Giới trẻ Hàn Quốc già sớm, đổ bệnh vì lối sống thiếu lành mạnh
Dữ liệu mới cho thấy thanh niên Hàn Quốc đang già đi nhanh hơn và mắc bệnh sớm hàng chục năm.
Thói quen uống rượu của nhiều người trẻ tuổi ở Hàn Quốc gây đáng báo động. Ảnh: Al Jazeera
Theo nghiên cứu của Cơ quan Bảo hiểm Y tế Quốc gia Hàn Quốc, những người ở độ tuổi 20 và 30 có tỷ lệ mắc bệnh chuyển hóa mãn tính tăng mạnh hơn so với những người ở độ tuổi 50 và 60.
Nhật báo Korea JooAng Daily cho biết điều này có nghĩa là các bệnh thường thấy ở người cao tuổi liên quan đến quá trình trao đổi chất của một người giờ đây đã xuất hiện sớm hơn hàng chục năm ở những người thuộc thế hệ Millennial (sinh từ năm 1980 đến năm 1995). Những căn bệnh này bao gồm tiểu đường, huyết áp cao, bệnh gút và viêm khớp.
Các chuyên gia y tế nói với Korea JooAng Daily rằng thế hệ Millennial có nguy cơ lão hóa ngày càng nhanh, khiến tuổi sinh học già hơn tuổi thật. Nhiều người cho rằng tình trạng này là do thiếu sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, cũng như việc thế hệ trẻ đã chọn lựa các chế độ ăn uống và lối sống khác biệt.
Nghiên cứu cho thấy số lượng bệnh nhân tiểu đường tăng đột biến 73,8% ở những người ở độ tuổi 20 và 30 trong khoảng thời gian từ 2012 đến 2022.
Trong cùng thời gian trên, số bệnh nhân trẻ tuổi bị huyết áp cao tăng 45,2%. Những người trẻ có cholesterol cao cũng tăng hơn gấp đôi.
Video đang HOT
Đồng thời, những căn bệnh này gia tăng dần dần ở những người ở độ tuổi 50 và 60.
Nhà nghiên cứu họ Kang, 35 tuổi, chia sẻ với Korea JooAng Daily rằng sau một ngày dài làm việc không ngừng nghỉ, anh sẽ đến các cửa hàng thức ăn nhanh hoặc cửa hàng tiện lợi để ăn uống qua loa. Nhưng lối sống này đã ảnh hưởng đến sức khỏe của Kang.
Anh Kang được chẩn đoán mắc bệnh cholesterol cao, bệnh gan nhiễm mỡ và xơ cứng động mạch. Hiện anh đang uống statin, một loại thuốc để kiểm soát mức cholesterol.
“Tôi chưa bao giờ nghĩ những căn bệnh đó có thể xảy ra ở độ tuổi 30″, anh Kang nói với tờ báo trên.
Các chuyên gia y tế nói với Korea JooAng Daily rằng gia tăng tỷ lệ mắc bệnh mãn tính ở người trẻ tuổi có thể là do sự khác biệt giữa các thế hệ về thực phẩm, chế độ ăn uống và lối sống.
“Những người trẻ tuổi ít hoạt động thể chất, ít tập thể dục kể từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Sau khi học đại học và tìm được việc làm, họ có rất ít thời gian để tập luyện hoặc ngủ ngon. Một khi chu kỳ này bắt đầu, họ sẽ ăn uống để khỏa lấp”, Giáo sư Shim Kyung-won tại Khoa Y học Gia đình thuộc Trung tâm Y tế Đại học Phụ nữ Ewha giải thích.
Mức tiêu thụ thịt và carbohydrate tinh chế – như bánh mì và đường – của giới trẻ Hàn Quốc cũng tăng lên theo mức tiếp cận tiện lợi của những thực phẩm này.
Bác sĩ lão khoa Jung Hee-won cho biết ăn thực phẩm chế biến sẵn, đường và ngũ cốc tinh chế khiến hormone căng thẳng xuất hiện, sau đó tạo điều kiện cho mỡ và tế bào ung thư phát triển.
Điều này xảy ra khi ngày càng có nhiều bệnh nhân trẻ đến gặp các bác sĩ chỉnh hình.
Theo các bác sĩ, viêm bao khớp dính, còn được gọi là chứng cứng khớp vai, từng xuất hiện ở những người trên 50 tuổi nhưng đang xuất hiện ở những người ở độ tuổi 20.
Bác sĩ Jung kết luận: “Nếu chúng ta để vấn đề ‘lão hóa gia tăng’ tiếp tục mà không có biện pháp xử lý, những người trẻ ở độ tuổi 20 và 30 có thể trở nên đau yếu hơn cha mẹ họ, những người thuộc thế hệ trước”.
Gánh nặng nợ của thanh niên Hàn Quốc trong độ tuổi 20-30 tăng mạnh sau đại dịch
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, số liệu thống kê của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) ngày 30/4 cho thấy gánh nặng nợ ngân hàng và các tổ chức phi tài chính của thanh niên Hàn Quốc trong độ tuổi 20-30 tăng hơn 27% trong 3 năm qua kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Thực trạng này cho thấy giới trẻ Hàn Quốc đang gặp nhiều khó khăn về tài chính do giá nhà tăng cao và kinh tế suy thoái.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo báo cáo do BOK đệ trình lên Ủy ban Chiến lược và Tài chính Quốc hội Hàn Quốc, tính đến hết quý IV/2022, tổng các khoản vay nợ của thanh niên nước này trong độ tuổi 20-30 đã tăng 27,4%, lên 514,5 nghìn tỷ won (383,96 tỷ USD), so với 404 nghìn tỷ won trong quý IV/2019.
Tính trung bình, mỗi thanh niên vay khoảng 70 triệu won từ ngân hàng và 54 triệu won từ khu vực phi ngân hàng, bao gồm các công ty bảo hiểm, công ty tín dụng và công ty chứng khoán.
Tỷ lệ không trả được các khoản vay trên có xu hướng gia tăng do tình trạng khó khăn tài chính dự kiến tiếp tục xấu đi và nguy cơ suy thoái kinh tế kéo dài.
Hạ nghị sĩ Yang Kyung-sook của đảng Dân chủ đối lập cho biết: "Tình trạng giới trẻ chìm trong gánh nặng nợ nần sẽ kéo theo sức mua giảm trong bối cảnh lạm phát và chi phí tiêu dùng tăng cao. Điều này sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung. Vì vậy, trước hết Chính phủ cần đưa ra các biện pháp hỗ trợ giới trẻ".
Cũng theo số liệu của BOK, tỷ lệ vay nợ ngân hàng của người dân Hàn Quốc đã tăng 17,7% lên 902,2 nghìn tỷ won trong quý IV/2022, so với 766,8 nghìn tỷ won ghi nhận trong quý IV/2019.
Các khoản vay trong khu vực phi ngân hàng tăng 8,7%, từ 468,5 nghìn tỷ won lên 509,1 nghìn tỷ won trong thời gian thống kê nêu trên.
Tính bền vững của quan hệ đối tác an ninh 3 bên Mỹ - Nhât Hàn Sau hội nghị thượng đỉnh tại Trại David hôm 18/8, các nhà lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc tuyên bố quan hệ đối tác 3 bên của họ đã bước vào "kỷ nguyên mới", cùng cam kết tăng cường nỗ lực trong việc xử lý các thách thức an ninh chung ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương....