Giới trẻ chưa thỏa mãn với bài học giới tính trên lớp
Nhiều bạn cho rằng các bài học giới tính trên lớp quá sơ sài, ở khu vực nông thôn thì thê thảm hơn. Trong khi nhu cầu tìm hiểu thông tin của giới trẻ về vấn đề này rất lớn, thậm chí các em sẽ gặp các tình huống như làm bài thi về trinh tiết.
Chuyện “trinh tiết” không còn quá quan trọng với giới trẻ
Đề thi tuyển sinh vào ĐH FPT đã tạo ra một làn sóng dư luận về việc đưa nội dung nhạy cảm như trinh tiết vào giáo dục. Nó thể hiện sự táo bạo của một số nhà làm giáo dục, giúp các bạn trẻ bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề từ ngàn năm nay được khẳng định là chuẩn mực đánh giá nhân phẩm của một người con gái. Đề thi đã được bàn tán sôi nổi trên nhiều diễn đàn, với các luồng ý kiến khác nhau. Một số khẳng định nó vẫn là thước đó phẩm hạnh của người thiếu nữ, nhưng tư tưởng không quá coi trọng chữ trinh đang được bày tỏ nhiều hơn.
Sau quan điểm về việc cần phải đưa vấn đề nhạy cảm vào giảng dạy chính thức của Tiến sĩ Tâm lý học Nguyễn Ánh Hồng, trưởng khoa Giáo dục học, ĐH KHXH&NV TP.HCM, chúng tôi đã tìm hiểu về quan điểm của giới trẻ cũng như việc học giới tính trên lớp hiện nay.
“Theo em, có nhiều yếu tố khác ngoài trinh tiết để có thể lấy làm thước đo của nhân phẩm và đạo đức một cô gái”, Nguyễn Huỳnh Ngọc Liên, học sinh lớp 12 trường Trần Phú (quận Tân Phú, TP.HCM) đã bày tỏ như vậy. Như đa số các bạn trẻ được hỏi, Liên có lẽ đã có một cái nhìn rộng rãi về quan niệm của cha ông khi đánh giá hạnh phúc dựa trên nhiều yếu tố.
Rời bỏ một thứ quan niệm được cho là cũ kĩ để có được cái nhìn toàn diện hơn xem ra là đặc điểm chung của những bạn trẻ, bất kể họ đang sống ở khu vực thành phố lớn hay vùng nông thôn.
Đặng Văn Hoàn (quê Ý Yên, Nam Định) một học sinh nam, cụ thể hơn về nhận xét khi cho rằng cần có sự công bằng. Hoàn cho rằng trinh tiết là một quan niệm nằm trong hệ thống quan niệm cổ hủ. Không thể lấy nó để xét đoán người con gái trong khi người con trai không bị đánh giá như vậy. Có những yếu tố khác về tính cách, tâm hồn mới là những chuẩn mực chính để đánh giá một cô gái. Cậu học sinh này bày tỏ: để giữ gìn trinh tiết cho đến lúc hôn nhân là điều tốt, nhưng nếu có không giữ được thì hãy dành cho phụ nữ sự cảm thông.
Đặng Văn Hoàn vẫn phải tự tìm hiểu các vấn đề về giới tính qua sách báo
Chia sẻ quan điểm với Hoàn, Tấn Minh (TP.HCM), học sinh lớp 12 cũng nghĩ rằng lối sống đang ngày một Tây hóa khiến cho cách nghĩ của bạn trẻ nam và nữ cũng thoáng hơn. Người trẻ hiện nay cần có những quan niệm đủ thoáng để có thể thích ứng với thực tế xã hội.
Nhưng thoáng đến đâu là đủ? Khi câu hỏi này đặt ra thì nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các bạn nam tỏ ra bối rối.
