Giới trẻ Đức ‘khát’ thay đổi hậu Merkel
Đối với hàng triệu người trẻ tuổi Đức, Merkel là lãnh đạo duy nhất họ biết đến, một ngọn hải đăng kiên định giữa thế giới bất ổn, nhưng nhiều người muốn có thay đổi.
Khi Merkel chuẩn bị khép lại 16 năm nhiệm kỳ, một số người nói rằng cách tiếp cận chậm rãi của bà đã cản trở tiến bộ trong nhiều vấn đề nổi cộm như bảo vệ khí hậu hay cuộc đua không gian mạng.
Cử tri dưới 30 tuổi chiếm 14% tổng số cử tri Đức sẽ đi bỏ phiếu vào ngày 25/9 để chọn ra tân thủ tướng lãnh đạo đất nước. Mong muốn được nhìn thấy thay đổi trong các vấn đề về khí hậu, không ít người đang quay lưng với đảng Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của Merkel để tìm đến với đảng Xanh.
Thủ tướng Đức Angela Merkel tại thành phố Burgergarten, Đức, hôm 10/9. Ảnh: Reuters.
Số khác lại cho rằng các đảng cũ, như CDU hay đảng Dân chủ Xã hội trung tả, không thể mang lại những thay đổi có ý nghĩa.
“Bà ấy đã thất bại hoàn toàn trong vấn đề số hóa, cuộc khủng hoảng khí hậu đang ngày càng tồi tệ hơn, khoảng cách giàu nghèo liên tục bị nới rộng và bà ấy cũng không làm gì để giải quyết tình trạng bất bình đẳng cơ hội trong trường học”, Christophe Dierckx, một doanh nhân 27 tuổi đến từ Frankfurt, cho hay.
Dierckx nói thêm rằng Thủ tướng Merkel đã cho thấy bà không quan tâm đến thế hệ của anh cũng như tương lai của họ mà chỉ theo đuổi chính trị bảo thủ “ở mức độ tồi tệ nhất”.
Video đang HOT
Dierckx không phải người trẻ duy nhất cảm thấy bị đứng ngoài cuộc ở Đức.
Những chính sách mà đảng CDU của Thủ tướng Merkel thực hiện “chủ yếu nhắm vào người lớn tuổi”, Kaan Ogurlu, 19 tuổi, sinh viên luật ở Berlin, nói.
Một phong trào do thanh thiếu niên lãnh đạo những năm gần đây đã lên tiếng thúc giục chính quyền Thủ tướng Merkel hành động mạnh mẽ hơn về bảo vệ khí hậu. Họ biểu tình vào thứ 6 hàng tuần tại các trường học, lấy cảm hứng từ nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg.
Các nhà hoạt động môi trường cũng kiện chính phủ ra tòa để yêu cầu nâng cao những mục tiêu về môi trường.
Sau một cuộc tranh luận trên truyền hình hồi tuần trước giữa ba ứng viên thủ tướng mới, chỉ 11% số cử tri 18-34 tuổi chọn Armin Laschet của đảng CDU là người chiến thắng, trong khi 52% chọn Annalena Baerbock từ đảng Xanh.
Bên cạnh những mối bất bình về vấn đề khí hậu, nhiều người trẻ ở Đức còn thất vọng về cách chính phủ hành động trong đại dịch Covid-19. Tình trạng thiếu thiết bị đã dẫn tới cản trở học từ xa và lời hứa hẹn trang bị hệ thống thông gió cho các lớp học phần lớn đều không thành hiện thực.
Nhưng với nhiều người khác, Merkel vẫn được đánh giá là chính trị gia lão luyện , có kinh nghiệm vượt qua những giai đoạn khủng hoảng.
Bà đã thể hiện được tâm thế vững vàng, ổn định khi đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và làn sóng tị nạn hồi năm 2015, khi Đức mở cửa đón nhận hàng trăm người di cư Afghanistan và Syria trốn chạy chiến tranh và xung đột.
Với người trẻ tuổi, đặc biệt là những người ở độ tuổi ngoài 20, “cách điều hành điềm đạm và trấn tĩnh của Merkel rất có giá trị”, nhà xã hội học Klaus Hurrelmann từ Trường Hertie ở Berlin, nhận định.
Theo Hurrelmann, Thủ tướng Merkel có khí chất như “một người mẹ luôn chăm sóc con cái”. Cũng nhờ phong thái này mà bà được đặt biệt danh là “Mutti” (mẹ).
Merkel ra đi sẽ là một bước thay đổi lớn đối với không ít thanh niên Đức. “Thủ tướng Merkel đã luôn ở đó. Tôi lâu nay vẫn coi việc bà lo liệu mọi thứ là điều hiển nhiên”, Robert Mally, kỹ sư 28 tuổi đến từ Cologne, chia sẻ.
Với Maria Elliot, sinh viên ngành sinh học 26 tuổi đến từ Berlin, Merkel là “người xử lý khủng hoảng lão luyện”. “Bà ấy toát ra hào quang của sự an toàn”, Elliot nói.
Dù vậy, với nhiều người trẻ tuổi khác, đã đến lúc nước Đức cần một chính phủ mới mà không có CDU. “Một đảng mới hay một liên minh chính trị mới sẽ là điều tuyệt vời”, Mally nói, đồng thời kêu gọi tăng cường tập trung vào khủng hoảng khí hậu và vấn đề bình đẳng.
Những lá phiếu của giới trẻ có thể tác động đáng kể đến cuộc bầu cử vốn ở tình thế rất sít sao, theo các cuộc thăm dò dư luận.
