Giữ gìn và phát huy truyền thống ‘Tôn sư trọng đạo’
‘Ăn quả nhớ người trồng cây, có danh có vọng nhớ thầy khi xưa’, vào những ngày này, trên khắp mọi miền đất nước, các thế hệ học sinh đều gửi những lời chúc mừng tốt đẹp nhất, những bông hoa tươi thắm đến các thầy giáo, cô giáo bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã có công dạy dỗ mình.
Đó là truyền thống ‘ Tôn sư trọng đạo’ của dân tộc ta từ ngàn đời nay.
Cô, trò Trường Tiểu học Ba Đình (thị xã Bỉm Sơn) trong Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Ảnh: phong sắc
“Tôn sư trọng đạo” là một trong những truyền thống tốt đẹp của người Việt, truyền thống ấy đã góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Người xưa thường nói: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, dù chỉ học một chữ hay nửa chữ cũng mang ơn người dạy. Ca dao có câu: “Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu kính thầy” và tục ngữ cũng đã dạy: “Không thầy đố mày làm nên”… Điều này cho thấy lòng trân trọng, kính yêu của Nhân dân ta dành cho người thầy – những “kỹ sư tâm hồn” của mọi thời đại như thế nào. Thế nên, nghề dạy học được coi là nghề cao quý nhất vì sản phẩm đào tạo ra chính là con người. Nhân dân ta trọng đạo chính là trọng cái nghề “trồng người” cao quý ấy, cũng như họ đã tôn vinh người thầy là những “kỹ sư tâm hồn”. Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” tốt đẹp đó đã được Nhân dân ta kế thừa và phát huy trong cuộc sống hiện nay. Chính vì vậy, trên khắp đất nước, ở đâu cũng vậy, từ thành thị đến nông thôn, miền xuôi đến miền ngược, người dân Việt Nam đều yêu quý, tôn trọng người thầy, đều dành cho thầy những tình cảm ưu ái và lòng biết ơn sâu sắc. Người thầy được tôn vinh thì nghề dạy học cũng được coi trọng. Không phải ngẫu nhiên mà giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu và ngày 20-11 hằng năm trở thành ngày hội lớn của toàn dân để tôn vinh người thầy và nghề dạy học cao quý.
Ở thời kỳ nào cũng vậy, người thầy luôn là một tấm gương sáng cho học trò noi theo. Ngoài việc có chuyên môn giỏi thì người thầy phải có đạo đức, lối sống mẫu mực, có lòng yêu thương học trò, yêu nghề, sống nhân ái, nghĩa tình, trọng đạo lý, được mọi người kính trọng. Vì lẽ đó mà người Việt luôn nhắc nhở nhau phải “Tôn sư trọng đạo”, phải biết yêu kính thầy, nghe lời thầy dạy dỗ. Trong xã hội học tập và mọi người được học tập suốt đời như hiện nay thì vai trò của người thầy lại càng quan trọng. Vị trí người thầy không ngừng được nâng lên, ơn nghĩa đối với người thầy vẫn là một trong những đạo lý được coi trọng. Mặc dù khoa học – kỹ thuật phát triển, nhiều yếu tố hiện đại, tiện ích có thể tham gia vào quá trình giáo dục con người, nhưng có lẽ không gì có thể thay thế được vị trí của người thầy. Bởi lẽ, dù xã hội có phát triển như thế nào đi chăng nữa, người thầy vẫn luôn là biểu tượng cho nhân cách, chuẩn mực đạo đức và là người truyền vào tâm hồn học trò những điều tốt đẹp, gieo mầm thiện để nhân lên những điều thiện trong tâm căn mỗi học trò. Dù các phương tiện trong quá trình giáo dục có hiện đại, tối tân đến đâu cũng chỉ là phương tiện mang tính hỗ trợ cho bài giảng của thầy, còn vai trò quan trọng vẫn là người thầy trên bục giảng, là phấn trắng, bảng đen. Thầy là người truyền lửa ham học cho học trò, khơi lên trong các em những ước mơ, hoài bão để thổi bùng lên những khát vọng cao đẹp trong tương lai. Vì thế, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” vẫn còn vẹn nguyên giá trị.
Tuy nhiên, theo dòng “biến thiên”, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” ngày nay đã và đang bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố tiêu cực. Những yếu tố này thuộc về nhiều phía, cả ở phía người thầy, học trò và xã hội. Về phía người thầy, vẫn còn một bộ phận nhà giáo thiếu tâm huyết với nghề, đánh mất lòng tự trọng nghề nghiệp, xu hướng thương mại hóa giáo dục đã tạo ra vòng xoáy cuốn một bộ phận giáo viên rời xa truyền thống và tôn chỉ của nghề sư phạm. Có những thầy, cô giáo vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thậm chí vi phạm pháp luật… Tất cả đã và đang làm phương hại đến truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, làm tổn thương đến những nhà giáo chân chính. Về phía học sinh, bên cạnh những em chăm chỉ, ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy, cô giáo, đã có không ít bạn quên đi đạo nghĩa thầy trò. Có những học sinh vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, xúc phạm thầy, cô giáo, vô lễ với những người đang ngày đêm dạy bảo mình những điều hay lẽ phải, truyền đạt cho mình những tinh hoa tri thức nhân loại…
Video đang HOT
Cô, trò Trường THCS Thành Hưng (Thạch Thành) trong giờ học.
