Giữ chồng
Vợ thấp bé, gương mặt không có gì nổi bật. Điều đó không quan trọng vì tôi thích người phụ nữ thông minh, hiền hậu. Tôi đã chọn cô bé nhỏ nhắn học giỏi nhất khối 11, sau tôi một lớp.
“Cô bé” sống chung nhà với tôi hơn 15 năm, cung nhau chia bui se ngot. Hai đứa con đã qua tiểu học. Vây mà “cô bé” vẫn chưa hoàn toàn tin vào tình cảm của chồng. “Cô bé” canh giữ tôi nghiêm ngặt đến phát bực.
Ba tôi mất sớm, người thân duy nhất còn lại bên họ nội là chú Út. Nghe tin chú bệnh nặng, tôi hoảng hốt thu xếp đồ đạc chuẩn bị về thăm. Vợ nhất định không cho tôi đi một mình. Theo cùng thì không thể, vì cơ quan cô ấy đang lúc bê bôn công việc. Lý do đơn giản chỉ vì ngày trước có một cô gái ở quê thích tôi, từ thuở mười lăm, mười sáu. Giờ cô ấy vẫn chưa lập gia đình và vì vậy vợ tôi… lo lắng. Nhiều lần tôi giải thích đó chỉ là tình cảm đơn phương của người ta song vợ vẫn không yên lòng. Nàng ra “tối hậu thư” rằng tôi không được tiếp xúc, phải tránh xa cô ấy. Người cùng quê, lại là bạn cũ, gặp nhau không chào, không thăm hỏi, coi sao được. Vợ chồng vì chuyện này mà hục hặc hoài.
Với người bạn cũ thỉnh thoảng gặp nhau còn vậy, chuyện vợ “siết” mối quan hệ bạn bè hàng ngày khiến tôi nhức đầu hơn. Điện thoại tôi bị vợ săm soi từng cuộc gọi, tin nhắn. Thỉnh thoảng cô ấy cũng vờ mượn laptop của tôi để kiểm tra khắp “hang cùng ngõ hem” xem có “vết tích” gì không. Hễ thấy cô đồng nghiệp hay bạn học cũ nào có vẻ xinh xinh trao đổi trò chuyện với chồng là vợ bắt đầu kiếm chuyện gây gổ, buộc chồng phải tránh xa họ. Tính tôi cởi mở vui vẻ, thích giao lưu bè bạn, mà bắt quanh năm suốt tháng chỉ biết đến vợ con, thật khó chịu.
Video đang HOT
Vợ cũng dựng lên một bức tường trong các mối quan hệ bè bạn của hai vợ chồng. Tôi không được giao du với tất cả bạn nữ của cô ấy. Và đương nhiên, vợ luôn tỏ ra xa lạ với tất cả bạn khác phái của chồng. Thỉnh thoảng bạn chồng đến nhà chơi, vợ sa sầm nét mặt, viện cớ bận bịu hoặc không khỏe để lảng tránh, chưa bao giờ cùng tôi niềm nở tiếp khách.
Tôi nhiều lần nói với vợ: vợ chồng phải tin tưởng và tạo cảm giác thoải mái cho nhau. Sống cùng nhau bao nhiêu năm rồi, chẳng lẽ vợ không hiểu tính chồng? Đàn ông một khi đã có ý lăng nhăng thì phụ nữ giữ cách nào đêu không nổi. Và không phải người đàn ông nào cũng “ham của lạ”, coi nhẹ gia đình. Vẻ đẹp của người phụ nữ không chỉ thể hiện ở sắc vóc. Không cần biết trông ra sao, hễ người đàn ông đã chọn thì nhất định với anh ta, cô ấy là người vừa ý.
Suy nghĩ mông lung rồi kém tự tin, sinh đủ thứ “chiêu trò” để giữ chồng như giữ một vật sở hữu sẽ khiến chồng cảm thấy tù túng, nhiều lúc muốn “bứt phá”, muốn “tự do”. Chẳng phải không ít cuộc hôn nhân đổ vỡ chỉ vì các ông chồng bị vợ “trói tay trói chân” đến ngột ngạt đo sao?
Theo VNE
Mẹ vợ - con rể
Không ít những tình huống mâu thuẫn, trớ trêu xuất phát từ mẹ vợ - con rể.
Chỉ tại cái tính tự ái
Hoàng và Liên mặc dù yêu nhau đã lâu nhưng trục trặc mãi mới đi đến hôn nhân chỉ vì vợ anh là con gái độc nhất. Ba Liên đã mất từ khi cô còn bé nên nhà chỉ có hai mẹ con sống nương tựa vào nhau. Gia đình Liên có ý muốn Hoàng về ở cùng để có thể nhờ cậy lúc ốm đau hay trái gió trở trời. Anh thì chúa ghét cái cảnh ở rể nhưng nhìn Liên khóc lóc, năn nỉ, và tình cảm có với nhau cũng ngót nghét gần 5 năm nên Hoàng đành nhắm mắt đưa chân. Cưới nhau xong, cái cảm giác ở rể vẫn đeo bám anh vào tận trong giấc ngủ.
