Giọt nước mắt của cô giáo dạy trẻ tự kỷ
Dạy trẻ tự kỷ là một hành trình nhiều nước mắt, đầy khó khăn và muôn vàn thử thách. Các cô giáo cần sự kiên nhẫn, nhiệt tình và trên cả là tình thương, lòng yêu nghề.
Cô Nguyễn Thị Phương, sinh năm 1989, giáo viên tại trường chuyên biệt Ánh Sao (Hà Nội) chia sẻ, cô đã nhiều lần bật khóc khi học sinh của mình làm được những điều đơn giản như ngồi bô, chỉ tay, đọc số đếm, lăn đất nặn.
“Những điều tưởng như đơn giản ở đứa trẻ khác, đối với trẻ tự kỷ lại là điều thần kỳ” – cô Phương xúc động nói – “giáo viên dạy trẻ bình thường đã vất vả, còn các cô giáo dạy trẻ tự kỷ không chỉ có khó khăn mà còn muôn vàn áp lực”.
Nghề giáo viên không giáo án
Đối với trẻ mắc chứng tự kỷ, cô giáo không thể quyết định hôm nay học cái này, làm cái kia. Phần lớn giờ học phải tùy vào tình trạng của trẻ. Cô sẽ vận dụng kinh nghiệm của bản thân để điều tiết cách dạy và tìm cách trị liệu riêng cho từng học sinh.
Với mỗi học trò mắc chứng tự kỷ, cô giáo phải có những cách dạy khác nhau. Ảnh: NVCC.
Cô Phương kể: “Với trẻ tự kỷ, hướng dẫn 10 lần, 20 lần, thậm chí 100 lần, các con mới làm được những hành động đơn giản nhất như ngồi ghế, khoanh tay, nuốt cháo”.
Tự kỷ đang là vấn đề được quan tâm ở nhiều nước trên thế giới do sự gia tăng đáng lo ngại của số trẻ em mắc hội chứng này.
Tại Việt Nam, năm 2013, các nhà chuyên môn ước tính toàn quốc có 160.000 – 200.000 trẻ em mắc hội chứng này. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, số lượng trẻ tự kỷ có thể nhiều gấp 2 – 3 lần .
Giáo viên phải dạy tất cả mọi thứ, từ những động tác đơn giản như thè lưỡi, liếm môi, thổi, nhai, chỉ tay bằng một ngón; hoặc cầm, nắm đồ vật; thậm chí tập lăn, lộn, bò.
Cô Phương nhớ lại, cô từng dạy một bé không biết nuốt, không ăn bất kỳ thực phẩm gì ngoài uống sữa.
Ban đầu, cô giáo phải xay cháo loãng và dùng tay giúp cháu mở miệng ăn. Sau mỗi bữa ăn, cô và trò đều phải đi tắm vì cháo vung vãi khắp nơi, thậm chí bé còn phun cháo vào mặt cô.
“Tôi phải dẫn con ra công viên, vừa cho chơi vừa đút từng miếng thức ăn nhỏ. Ban đầu, bé chịu ăn do ham chơi, rồi thành thói quen, khoảng liên tục 3 tuần như vậy đã kích thích vị giác và 3 tuần tiếp theo bé có thể tự cầm đồ ăn. Lúc thấy con ngồi tự xúc bát cháo, tôi đã mừng rơi nước mắt”, cô giáo chia sẻ.
Phần khó nhất thường là dạy trẻ nghe lời, gọi đi vệ sinh, phân biệt màu sắc, chữ cái, hình ảnh.
“Hầu hết trẻ mắc chứng tự kỷ đều tiểu tiện, đại tiện không đúng chỗ. Nhiều lúc đưa học sinh vào đến nhà vệ sinh, mở bồn cầu, nhưng con vẫn đi tiểu lên người cô giáo. Rút kinh nghiệm nên lúc nào tôi cũng mang sẵn vài bộ đồ để thay”, cô Phương cười nói.
Đối với trẻ tự kỷ, mỗi em sẽ có một chứng bệnh. Em thì thu mình vào một thế giới riêng, không nói chuyện với ai, em lại nói quá nhiều, em lại mắc chứng không chịu tập trung. Có những bạn tiếp thu chậm, cũng nhiều bé thông minh, tiếp thu nhanh nhưng dễ quên.
Với mỗi bé, cô giáo sẽ có sự can thiệp khác nhau, không bé nào có chương trình hay giáo án giống nhau. Ngoài ra, điều cô giáo cần là sự nhẫn nại, không từ bỏ và tìm ra cách giáo dục riêng.