Mặc dù những biểu hiện tiêu cực, những cái xấu vẫn còn len lỏi và tồn tại trong trường học làm phương hại đến truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, thế nhưng, các thầy, cô giáo vẫn kiên định, giữ vững tinh thần, âm thầm truyền thụ kiến thức, giáo dục hình thành nhân cách cho học sinh; lặng lẽ vực dậy những học sinh trót có hành vi trái đạo đức, hành động trái pháp luật, giúp các em tìm được hướng đi lương thiện, đứng vững trước sóng gió cuộc đời. Đội ngũ nhà giáo xứ Thanh luôn xác định sứ mệnh và trách nhiệm của mình trước xã hội, như lời Bác Hồ – người thầy vĩ đại của dân tộc đã dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
Có thể thấy, trong suốt chiều dài lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc, người Việt đã xây dựng và vun đắp nhiều truyền thống quý báu, như truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, hiếu học, tôn sư trọng đạo, cần cù, siêng năng… Những truyền thống ấy như những sợi chỉ đỏ xuyên suốt, kết dính từng thế hệ người Việt. Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” cùng với truyền thống hiếu học của Nhân dân ta đã làm nên một nước Việt Nam “ngàn năm văn hiến” và mãi mãi giữ nguyên giá trị ở hiện tại và cả tương lai. Vì thế, mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh xứ Thanh hôm nay cần tiếp tục vun đắp, giữ gìn và phát huy truyền thống ấy để sự nghiệp “trồng người” của tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói chung ngày càng phát triển vững mạnh, toàn diện.
Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên đón 240 tân sinh viên Mầm non
Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên vừa tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và đón 240 tân sinh viên ngành học Mầm non.
Tân sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên rạng rỡ cùng thầy cô trong ngày khai giảng.
Hòa chung không khí cả nước, sáng nay (17/11), Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Điện Biên tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và Khai giảng năm học mới.
Ôn lại truyền thống "Tôn sư trọng đạo", Hiệu trưởng nhà trường Nguyễn Thị Tuyết Mai đồng thời cũng chia sẻ nhiều khó khăn, thách thức cùng nhiều thành tựu đáng khích lệ trong công tác đạo tạo của nhà trường.
Cô Nguyễn Thị Tuyết Mai, Hiệu trưởng Trường CĐSP Điện Biên ôn lại truyền thống 40 Năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và chào đón tân sinh viên.
Với trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Mầm non, Tiểu học và THCS trong gần 60 năm qua cho tỉnh nhà, đội ngũ cán bộ, giảng viên của nhà trường đã chủ động khắc phục khó khăn. Cùng với đó là việc phát huy trí tuệ, tài năng và tâm huyết trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Năm 2020, Luật Giáo dục thay đổi, cùng với các trường CĐSP cả nước, nhà trường dừng tuyển sinh đào tạo giáo viên Tiểu học và THCS. Từ 16 ngành đạo tạo trình độ cao đẳng, nay chỉ còn 1 ngành giáo viên mầm non trình độ cao đẳng.
Đại diện tân sinh viên tặng hoa chúc mừng Nhà trường.
Tuy nhiên, với truyền thống đoàn kết, nỗ lực vượt khó, tập thể sư phạm nhà trường đã thích ứng nhanh, tích cực bồi dưỡng để tiếp nhận các nhiệm vụ mới. Trong đó chú trọng đổi mới tư duy, phương pháp và mở rộng liên kết đào tạo, với yêu cầu chất lượng năm sau cao hơn năm trước.
Năm học 2021 - 2022, dịch bệnh đã gây ảnh hưởng lớn đến công tác dạy và học của nhà trường. Trong đó, nhiều hoạt động giáo dục phải thay đổi về cả thời gian và hình thức tổ chức. Tuy nhiên, kết quả năm học vẫn ghi nhận nhiều khả quan.
Đại diện Sở GD&ĐT Điện Biên trao Giấy khen cho 2 cá nhân tiêu biểu.
Trong năm học, nhà trường đã tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo bồi dưỡng cho trên 7.000 sinh viên và học viên. Trong đó, đào tạo chính quy hơn 600 sinh viên, với 99% tốt nghiệp và chuyển lớp. Liên kết đào tạo đại học quy mô gần 1.700 học viên; bồi dưỡng cấp chứng chỉ trên 4.600 giáo viên, cán bộ quản lý trường Mầm non, Tiểu học, THCS...
Đặc biệt, nhà trường có 40 đề tài, sáng kiến và tài liệu giảng dạy được nghiệm thu; 16 sinh viên được kết nạp Đảng.
Xác định năm học 2022 - 2023 tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách, Trường CĐSP Điện Biên quyết tâm thực hiện hiệu quả 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, tập trung thi đua lập thành tích, hướng tới kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển của nhà trường.
Hiệu trưởng Trường CĐSP Điện Biên trao Giấy khen cho các cá nhân có nhiều thành tích.
Đối với các tân sinh viên, Hiệu trưởng nhà trường đặt ra kỳ vọng, đồng thời cũng mong muốn các em bước vào môi trường học tập mới sớm hòa nhập, sống lành mạnh, biết cân bằng giữa học tập và giải trí. "Các em cần xây dựng cho mình phương pháp học tập phù hợp, chủ động. Phấn đấu trở thành một sinh viên năng động, sáng tạo và hội nhập", cô Mai nhấn mạnh.
Nhân dịp này, 13 cá nhân là cán bộ, nhân viên, giảng viên và sinh viên có nhiều thành tích trong thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường được các cấp khen thưởng.
Trường THCS Xuân Đỉnh (Hà Nội): Phát huy truyền thống dạy tốt, học tốt Trải qua gần 100 năm xây dựng và phát triển, Trường THCS Xuân Đỉnh (Hà Nội) là một trong số ít ngôi trường phổ thông lâu đời có bề dày thành tích của quận Bắc Từ Liêm. Với sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhà trường đã trở thành đơn vị xuất sắc tiêu biểu của Thủ...