Giới trẻ bỏ công việc văn phòng để đi du lịch bụi theo kiểu 4.0
Phần lớn mọi người đang cho rằng chỉ ai có điều kiện mới có thể đi du lịch mỗi tháng một thành phố nhưng câu chuyện của Trần Thu Quỳnh (24 tuổi, freelancer) đã chứng minh điều ngược lại.
Chỉ cần một chiếc laptop được kết nối internet, bạn có thể đi muôn nơi.
Những trái tim thèm khát “xê dịch”
Sau khi rời bỏ công việc văn phòng tại Hà Nội, Trần Thu Quỳnh (24 tuổi, Hà Nội) bắt đầu có những chuyến đi của mình đến những vùng đất mới để tìm kiếm cảm giác mới lạ. Câu chuyện bắt đầu khi Quỳnh và các bạn dự tính cho việc khám phá Đà Lạt chừng vài ngày, thế nhưng Quỳnh lúc bấy giờ nảy ra ý định quyết ở lại nơi đây và làm việc từ xa. Một, hai ngày trôi qua, Quỳnh bắt đầu quen dần và sẵn sàng cởi mở hơn với người dân xứ ngàn hoa.
Đối với quỳnh, việc ở lại đây cần nhiều sự tính toán bởi ở độ tuổi trẻ, quỹ lương thường có hạn nên nếu không chi tiêu có kế hoạch, việc xê dịch có thể bị ảnh hưởng ít nhiều. “Mình tìm hiểu tiền thuê phòng, thuê xe, mình nghĩ đây là 2 khoản cần thiết và quan trọng nhất tại mỗi nơi ở, còn về chi phí sinh hoạt mình có suy nghĩ là “người dân ở đó sống được thì mình cũng sống được” cho nên tùy nhu cầu sắp xếp chi tiêu hợp lý”, em Trần Thu Quỳnh chia sẻ.
Trần Thu Quỳnh bắt đầu lên kế hoạch cho chuyến đi của mình từ tháng 3/2022.
Khi nhận được câu hỏi: “Có bao giờ việc không gắn bó, ổn định ở một nơi nào đó khiến bạn cảm thấy cô đơn không?”, Quỳnh chỉ nhẹ nhàng trả lời rằng: “Không hề”. Trong suy nghĩ của cô gái trẻ đam mê phiêu lưu ấy có một quyết tâm rất lớn về việc khám phá Việt Nam từ con người đến khung cảnh. Thức dậy ở một nơi xa với khung cảnh tuyệt vời còn khiến Quỳnh cảm thấy hứng khởi để làm việc hơn.
Cùng đam mê với Quỳnh, anh Yavor Stoyanov (32 tuổi, người Bungari, hiện đang trú tại TP HCM) cũng rời bỏ quê hương để tìm đến một vùng đất mới, làm việc từ xa và tích lũy thêm những trải nghiệm. Trong hai năm châu Âu phong tỏa vì dịch Covid-19, anh Yavor chỉ có thể làm việc từ nhà như những đồng nghiệp của mình. Công việc chính của anh là làm nhân viên tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing). Quá chán nản với việc ở một mình và không thể đi đâu, anh Yavor nung nấu một ý định tìm đến một đất nước mới. Sau quá trình cân nhắc các nước khu vực châu Á, anh đã chọn Việt Nam làm bến đỗ của mình.
Video đang HOT
Anh Yavor Stoyanov cho biết, bất cứ ai một mình đến một thành phố mới cũng là một thử thách,nhưng nó cũng thôi thúc bản thân anh nỗ lực, trưởng thành hơn.
“Nỗi sợ về việc cô độc và không biết ngày mai sẽ ra sao đã thôi thúc tôi thực hiện chuyến hành trình này. Tôi đã mơ ước về việc có thể du lịch châu Á, dù rằng các loại visa tại đây còn đang hạn chế nhưng đó không phải là một rào cản quá lớn. Tôi chọn ở lại TP HCM và cho đến nay đã được 4 tháng. Tôi có thêm nhiều người bạn mới và những trải nghiệm tuyệt vời về nền văn hóa Việt Nam”, anh Yavor tâm sự.
Du lịch bụi 4.0
Trong khoảng những năm gần đây, một khái niệm mới đang ra đời mang tên Digital Nomad (tạm dịch là du lịch bụi 4.0). Digital Nomad chỉ những người đam mê xê dịch, ở nhiều thành phố khác nhau để làm việc từ xa. Đây là một trong những xu hướng sinh ra trong cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 thể hiện ứng dụng các thành tựu vào đời sống con người. Nếu như ở nước ngoài, người dân bắt đầu thực hiện việc xê dịch này từ khoảng năm 2019 và bùng nổ hơn trong năm 2021 và 2022. Ở Việt Nam, khái niệm này chỉ mới du nhập vào đầu năm nay.
Mặc dù còn rất mới và chưa có nhiều nguồn tư liệu chia sẻ về vấn đề này, các bạn trẻ vẫn sẵn sàng thực hiện hành trình tuổi trẻ của mình. Đối với Trần Thu Quỳnh, việc du lịch dài ngày làm cuộc sống của em bớt nhàm chán hơn.