Video đang HOT
“Ngoài kỹ năng sư phạm, giáo viên cần có sự quan sát, yêu mến, cảm thông với số phận các em mắc bệnh”, cô Phương cho hay.
Cô kể, chuyện cô vừa ôm trò vừa khóc là chuyện bình thường.
Năm 2014, cô từng dạy cho một bé 5 tuổi mà vẫn chưa nói được và chỉ phát ra những âm thanh vô nghĩa. Bố mẹ cháu phát hiện ra tình trạng tự kỷ từ khi 2 tuổi, nhưng không tìm phương pháp chữa trị ngay.
Cô còn nhớ như in những ngày đầu tiếp xúc với bé, cháu chỉ biết chạy quanh nhà và gào thét mỗi khi giận dỗi, hoảng sợ và trốn vào góc, nếu cô giáo đến gần sẽ cào, cắn cô, nhiều lúc con ném đồ chơi, nhảy đến mệt lả, tự đập đầu vào tường.
“Những lúc ấy, đến người cứng rắn nhất cũng sẽ chảy nước mắt vì thương con. Sau 2 năm học, bây giờ con đã đi học lớp hòa nhập, dù không được như các bạn, nhưng bé thật sự rất tiến bộ. Có lẽ chính vì những học sinh như vậy mà tôi thêm yêu và gắn bó với công việc này hơn”.
Học sinh mắc chứng tự kỷ được cô dạy từ những hành động đơn giản nhất. Ảnh: NVCC.
Không thành tích, chẳng giấy khen
Tốt nghiệp ngành Công tác xã hội, Đại học Sư phạm 1, cô Phương bắt đầu dạy cho các bé chậm phát triển và tự kỷ từ tháng 7/2012.
4 năm gắn bó với nghề, nhiều lúc cô cảm thấy mệt mỏi và stress vì công việc đầy áp lực, đòi hỏi tinh thần vững vàng, sức khỏe, sự nhẫn nại.
Giờ học của nữ giáo viên thường diễn ra trong 60 đến 90 phút. Đầu giờ học, cô dạy học trò chào, tắt mở đèn, đóng cửa phòng. Sau đó sẽ đến các trò chơi sức khỏe như xếp ghế chồng lên nhau, giơ tay trái phải, đứng lên ngồi xuống. Rồi cô dạy học trò tập tô màu, phân biệt các chữ cái.
Cô dạy học sinh nói vâng, dạ, chào cô, tạm biệt, xin lỗi, xin phép, những kỹ năng như đi vệ sinh, đi giày dép, chơi với chó mèo…
“Làm công việc này thì không có thành tích, không có giấy khen. Đến cả 20/11 cũng ít khi được hoa. Năm vừa rồi, phụ huynh đưa hoa cho học sinh tặng mình, con không biết liền ném toẹt xuống đất. Mình không buồn mà chỉ thấy thương học trò thắt lòng”, nữ giáo viên nói.
Sự an ủi và niềm vui lớn nhất của cô giáo dạy trẻ tự kỷ là sự tiến bộ rõ rệt của các con mỗi ngày. Sự thay đổi tuy ít và chậm, nhưng đối với cô và trò đều rất giá trị. Ví dụ như cô từng dành tới 8 tháng để dạy một bé biết “ạ cô” khi cô cho kẹo, “chào cô” khi cô về, “xin lỗi” khi thấy cô không vui.
“Sự tiến bộ của từng trẻ tự kỷ không nhiều nhưng chỉ cần sự thay đổi ở từng hành vi nhỏ nhất, thói quen đơn giản nhất cũng là niềm vui lớn hơn so với dạy trẻ bình thường. Có hôm phụ huynh gọi điện đến khoe cô giáo hôm nay con mình nói được hai từ Đẹp quá! mà tôi khóc luôn trên điện thoại đấy”, cô Phương kể.
Theo Zing
Từ trẻ tự kỷ thành ca sĩ làm chao đảo cộng đồng mạng
Từng là đứa trẻ "tự kỷ" vì áp lực kỳ vọng, Tiên Tiên đã trở thành một ca/nhạc sĩ làm chao đảo cộng đồng mạng. Các sản phẩm nhạc nào của cô ra mắt đều trở thành hit trong giới trẻ.