Video đang HOT
Với Đặng Văn Hoàn, bạn trẻ 18 tuổi này chia sẻ: thông cảm ở một chừng mực, công bằng ở một chừng mực, có thể chia sẻ nếu sự mất trinh là điều không mong muốn. Nhưng khi hỏi Hoàn: “Nếu khi bạn kết hôn mà người bạn đời của em đã mất trinh thì đó có phải là điều đáng tiếc không”. Hoàn trả lời: “Có”. Còn với Tấn Minh, bạn cho rằng, “thoáng” cũng nên biết điểm dừng, đừng thoáng quá sẽ không nhận được sự cảm thông.
Hướng dẫn các bạn trẻ sử dụng bao cao su đúng cách
Với Nguyễn Thị Huyền (quận Bình Tân, TP.HCM), học sinh trường THPT Trần Phú thì có thể chấp nhận việc người phụ nữ không còn trong trắng khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Bởi có nhiều yếu tố có thể tác động như hoàn cảnh, sự hiểu biết chưa đầy đủ hoặc thiếu kĩ năng bảo vệ bản thân. Huyền chia sẻ: “Nếu người bạn đời thực sự hiểu rõ về nhau và yêu thương nhau thì không có gì không vượt qua được. Còn nếu người đàn ông cứ cố chấp về chuyện trinh tiết thì cần phải xem xét lại”.
Giáo dục giới tính trong học đường hiện nay như thế nào?
Một điều đáng chú ý là khi phỏng vấn gần 10 học sinh về vấn đề giới tính, trinh tiết đang gây nhiều sự chú ý hiện nay thì đa số các bạn trẻ (có bạn đang là sinh viên Đại học Nông lâm TP.HCM năm cuối) đều xin giấu tên. Lý do được đưa ra chủ yếu là việc các bạn không tự tin lắm với hiểu biết của mình về vấn đề này.
Khảo sát qua một số học sinh lớp 12 tại TP.HCM về việc giáo dục giới tính trong học đường, đa số các bạn trẻ trước khi bước vào ngưỡng cửa đại học đều tỏ ra chưa thỏa mãn với những kiến thức mà nhà trường mang lại. Theo các bạn, ngay từ khi còn học cấp 2, trong chương trình của môn Sinh học lớp 8 về sinh lý người đã có 1-2 tiết giảng dạy về vấn đề này. Tuy nhiên, phần nhiều giáo viên đều giảng dạy về phần này hết sức sơ sài.
Một lớp học về giới tính tại một trường Tiểu học tại Trung Quốc
Khi lên cấp 3, theo Tấn Minh, Nguyễn Thị Huyền và Nguyễn Huỳnh Ngọc Liên (học sinh trường Trần Phú, quận Tân Phú, TP.HCM) thì vấn đề này cũng được nhà trường lưu tâm khi cũng có mời chuyên gia tâm lý và bác sỹ về trường để hướng dẫn 2 lần. Những buổi hướng dẫn này thường được xếp vào các giờ học ngoại khóa, chuyên gia sau khi hướng dẫn sẽ trả lời các câu hỏi. Các bạn trẻ ngại đặt câu hỏi trực tiếp sẽ viết câu hỏi ra giấy để chuyển lên, chuyên gia sẽ lựa chọn để trả lời.
Bạn Nguyễn Thị Huyền bày tỏ, câu hỏi của bạn đã được chuyên gia lựa chọn trả lời, nhưng nhiều bạn do thiếu mạnh dạn trong việc nếu vấn đề có lẽ cũng không được trả lời khi viết giấy cho chuyên gia, vì những thắc mắc thì quá nhiều mà thời lượng của những buổi như vậy thường rất ngắn.
Vấn đề giáo dục giới tính ở khu vực nông thôn theo khảo sát thì còn thê thảm hơn. Hai anh em Đặng Văn Hoàn và Đặng Thị Trang (học sinh ở Ý Yên, Nam Định) cho biết: khi đến giờ giảng môn Sinh học lớp 8 về vấn đề này, giáo viên thì cho học sinh về nhà tự học, hoặc… bỏ luôn không giảng.
