trường không chối bỏ trách nhiệm, đẩy học sinh ra ngoài trường mà trong thời gian tạm đình chỉ học tập, nhà trường, thầy cô giáo và gia đình sẽ cùng hỗ trợ học sinh lập kế hoạch giáo dục riêng, giám sát học sinh thực hiện. Học sinh vẫn đến trường, nhưng để thực hiện kế hoạch giáo dục riêng đó.

Trong kế hoạch giáo dục riêng đối với đối tượng học sinh phải “tạm đình chỉ học tập”, có thể áp dụng các biện pháp kỷ luật tích cực như tham gia các hình thức lao động phù hợp, hoàn thành các nhiệm vụ trong phạm vi nhà trường, tham gia các hoạt động, công việc có ý nghĩa cộng đồng. Đây chính là quá trình kỷ luật nhưng cũng để giáo dục học sinh.

* Nhưng việc học sinh bị “tạm đình chỉ” có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, quyền lợi chính đáng của học sinh, việc này có được ban soạn thảo tính đến không?

- Trong quá trình soạn thảo, chúng tôi phải tham vấn các chuyên viên của Vụ tiểu học, Vụ trung học, nghiên cứu các quy định khác để đảm bảo tính nhất quán và đặc biệt là bảo vệ quyền học tập của học sinh.

Cụ thể ở quy định “tạm đình chỉ học tập”, chúng tôi đã phải cân nhắc các quy định trong điều lệ trường trung học để đảm bảo thời gian tạm đình chỉ học tập không vượt quá số ngày tối đa học sinh được phép nghỉ trong một năm học. Vì nếu vượt quá, học sinh sẽ không đủ điều kiện lên lớp. Việc này cũng phải tính toán để khoảng thời gian học sinh thực hiện mức kỷ luật không quá dài, đủ cho học sinh có thể theo kịp chương trình.

* Nếu học sinh bị vi phạm vẫn không tiến bộ với các biện pháp kỷ luật tích cực, thậm chí tái phạm lỗi thì phải có biện pháp gì?

- Các trường hợp đặc biệt cần thiết có thể gia hạn, nhưng trong một lần thực hiện mức kỷ luật không quá hai tuần. Thời gian học sinh chịu mức kỷ luật tạm đình chỉ không vượt quá so với thời gian học sinh được nghỉ trong năm học.

* Như vậy, kể cả mức “tạm đình chỉ học tập” ông cho rằng cũng là hình thức kỷ luật tích cực?

- Đúng như thế. Nếu trước đây các mức kỷ luật học sinh máy móc, mang tính hành chính thì ở dự thảo, bất cập đó được khắc phục.

VĨNH HÀ thực hiện

Không ghi kỷ luật vào học bạ, không còn khái niệm đuổi học

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư Quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

Không ghi kỷ luật vào học bạ, không còn khái niệm đuổi học - Hình 1

Ảnh minh họa

Theo dự thảo thông tư, "không sử dụng các hình thức phê bình, kỷ luật, xử phạt mang tính bạo lực, xúc phạm nhân phẩm, ảnh hưởng xấu đến thể chất và tinh thần của học sinh"; chỉ có các mức khiển trách, cảnh cáo và "tạm dừng học tập trên lớp để thực hiện kế hoạch giáo dục riêng với học sinh vi phạm". Như vậy, không còn khái niệm "đuổi học", "buộc thôi học".

Các hình thức như khiển trách, cảnh cáo, tạm dừng học tập trên lớp không được áp dụng với học sinh tiểu học. Nếu như trước đây, mức kỷ luật buộc thôi học cao nhất có thể là 1 năm thì thông tư mới quy định: Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm của học sinh, căn cứ đề xuất của hội đồng kỷ luật học sinh của nhà trường, hiệu trưởng nhà trường xem xét, quyết định thời hạn tạm dừng học tập trên lớp đối với học sinh tối đa là 2 tuần lễ để thực hiện kế hoạch giáo dục riêng đối với học sinh vi phạm.