Người ta đùa rằng năm 2015 là năm của "các nàng Tiên" trong Vpop. Bởi 2 cái tên nổi bật nhất đều gắn với chữ Tiên. Nếu Tóc Tiên là hình ảnh một nữ ca sĩ sexy, cuốn hút thì Tiên Tiên lại là hiện tượng ca/nhạc sĩ thú vị và không kém phần độc đáo của nhạc Việt trong khoảng mấy năm trở lại đây.
Tận hưởng từng phút giây làm đẹp cho đời
- Sau khi "Vì tôi còn sống" thành hit mới trong giới trẻ, dạo này chị đi đâu, làm gì?
- Tôi vẫn đi học như thường, cuộc sống vẫn xoay liên tục không có gì thay đổi quá nhiều. Chỉ là mình được yêu mến hơn, được nhận ra và khán giả luôn giành cho tôi những ưu ái.
Tiên Tiên ngày ấy - bây giờ .
- Tiên Tiên ngoài đời thường là cô gái như thế nào? Phải chăng chị có phần già dặn hơn so với tuổi đời?
- Ngoài đời hay trong âm nhạc tôi đồng nhất. Trẻ trung, yêu đời và luôn giành những gì tốt đẹp nhất cho người mình yêu thương. Còn khi giải quyết vấn đề tất nhiên phải nghiêm túc và già dặn.
- Có bài rất nhu như Giữ em đi, nhưng cũng có bài rất dương tính như Chưa bao giờ, đến nỗi có khán giả tin rằng nếu không mang tâm hồn đàn ông thì chị không thể viết ra bài nhạc mang tinh thần trượng phu vững chải, điềm tĩnh đến thế. Vậy đâu mới là con người thật của Tiên Tiên?
- Những ca khúc tôi viết lên đều là trải nghiệm thật của bản thân. Tôi nghĩ rằng trong tình yêu ai cũng sẽ có những cảm giác tương tự, chỉ là do hoàn cảnh mà họ phải hành động gây tổn thương đối phương. Nhưng suy cho cùng ai đã yêu thật lòng cũng sẽ yêu bằng cả trái tim.
Ca khúc Chưa bao giờ chỉ là đổi nhân xưng từ em sang anh để Trung Quân có thể hát được tinh thần. Dù là nam hay nữ thì tình yêu chúng ta giành cho nhau cũng đều là một kiểu tình yêu mà thôi.
- Theo phong cách tom-boy, chị cố tình tạo sự khác biệt hay nó chỉ đơn thuần là sở thích, cá tính của chị? Mẹ chị nói gì khi thấy con gái "xuống tóc"?
- Hình ảnh mà mọi người thấy ngày xưa là "khuôn khổ trong phạm vi an toàn" của mẹ. Tôi đã chiều lòng mẹ và thật sự khi đó tôi có nhiều khi muốn bùng nổ, chỉ là chưa đến lúc mà thôi.
Trong thời điểm hiện tại là khi tôi nhận ra mình phải đấu tranh tư tưởng với bản thân và mẹ. Đây là tôi, và tôi cảm thấy tự tin lẫn thoải mái với hình ảnh của chính mình bây giờ.
- Có nhiều điều cho thấy ẩn sau vẻ ngoài mạnh mẽ là phần nội tâm rất nhạy cảm, nữ tính của chị. Có chàng trai nào rung động trước sự nữ tính ấy chưa?
- Tôi xin được không trả lời câu này nhé.
- Chị thường sử dụng nguồn nào để làm chất liệu viết nhạc, là những trải nghiệm của bản thân chị hay là chuyện mắt thấy tai nghe trong cuộc sống? Một vài hoàn cảnh ra đời khiến chị ấn tượng trong các sáng tác của mình?
- Ca khúc My Everything được viết khi tôi đi du lịch một mình ở Vũng Tàu và trong khoảnh khắc nhìn ra biển tôi rất muốn người yêu có mặt lúc đó để được cùng nhau trò chuyện. Thế nên "Em sẽ nói anh nghe về đại dương xanh" được bắt đầu từ đó.
Và Vì tôi còn sống là sau khi tôi bị bệnh dậy, tôi yêu cuộc sống lẫn sức khoẻ của mình. Với tôi, trong thời điểm này, nếu không có sức khoẻ thì mọi kế hoạch lớn nhỏ đều bị bỏ lại phía sau hết, nên đang có tuổi trẻ lẫn sức khoẻ hãy sử dụng nó hợp lý và có khoa học, tận hưởng từng giây phút chúng ta còn tồn tại để làm đẹp cho đời.