Những vấn đề này đều được các học sinh được hỏi xem là chuyện nhạy cảm khó bày tỏ. Thậm chí, nhiều bạn nam còn gặp khó khăn hơn khi cần chia sẻ chuyện này với gia đình và bạn bè. Những hiểu biết của các bạn đa phần đều dựa vào sách báo. Với năng lực hiểu biết hạn chế và thiếu sự hướng dẫn thì sự lệch lạc nhiều khi khó tránh khỏi. Có nhiều chuyện buồn cười như của H.M.T, một sinh viên năm nhất quê Hương Sơn, Hà Tĩnh, bạn trẻ này nằng nặc khẳng định: phụ nữ sinh đẻ cũng như gà, cơ quan sinh dục và cơ quan tiêu hóa là ở cùng một nơi.
Đa phần các bạn trẻ được hỏi đều mong muốn tiếp cận nhiều hơn với các kiến thức về giới tính ngay trong trường học, và phải cụ thể hơn. Cụ thể đến mức theo các bạn cần có cả giáo cụ trực quan, hình ảnh và video clip sinh động. Tất cả các bạn trẻ cho rằng, họ cần nhiều hơn những buổi học về giới tính và cách giảng dạy cũng nên cụ thể hơn. Những buổi học như vậy sẽ giúp họ được trang bị tốt hơn về kiến thức và tự biết cách bảo vệ bản thân trước những hoàn cảnh có liên quan.
Khi đặt câu hỏi về sự ái ngại trong khi tham gia những buổi học như vậy, Nguyễn Thị Huyền cho rằng: “Có thể khi ngồi học chung với các bạn nữ ở trong các buổi học như thế, tất cả sẽ ngại. Nhưng đó là điều mà em cần và em sẽ tham gia cho dù buổi học đó có bắt buộc hay không”.
Nguyễn Anh Đức, một sinh viên vừa ra trường và đã trả qua sống thử 4 năm với bạn gái, cho rằng: “Có thể ở Việt Nam đã và đang diễn ra một cuộc cách mạng tình dục. Do những rào cản văn hóa, người ta vẫn đón nhận nó nhưng không chấp nhận nó, do đó, nó trở nên một vấn đề nhạy cảm, khó nói. Những chuyện đáng tiếc như đại gia trả cô dâu vì nghi ngờ &’mất trinh’ hay việc các cô gái dang dở tương lai do mang thai ngoài ý muốn, có lẽ, cũng là do thiếu hiểu biết mà ra”.
Nói như tiến sỹ Nguyễn Ánh Hồng, trưởng khoa Giáo dục học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM thì giáo dục cũng phải chịu một phần trách nhiệm về vấn đề này, bà chia sẻ: “Những lệch lại hay sai lầm do thiếu hiểu biết thì một phần trách nhiệm trong vấn đề này thuộc về những nhà quản lý giáo dục. Kiến thức về tình yêu, giới tính, và cả về an toàn tình dục nên được giảng dạy chính thức trong trường học vì tất cả hệ quả xấu mà các mối quan hệ tương tự trên đều ảnh hưởng đến xã hội nói chung”.
HƯƠNG THI
Theo Infonet
Khóa học Mini MBA dành cho nhà quản lý
Thông qua khóa học Mini MBA, học viên sẽ dần tích lũy được sự tự tin, sự trưởng thành cả về kiến thức và kinh nghiệm trong quản lý, để có thể làm tốt vai trò của mình với tư cách là nhà quản lý chuyên nghiệp
Buổi hội thảo với chủ đề "Kinh tế Việt Nam: Cơ hội và thách thức hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu" được tổ chức nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội, hình thành tư duy mới trong kinh doanh để phát triển trong giai đoạn hiện nay. Chương trình được thực hiện bởi Khoa Quản trị Kinh doanh (HSB) - ĐH Quốc gia Hà Nội phối hợp cùng Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) - Trường Đại học FPT vào ngày 24/3, tại TP HCM.