Riêng với học sinh vi phạm pháp luật theo quy định của Bộ luật Hình sự do cơ quan tiến hành tố tụng xử lý thì tùy từng mức độ cụ thể, dự thảo thông tư cũng có hướng dẫn các trường thực hiện. Mục tiêu chung là tạo mọi điều kiện để học sinh có thể quay trở lại tham gia học tập tại trường. Theo dự thảo thông tư, Bộ GD&ĐT quy định nhà trường lưu giữ hồ sơ liên quan kỷ luật học sinh theo quy định; không ghi hình thức kỷ luật vào học bạ của học sinh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Người phụ nữ gửi tiết kiệm 168 tỷ đồng, nửa tiếng sau tài khoản còn 0 đồng, tòa án tuyên bố: Ngân hàng không cần bồi thườngNgười phụ nữ gửi tiết kiệm 168 tỷ đồng, nửa tiếng sau tài khoản còn 0 đồng, tòa án tuyên bố: Ngân hàng không cần bồi thường
19:30:48 22/11/2024
Vụ Trường THPT Tô Hiến Thành tuyển sinh "chui": Tình tiết mới nhấtVụ Trường THPT Tô Hiến Thành tuyển sinh "chui": Tình tiết mới nhất
20:13:52 22/11/2024
Thợ trang điểm bật khóc nức nở khi bị gia đình chú rể lục soát vali, yêu cầu cởi đồ để kiểm tra sau khi bị mất 20 triệu đồng trong đám cướiThợ trang điểm bật khóc nức nở khi bị gia đình chú rể lục soát vali, yêu cầu cởi đồ để kiểm tra sau khi bị mất 20 triệu đồng trong đám cưới
18:19:26 22/11/2024
Như Quỳnh: "Tôi hối hận vì đã làm điều đó với Hiền Thục"Như Quỳnh: "Tôi hối hận vì đã làm điều đó với Hiền Thục"
16:45:29 22/11/2024
Khả năng ca hát của Minh Hằng so với Tóc Tiên ra sao?Khả năng ca hát của Minh Hằng so với Tóc Tiên ra sao?
18:54:00 22/11/2024
MAMA ngày 1: "Bà cả Penthouse" U50 đọ dáng cực gắt với Jang Won Young, Park Bo Gum - Byeon Woo Seok visual 10/10MAMA ngày 1: "Bà cả Penthouse" U50 đọ dáng cực gắt với Jang Won Young, Park Bo Gum - Byeon Woo Seok visual 10/10
17:49:47 22/11/2024
Sao Việt 22/11: Hoa hậu Ý Nhi về nước, Trương Ngọc Ánh hội ngộ chồng cũSao Việt 22/11: Hoa hậu Ý Nhi về nước, Trương Ngọc Ánh hội ngộ chồng cũ
17:07:18 22/11/2024
Chàng trai đi máy bay giữa 2 châu lục mỗi tuần để thăm bạn gáiChàng trai đi máy bay giữa 2 châu lục mỗi tuần để thăm bạn gái
19:15:06 22/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bích Tuyền lộ 'gia cảnh' thật, không dàn xếp 15 triệu USD với Mr.Đàm vì thứ này?

Bích Tuyền lộ 'gia cảnh' thật, không dàn xếp 15 triệu USD với Mr.Đàm vì thứ này?

Sao việt

21:43:14 22/11/2024
Trước khi xảy ra vụ kiện đòi 15 triệu USD, Đàm Vĩnh Hưng và gia đình ca sĩ Bích Tuyền rất thân thiết, xem nhau như người nhà. Cơ ngơi của Bích Tuyền và chồng tỷ phú ở Mỹ cũng không phải dạng vừa, có thể là lý do để Mr.Đàm ra điều kiện d...
Một nữ ca sĩ gọi đại gia Hà Dũng là ân nhân: "Không có anh, tôi không có ngày hôm nay"

Một nữ ca sĩ gọi đại gia Hà Dũng là ân nhân: "Không có anh, tôi không có ngày hôm nay"

Tv show

21:37:53 22/11/2024
Để tôi có được ngày hôm nay, từ Mai Thu Hường trở thành Maya, tôi phải biết ơn ân nhân của mình là anh Hà Dũng - Maya chia sẻ.
Jiyeon (T-ara) và chồng cầu thủ phân chia tài sản, chính thức kết thúc cuộc hôn nhân sóng gió

Jiyeon (T-ara) và chồng cầu thủ phân chia tài sản, chính thức kết thúc cuộc hôn nhân sóng gió