Mặc dù nhiều người trẻ tuổi sẽ không cảm thấy tiếc nuối khi nhìn Thủ tướng Merkel ra đi, Elliot vẫn có một thứ phải cảm ơn bà.
“Sau năm 2015, mẹ và cha dượng tôi đã nhận nuôi một em nhỏ tị nạn đến từ Afghanistan”, Elliot nói. Về mặt này, Thủ tướng “có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của tôi và theo hướng rất tích cực”.
Dấu hiệu chia rẽ giữa CDU và CSU - Ông Markus Sder tái cử Chủ tịch CSU
Đang có những dấu hiệu cho thấy liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) có sự chia rẽ khi một số nhân vật cấp cao đảng CSU bày tỏ thất vọng với xu hướng uy tín đi xuống của liên đảng bảo thủ trước thềm cuộc bầu cử Quốc hội, cho rằng tỷ lệ ủng hộ CDU/CSU có lẽ đã cao hơn nếu ứng cử viên thủ tướng của hai đảng là Thủ hiến bang Bayern Markus Sder, người vừa được tái bầu làm Chủ tịch CSU với số phiếu khá cao.
Từ trái sang: Các ứng cử viên Thủ tướng Đức Armin Laschet, Annalena Baerbock và Olaf Scholz tại cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên trên truyền hình ở Berlin tối 29/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, tại Đại hội đảng Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) tổ chức ngày 10/9 tại thành phố Nrnberg (bang Bayern), Thủ hiến Sder đã tái nhiệm chức Chủ tịch CSU với số phiếu ủng hộ 87,6% khi nhận được 600/685 số phiếu hợp lệ.
Ông Sder gọi đây là kết quả "tuyệt vời", đồng thời gửi lời cảm ơn các đại biểu đã bỏ phiếu tín nhiệm ông tiếp tục giữ chức lãnh đạo CSU 2 năm tới. Tại Đại hội đảng CSU tháng 10/2019, ông Sder được bầu lại làm Chủ tịch CSU với số phiếu ủng hộ đạt 91,3%, con số cao hơn so với mức 87,4% mà ông nhận được khi nhậm chức tại Đại hội bất thường của CSU hồi tháng 1/2019.
Trước phiên bầu cử lần này, ông Sder đã có bài phát biểu kéo dài trên 1 giờ, kêu gọi sự bứt phá trong chiến dịch tranh cử nước rút của CDU/CSU, đồng thời chỉ trích gay gắt các đối thủ chính trị thuộc đảng Dân chủ Xã hội (SPD), đảng Xanh, đảng Dân chủ Tự do (FDP) và đảng Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) cũng như nguy cơ hình thành liên minh "đèn đường" Xanh-Đỏ-Vàng (Đảng Xanh-SPD-FDP) hay Đỏ-Đỏ-Xanh (SPD-đảng Cánh tả-đảng Xanh). Ông bày tỏ ủng hộ một liên minh cầm quyền với đảng Xanh, có thể hình thành liên minh "Jamaica" Đen-Xanh-Vàng (CDU/CSU-đảng Xanh-FDP).
Theo kết quả hầu hết các cuộc khảo sát hiện nay, về mặt lý thuyết đều có thể thành lập liên minh "đèn đường" hay "Jamaica". Dự kiến, Chủ tịch CDU Armin Laschet ngày 11/9 sẽ tham dự Đại hội đảng của CSU và có bài phát biểu tại đây.
Trong khi đó, nguy cơ chia rẽ giữa CDU và CSU đang hiện hữu khi Tổng thư ký CSU Markus Blume trước đó đã có phát biểu về điều mà không ít chính trị gia trong CDU và CSU tính đến. Theo ông Blume, mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn nếu ứng cử viên thủ tướng của liên đảng là ông Sder. Không chỉ phát biểu của ông Blume một lần nữa gây hoài nghi về sự thống nhất trong liên đảng bảo thủ, Chủ tịch nhóm nghị sĩ CSU tại Quốc hội liên bang, ông Alexander Dobrindt, cũng phàn nàn rằng tỷ lệ ủng hộ thấp của CSU ở Bayern (CSU chỉ hiện diện ở cấp địa phương tại Bayern), cũng bị ảnh hưởng nặng nề do xu hướng uy tín đi xuống của liên đảng ở cấp quốc gia.
Ông Dobrindt nhấn mạnh rằng cuộc tranh luận trực tiếp lần thứ hai giữa ba ứng cử viên thủ tướng gồm ông Armin Laschet (CDU/CSU), ông Olaf Scholz (SPD) và bà Annalena Baerbock (đảng Xanh) vào tối 12/9 sẽ rất quan trọng đối với liên đảng bởi sẽ được hàng triệu người theo dõi.
Theo kết quả thăm dò mới nhất của kênh RTL/NTV, tỷ lệ ủng hộ CDU/CSU lần đầu tiên giảm xuống dưới ngưỡng 20% (19%) khi chỉ còn hơn 2 tuần nữa sẽ diễn ra cuộc tổng tuyển cử, trong đi đó SPD tiếp tục gia tăng tỷ lệ ủng hộ với 25%, đảng Xanh 17%, FDP 13%, AfD 11% và đảng Cánh tả 6%.
Ngoại trưởng Đức phản đối trừng phạt cứng rắn hơn với Nga Ngoại trưởng Đức Heiko Maas ngày 25/4 đã cảnh báo sự đối đầu với Nga, đồng thời lên tiếng ủng hộ việc tiếp tục đối thoại với Mosvka. Ngoại trưởng Đức Heiko Maas. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Đức, truyền thông sở tại dẫn lời Ngoại trưởng Maas đã phản đối việc trừng phạt cứng rắn hơn đối với Nga. Phát...