Giọng trầm hóa mãnh hổ trên giường
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người đàn ông có chất giọng thấp trầm là những người rất khoẻ mạnh và giỏi chuyện chăn gối. Ngược lại, những người có chất giọng the thé là những người có khả năng tình dục kém hơn.
ảnh minh họa
Bởi vậy, những nam giới có giọng trong trẻo khác thường rất khổ sở vì điều này. Họ phải nhờ y học để có được giọng trầm của phái mạnh. Công cuộc đi tìm lại giọng nói đàn ông cũng lắm gian nan.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng âm hưởng giọng nói của một người chính là độ cao của giọng, âm sắc và độ rung cho ta biết sung năng tình dục của người đó. Không phải tự nhiên mà những người đàn ông trẻ khỏe, giọng nói thường sâu và âm vang, nghe nằng nặng, còn những người đàn ông lớn tuổi, sinh lý đang bị suy giảm lại có giọng nói chói tai và cao vút. Khi nam giới bắt đầu nói thông thường giọng của họ sẽ giữ âm lượng đều và sâu, đồng nghĩa với hơi thở của họ sâu hơn và khả năng tình dục của họ khỏe mạnh hơn.
Video đang HOT
Thêm vào đó, nhịp điệu câu nói của nam giới cũng là một nhân tố quan trọng để đoán biết được anh ta có phải là người sexy hay không. Người đàn ông có kiểu nói nhanh và ngắt âm là người không đồng điệu trong chuyện ấy. Người đàn ông có giọng đều và khoẻ chính là người rất giỏi chuyện chăn gối. Người đàn ông lưu loát trong lời nói và luôn quan sát như thể anh ta đang có một ánh chớp vụt qua đầu, thì đó là dấu hiệu của người có chứng phóng tinh sớm.
Điều này trùng hợp với sở thích lâu nay của nữ giới. Phụ nữ luôn bị hấp dẫn bởi những người đàn ông có giọng khàn. Khi phụ nữ nghe một người đàn ông nói với giọng cao và chói tai, họ dám chắc rằng sung năng tình dục của anh ta thấp. Có lẽ bản năng đã mách bảo họ.
Cũng bởi vậy, những người đàn ông có giọng trong trẻo sẽ bị điểm liệt với phụ nữ, và những người không may mắn này gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Họ đã làm mọi cách để khắc phục nhược điểm này và khoa Tai mũ họng của các bệnh viện lớn là điểm đến của họ.
Đến khoa Thanh học của Bệnh viện Tai Mũi Họng TP Hồ Chí Minh sẽ được biết rất nhiều trường hợp như vậy. Anh Khương rất đau khổ vì giọng “trong trẻo” quá mức của mình. Ngày còn đi học, bạn bè thường trêu chọc anh vì điều này. Người thì vừa cười vừa nói rằng giọng anh bị “lại gái”, nhưng kẻ ác ý thì nói thẳng vào mặt anh rằng “không chơi với thằng bóng” rồi nhại lại giọng nói của anh và cười khả ố. Anh không muốn giao tiếp với ai, không muốn đến trường, việc học hành của anh bị sa sút. Từng là học sinh giỏi suốt những năm cấp 1-2 với nhiều ước mơ, nhưng tới cấp 3, anh Khương chỉ là học sinh trung bình và không thi đỗ đại học, chính xác hơn là anh không có ý định thi đại học. Tất cả chỉ vì anh đã bị suy sụp, sống khép kín trong một thời gian dài, không ra đường, không gặp ai.
Cho tới một ngày, anh chợt nhận ra rằng không thể làm hỏng đời mình chỉ vì giọng nói. Vậy nên anh đã quyết định tới Bệnh viện Tai mũi họng để chữa trị. Sau hơn một tháng đến bệnh viện và luyện tập chăm chỉ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, anh Khương đã có thể “ra quán café ngồi, dõng dạc gọi người phục vụ, nói tên các thức uống mà không ngại ngùng”, anh khoe với giọng trầm vui vẻ.