Lần ấy, ông bạn cũ của mẹ vợ anh đến chơi, do không có mẹ ở nhà nên anh lịch sự ra ngồi tiếp. Đang trò chuyện khá rôm rả và vui vẻ, vợ anh từ bếp bưng nước ra mời khách thì thấy anh sa sầm mặt xin phép lên phòng. Không hiểu chuyện gì xảy ra, nhưng linh tính mách bảo có chuyện không lành, chị cũng nén lòng tiếp khách cho đến khi họ ra về rồi vội lên phòng tìm chồng.
Hóa ra, ông bạn cũ vô tình đụng đến "vết thương" đang âm ỉ trong anh bấy lâu. Trong lúc trà dư tửu hậu, ông bạn mẹ vợ anh kể về chuyện vợ chồng con gái ông cũng đang ăn nhờ ở đậu nhà ông với ý chê bai anh con rể mình. Rằng "anh là sướng nhất rồi, chuột sa chĩnh nếp, làm rể giám đốc Hương là quá sướng. Cơ ngơi có sẵn chỉ lo làm ăn chứ lương nhà nước ba cọc ba đồng thì đến đời nào mới mua được nhà". Nghe khách nói, mặt anh nóng ran mà cơn giận trong lòng bốc lên ngùn ngụt.
Thực ra lời ông khách nói chỉ như cơn gió làm thổi bùng ngọn lửa bấy lâu nay luôn cháy âm ỉ trong lòng. Anh ầm ĩ với vợ: "Không biết mẹ em nói gì với người ta không mà ông ta lại nói như thế với tôi. Tôi giống như một con chó bấy lâu nay luồn cúi trong nhà cô. Còn bây giờ thì tôi không chịu được nữa...". Rồi Hoàng một mực đòi thuê nhà dọn ra ở riêng. Mặc dù vợ năn nỉ hết lời và mẹ vợ giải thích Hoàng mới chịu ở lại nhưng lòng tự ái không biết khi nào mới hết.
Từ chuyện nhỏ thành chuyện lớn
Khác với chuyện của Hoàng, câu chuyện nhà Trang cũng vì tính tự ái mà ra. Nhưng lần này lòng tự ái không phải xuất phát từ chồng mà là từ mẹ của Trang. Chồng Trang vốn là con một lại là "độc đinh" ba đời trong họ nên được cưng chiều từ nhỏ. Lại thêm tính thật thà lại không khéo ăn nói nên rất dễ mất lòng người khác. Lúc mới lấy nhau, gia đình hai bên đều ở tỉnh nên vợ chồng Trang thuê nhà tại thành phố. Khi Trang có thai, mọi việc lớn nhỏ trong nhà do chồng phụ, từ nấu ăn, đến rửa chén. Đến kỳ sinh con, mẹ cô ở quê lên phụ giúp chăm nuôi cháu trong những ngày Trang ở cữ.
Từ khi mẹ vợ lên, chồng Trang đâm ra lười biếng và ỷ lại. Tất cả mọi việc đều giao phó cho mẹ vợ mà lại không khéo ăn nói, làm bà tự ái. Đỉnh điểm của sự việc khi con Trang được hơn 4 tháng. Lần ấy, bé đã biết lật khá cứng, mọi hôm bé tự lật không sao, nhưng hôm đó lại xảy ra việc mà đến giờ đã gần nửa năm mà mẹ vợ vẫn không quên mỗi khi nhắc lại. Bữa đó Trang đang trong nhà vệ sinh, bà ngoại đang lui cui ở bếp, bé lật nhưng không may lại nằm sát mép tấm nệm nên bị té xuống nền gạch. May mắn bé không bị thương tích gì nặng nhưng lại bị sưng ở đầu. Chồng Trang về nghe chuyện xót con, bụng chẳng nghĩ - vô tình thốt ra câu nói trong vô thức: "Ở nhà chăm con mà cũng không xong". Mẹ vợ vốn tính tự ái cao cứ nghĩ là nói bà nên bà tự ái nói: "Con nghỉ ở nhà một ngày vừa trông con vừa làm việc nhà thử xem như thế nào", rồi đùng đùng giận dỗi đòi về quê. Hối hận vì lỡ miệng, vợ chồng năn nỉ mấy ngày mẹ vợ mới hết giận và chịu ở lại.
Thiết nghĩ dù là mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu hay mẹ vợ - con rể thì cũng là những mối quan hệ trong nội bộ gia đình. Sẽ đẹp hơn nếu mỗi người biết hạn chế cái tôi, lòng tự ái cá nhân để cho tình cảm gia đình ngày thêm gắn bó.
Theo VNE
Cẩn thận khi "bạn cũ lâu ngày" hỏi vay tiền Thế rồi cứ cái mô túyp quen thuộc là "bị chậm lương" và các lí do "hằng ngày" như: "em ơi ông chủ nhà nói không có tiền ổng đập đồ", "em ơi chị bị cảnh sát giao thông bắt không có tiền nộp phạt", "tiền đổ xăng", "tiền về quê", "tiền chữa bệnh",... Thành viên có nick name Viettel. Mobi bức xúc...