Học viên Mini MBA đang học qua các trò chơi.
Tại buổi hội thảo, khách mời tham gia đều là các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp đã đặt nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề đi tìm giải pháp để thích nghi và phát triển trong thời kỳ hậu khủng hoảng. Điều này cho thấy đây hiện là vấn đề nóng mang tính cấp bách đối với các doanh nghiệp Việt.
Theo Tiến sĩ Lê Anh Tuấn - Kinh tế gia trưởng, Giám đốc nghiên cứu Công ty Quản lý Quỹ Dragon Capital, diễn giả của buổi Hội thảo đây là thời điểm tốt để các doanh nghiệp đánh giá lại bộ máy hoạt động, tập trung vào những lĩnh vực mình thế mạnh và tìm kiếm những cơ hội mới đang mở ra.
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn tại buổi hội thảo.
Tuy nhiên, ông Lê Anh Tuấn cũng không quên nhấn mạnh, khủng hoảng sẽ là biện pháp đào thải nhanh nhất để loại bỏ một số phần tử yếu kém, lạc hậu. Và chỉ khi doanh nghiệp bạn thực sự "khỏe mạnh" và biết nắm bắt các cơ hội mới có thể tồn tại.
Ông Trần Thế Long - Tổng giám đốc Công ty Dệt may Châu Giang chia sẻ: "Phải đối mặt với khủng hoảng và sức ép phát triển công ty trong giai đoạn tới, tôi nhận thấy mình còn thiếu nhiều kỹ năng quản lý cốt lõi. Vì thế, tôi đã quyết định đi học để hệ thống, tiếp thu những kiến thức quản trị mới phục vụ công việc".
Ngược lại, đối với ông Kiều Ngọc Anh, Giám đốc Tổ hợp Thương mại Kiều Gia, người đã từng tham gia một khóa đào tạo với tên gọi Mini MBA: "học chính là cách duy nhất giúp doanh nghiệp có thể tự làm mới mình để thích nghi với tình hình thực tiễn".
Xu hướng này cho thấy, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã lựa chọn đầu tư vào tri thức như một cách thức khả dĩ cho mình nhằm vượt qua giai đoạn hậu khủng hoảng.
Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) - Trường ĐH FPT và Khoa Quản trị Kinh doanh (HSB) - ĐH Quốc gia Hà Nội đã phối hợp thiết kế chương trình đặc biệt mang tên Mini MBA dành cho Nhà Quản Trị chuyên nghiệp. "Thông qua khóa học Mini MBA, học viên sẽ dần tích lũy được sự tự tin, sự trưởng thành cả về kiến thức và kinh nghiệm trong quản lý, để có thể làm tốt vai trò của mình với tư cách là nhà quản lý chuyên nghiệp" - Ông Nguyễn Phong Phú, Giám đốc Trung tâm đào tạo và phát triển năng lực cạnh tranh thuộc Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) cho biết.
Mini MBA được chắt lọc những nội dung tinh túy nhất của chương trình MBA. Đặc biệt, chương trình còn liên tục tổ chức nhiều hội thảo xen kẽ trong suốt quá trình đào tạo. Qua đó tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nhân có cơ hội giao lưu, trao đổi và tìm kiếm cơ hội kinh doanh.
Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình học truy cập tại đây hoặc liên hệ theo số hotlines: 0903 25 55 25 (TP HCM); 090 492 22 11 (Hà Nội).
Theo VNE
Công sứ Nigeria khuyên con theo học ngành CNTT ở Việt Nam Ông Stephen V.Chirtau c cộa Nigeria đánh giá cao ngành Công nghệ thông tin của Việt chương trình giao lưu giữt Nam vàn Nigeria đang theo học chương trình cử nhân Top-up tại Đại học FPT. PV: Xin chào ông, xin ông cho biết những hỗ trợ từ phía Đại sứ Quán Nigeria vi nhữngn Nigeria đang theo học tạt Nam? Cô Stephen...