Giống như anh Khương, anh Hải cũng có chất giọng có cao độ khác thường. Anh làm ở phòng kinh doanh của một công ty lớn. Đã rất nhiều lần, người ta gọi anh là “chị” khi nghe anh nói chuyện qua điện thoại. Không chỉ có vậy, nhiều lần, anh giao dịch qua email với khách hàng đã xong, chỉ cần mang hợp đồng đến cho họ kí, nhưng tới nơi, nghe giọng nói của anh, họ không còn muốn làm việc với anh nữa. Những lúc đó, “tôi cảm thấy rất buồn nản và xấu hổ”, anh Hải tâm sự.
Để xóa bỏ mặc cảm, anh Hải quyết định nghỉ không lương một tháng để đi luyện giọng … đàn ông. Các bác sĩ đã khám cho anh và phát hiện dây thanh quản của anh bị căng quá mức. Mỗi ngày, anh lại đến bệnh viện để… luyện giọng, ghi âm vào băng cassette để máy đối chiếu kết quả, phân tích để khắc phục những điểm yếu trong giọng của anh.
Anh Bình lại không gặp may bằng các bệnh nhân khác. Hầu hết mọi người đến đây đều lấy lại được giọng đàn ông sau khoảng năm buổi tập phát âm. Nhưng anh Bình, dù đã qua đủ các bước, từ thư giãn tới tập tằng hắng, phát âm, rồi tập đọc, tập kể chuyện và đến bài tập cuối cùng là tập hát theo tiếng đệm đàn, nhưng anh không có được giọng trầm cố định.
Nhờ có giọng trầm, anh đã tự tin tiếp cận với cô gái anh thầm để ý từ lâu. Anh đã mời được cô ấy đi chơi, nhưng đang nói chuyện với cô ấy, đột nhiên, giọng của anh bị lạc “tông”, đang nói giọng nam thì chuyển sang giọng nữ. Anh xấu hổ tới mức cứng họng, không nói được gì và đứng phắt lên đi về trước con mắt kinh ngạc của cô gái. “Tôi xấu hổ và đau khổ muốn chết. Tôi rất muốn gặp lại cô ấy mà không dám”, anh Bình buồn rầu nói.
Giờ đây, anh lại quay trở lại bệnh viện để chữa trị và luyện giọng với quyết tâm luyện cho ra giọng đàn ông mới thôi.
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dung, Giám đốc Bệnh viên Tai Mũi Họng TP HCM, cho biết: “Khi bước sang tuổi dậy thì, trẻ sẽ có một thời kỳ bể tiếng hay còn gọi là rối loạn giọng tuổi dậy thì. Bệnh nhân có thanh quản trưởng thành nhưng giọng nói vẫn cao và eo éo như phụ nữ. Khi mới sinh, kích thước của thanh quản trẻ em chỉ bằng 1/3 thanh quản người lớn. Đến tuổi dậy thì, thanh quản của trẻ dài thêm khoảng một centimet. Sự thay đổi kích thước của thanh quản kéo theo sự thay đổi về giọng nói khiến trẻ có khi cao, khi trầm một cách tự phát và không kiềm chế được.
Theo lẽ tự nhiên, giai đoạn bể tiếng chỉ kéo dài trong khoảng thời gian từ sáu tháng đến một năm. Nhưng do một số nguyên nhân như thanh quản căng quá mức, liệt nhẹ hoặc có rãnh bẩm sinh… khiến trẻ lớn lên vẫn không có giọng trưởng thành. Trong đó sự thay đổi giọng đột ngột khiến trẻ không chấp nhận giọng nói mới cũng góp phần kéo dài thời gian bể tiếng…
Nhiều người tưởng rằng do giọng mình sinh ra thế nên đành ngậm ngùi chấp nhận. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây của BV Tai Mũi Họng TP HCM cho thấy, trong số 92 người đến luyện giọng tại đây (tính từ đầu năm đến nay) có 90% bệnh nhân đã lấy lại được giọng bình thường và 60% có giọng nam trầm ổn định.
Theo VNE