Sao châu á

21:35:20 22/11/2024
Ngày 22/11, tờ KoreaBoo đưa tin Jiyeon (T-ara) và cầu thủ bóng chày Hwang Jae Gyun đã chính thức hoàn tất thủ tục ly hôn.
Nicole Kidman bị chỉ trích nói dối về "meme ăn mừng ly hôn Tom Cruise"

Nicole Kidman bị chỉ trích nói dối về "meme ăn mừng ly hôn Tom Cruise"

Sao âu mỹ

21:32:02 22/11/2024
Sau khi Nicole Kidman nói meme ly hôn được lan truyền là cảnh trong một bộ phim, cô đã bị cáo buộc nói dối. Đây không phải là từ một bộ phim - người hâm mộ khẳng định.
Xem ngay sân khấu đầu tiên của siêu hit APT.: Rosé và Bruno Mars "quẩy" cực vui nhưng 1 điểm gây hụt hẫng!

Xem ngay sân khấu đầu tiên của siêu hit APT.: Rosé và Bruno Mars "quẩy" cực vui nhưng 1 điểm gây hụt hẫng!

Nhạc quốc tế

21:20:33 22/11/2024
Không một ai ngờ, sân khấu APT. đã được quay trước rồi phát sóng tại MAMA. Rosé và Bruno Mars không trình diễn như dự tính.
Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham kêu gọi trừng phạt ICC sau lệnh bắt Thủ tướng Israel

Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham kêu gọi trừng phạt ICC sau lệnh bắt Thủ tướng Israel

Thế giới

21:16:32 22/11/2024
Động thái này được đưa ra sau khi ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc tội ác chống lại loài người liên quan đến cuộc xung đột ở Gaza.
Bức ảnh chụp lúc 5h sáng cho thấy 1 sự thật về ngôi sao hạng S của Vbiz

Bức ảnh chụp lúc 5h sáng cho thấy 1 sự thật về ngôi sao hạng S của Vbiz

Nhạc việt

21:14:44 22/11/2024
Hiếm có sự kiện nào quy tụ được dàn sao nam đình đám hàng top hiện nay như Sơn Tùng, SOOBIN, HIEUTHUHAI, Dương Domic... nên các FC đang dùng hết sức mạnh để ủng hộ cho thần tượng.
Du khách Tây gãy chân nhưng vẫn quyết chinh phục Hà Giang: Cách làm thông minh khiến dân mạng phải bật cười

Du khách Tây gãy chân nhưng vẫn quyết chinh phục Hà Giang: Cách làm thông minh khiến dân mạng phải bật cười

Netizen

20:11:23 22/11/2024
Có lẽ, Hà Giang là địa điểm quá hấp dẫn với du khách nước ngoài về mọi mặt, từ phong cảnh hùng vĩ, người dân thân thiện cho đến các trải nghiệm vô cùng độc đáo về văn hoá, ẩm thực
Chủ tịch Hội nông dân xã mất tích bí ẩn

Chủ tịch Hội nông dân xã mất tích bí ẩn

Tin nổi bật

20:10:59 22/11/2024
Ông L.B.P., Chủ tịch Hội nông dân xã Xá Lượng, huyện Tương Dương (Nghệ An) được cho đã mất tích từ chiều ngày 20/11 đến nay.
Dẫn lưu não thất - ổ bụng điều trị não úng thủy cho bệnh nhi sinh non

Dẫn lưu não thất - ổ bụng điều trị não úng thủy cho bệnh nhi sinh non

Sức khỏe

20:10:31 22/11/2024
Đến ngày 1/8/2024 (4 ngày sau khi sinh), qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện trẻ có tình trạng giãn não thất 2 bên. Tuy nhiên, giai đoạn này trẻ chưa được can thiệp giãn não thất do tình trạng sức khỏe chưa cho phép.
Vờ hỏi đường, thanh niên cướp tài sản của cô gái ở Hà Nội

Vờ hỏi đường, thanh niên cướp tài sản của cô gái ở Hà Nội

Pháp luật

20:01:48 22/11/2024
Cần tiền tiêu, Mai Văn Quang mang theo dao nhọn, loanh quanh ở khu vực cầu đi bộ ở Hà Nội, tìm người dân sơ hở để cướp tài sản.