Tiên Tiên trẻ trung, yêu đời và luôn giành những điều tốt đẹp nhất cho người mình yêu thương .
- Từng thi rớt trong cuộc thi ca hát nhưng khi làm nhạc vu vơ trên mạng thì trở thành hiện tượng. Giọng chị cũng không đặc sắc nhưng hát bài nào thì giới trẻ mê bài đó. Theo chị những tín hiệu này nói lên điều gì?
- Những gì khán giả đang cần lúc này là sự mới mẻ lẫn mộc mạc. Tôi đã xuất hiện và được đón nhận đó là tín hiệu tốt đấy chứ. Và tôi quý trọng thời gian của mình, việc trải nghiệm đã qua là một bài học vô giá. Một lần là đủ, tôi không muốn trở thành thí sinh vì tôi đi học thôi cũng đang đủ bận rộn lắm rồi.
"Trong lòng tôi đã có một người..."
- Rất nhiều người sau khi nổi tiếng thường bị "mất chất", còn Tiên Tiên thì sao?
- Tôi sẽ không nói nhiều về bản thân và dòng nhạc của mình, hãy để thời gian và âm nhạc của tôi trả lời.
- Chị làm gì để giữ gìn thế giới âm nhạc trong nội tâm của mình trước sự xô bồ, ồn ào của đám đông bên ngoài?
- Tôi luôn có thế giới của riêng mình, và khi đã về nhà tôi luôn là một người bình thường, giành thời gian cho việc dọn dẹp lẫn chăm sóc mọi thứ xung quanh. Tôi thực tế lắm, chẳng có ngôi sao nào trong nhà tôi đâu.
"Tôi chỉ xoay quanh người đó mà thôi" .
- Có người nói nhạc của chị tuy mới mẻ nhưng riêng phần hình thức vẫn chỉ dừng ở mức "dễ nghe, vui tai". Quan điểm này có thôi thúc ý định phá cách trong chị?
- Mỗi dòng nhạc sẽ có lượng khán giả riêng, việc nhạc của mình được mọi người nghêu ngao hát khi buồn-khi vui thì nghệ sĩ phải hạnh phúc chứ. So đo tính toán làm chi cho nặng đầu?!
- Chị nói khó làm giàu từ viết nhạc nhưng tôi biết một nhạc sĩ trẻ đang hot bán nhạc khoảng 20 triệu/bài và tháng nào anh cũng bán từ 10 - 20 bài, trong khi chị cũng là một cây viết nhạc "đương thời". Phải chăng quan điểm "khó làm giàu từ viết nhạc" cũng có phần do chị?
- Tôi không bán nhạc của mình và cũng không ai mua nhạc của tôi. Tôi không tìm ca sĩ, ca sĩ cũng không tìm tôi. Cái tôi cần là những tâm hồn thực sự muốn hát lên nỗi niềm của họ, nếu bán nhạc làm giàu thì tôi là kẻ nghèo nhất thế gian.
- Với một môi trường vốn đầy rẫy thị phi như showbiz Việt nhưng đến nay chị vẫn sạch scandal, quả là chuyện khó tin. Thực sự sau ngần ấy thời gian làm nghề, chị chưa từng xích mích hay đụng chạm ai?
- Công việc nào cũng có mặt trái mặt phải, con người cũng có người tốt người xấu. Ở đâu cũng thế thôi, nhưng sống được với nghề và với đời thì bản thân mình nên hiểu chuyện trước tiên, và nếu có xảy ra xích mích cũng cần sự giải quyết thẳng thắn dứt điểm.
Tôi quý những người bạn nam nhi đại trượng phu, nói được làm được và không nhỏ mọn. Trong lòng tôi đang có một người và tôi chỉ xoay quanh người đó mà thôi. Tôi không giao thiệp nhiều vì thời gian phải đi học.
Theo Gia Bảo/ Vietnamnet
Vào tù vì vay tiền rồi quỵt nợ Sau hơn 4 năm bỏ trốn và sống lang thang ở nhiều tỉnh, thành phố, ngày 6-4-2015, Nguyễn Thị Phương (SN 1962, trú ở thôn Triều Khúc, xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội) đã đến CAH Thanh Trì đầu thú. Theo đó, Phương thừa nhận từ ngày 27-10 đến 30-12-2010, lấy lý do làm ăn cần nhiều vốn, đối tượng đã vay...