Dự định sắp tới của Quỳnh là đến Y Tý (Hà Giang) nối dài danh sách những địa điểm trong hành trình tuổi trẻ của mình.
Quỳnh cho biết: “Mình thấy sống có ý nghĩa hơn, trải nghiệm nhiều hơn, gặp gỡ nhiều người, lắng nghe nhiều câu chuyện thú vị. Bạn bè thấy thích thú và hào hứng về chuyến đi của mình, về gia đình thì có sự tin tưởng với mình, nên chỉ hỏi đi đâu, làm gì, với ai, như thế nào và dặn dò cẩn thận chứ cũng không phản đổi gì. Hiện tại vẫn vậy, mọi người vẫn hào hứng về những chuyến đi của mình, và mong ngóng được xem nhiều hình ảnh, câu chuyện thú vị”.
Còn với anh Yavor Stoyanov, điều tuyệt vời nhất anh có được sau khoảng thời gian làm Digital Nomads là gặp được một người con gái tuyệt vời có thể khiến anh “tìm thấy ánh sáng cuộc sống”. anh Yavor và bạn gái người Việt cùng là nhân viên tiếp thị số nên phần nào họ hiểu được những điều đối phương đang làm. Cuộc gặp gỡ với Thảo đã làm Yavor muốn ở lại hẳn TP HCM để sinh sống và lập nghiệp thế nhưng nếu Thảo sẵn sàng tiếp tục hành trình xê dịch cùng Yavor, cả hai sẽ lên kế hoạch cho những chuyến đi xa hơn.
“Điều quan trọng của việc trở thành Digital Nomad là sẵn sàng chấp nhận mọi hoàn cảnh. Chẳng hạn như việc đến một đất nước mới, bạn buộc phải nhập gia tùy tục. Hãy cởi mở với những điều mới mẻ và xây dựng kỷ luật cá nhân cho bản thân. Dù rằng đây là một chuyến du lịch vui vẻ thoải mái nhưng bạn không nên quên rằng vẫn có một công việc đang đợi chúng ta”, anh Yavor kể về kinh nghiệm khi đi du lịch của mình.
Lý do ngành Nhà hàng - Khách sạn có sức hút với giới trẻ
Có thể thấy ngành Nhà hàng - Khách sạn luôn là lựa chọn hàng đầu của các bạn trẻ, đặc biệt với những bạn năng động, thích khám phá.
Nhưng đâu là yếu tố then chốt giúp bạn nhận ra mình phù hợp với nhóm ngành học hấp dẫn này?
Quản trị khách sạn - "Bệ phóng" cho những quản lý tài ba
Sự hồi sinh mạnh mẽ của khối ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn sau đại dịch, lại một lần nữa khơi dậy đam mê cháy bỏng trong các tín đồ yêu thích phong cách làm việc sang trọng, môi trường làm việc chuyên nghiệp "đạt chuẩn 5 sao", đẳng cấp quốc tế.
Theo đó, ngành học này phù hợp với những bạn trẻ có đam mê lãnh đạo, quản lý nhân sự, nhanh nhẹn thiết lập bộ máy quản trị nhà hàng khách sạn, chú ý từng bộ phận hay chi tiết nhỏ. Đây là ngành học dành cho những bạn trẻ năng động, có ước mơ lớn trong công việc, tìm kiếm mối quan hệ rộng rãi để hoàn thiện mình.
Sinh viên khối ngành Nhà hàng - Khách sạn thực hành bếp tại nhà hàng Jol Robuchon chuẩn 5 sao của SIU.
Bên cạnh đó, Nhà hàng - Khách sạn có thể mang đến một mức thu nhập khá ổn định, song lại có những yêu cầu cao về kỷ luật và thời gian, ThS. Trương Thị Hải Thuận, phụ trách ngành Quản trị Khách sạn SIU cho biết: "Để học trong nhóm ngành Quản trị Nhà hàng - Khách sạn thì phải có lòng yêu nghề, phải rất tâm huyết vì đây là ngành hiếu khách, nên yêu cầu nhiều kỹ năng và áp lực khá cao. Nhà hàng - Khách sạn là lĩnh vực thường xuyên tiếp xúc với rất nhiều đối tượng, độ tuổi với nhiều thành phần khác nhau nên các bạn sẽ được mở rộng tầm nhìn, hiểu biết sâu rộng hơn về xã hội."
Hướng đến công việc hấp dẫn toàn cầu
Quản trị Nhà hàng - Khách sạn đặc biệt phù hợp với những ai yêu thích giao tiếp quốc tế, hòa nhập đa văn hóa. Với đặc thù môi trường làm việc là những khách sạn đẳng cấp quốc tế, khách hàng đến từ nhiều nền văn hóa trên thế giới, sinh viên cần được chú trọng đào tạo kỹ năng mềm, đặc biệt là phải có nền tảng tiếng Anh đạt chuẩn để làm việc, giao tiếp khách hàng nhưng đây cũng là hạn chế của phần lớn sinh viên ngành học này.
Tập đoàn Marriott International Việt Nam ký kết hợp tác với SIU và rộng mở cơ hội cho sinh viên ngành Hospitality tại SIU thực tập tại 11 khách sạn tiêu chuẩn 5 sao.
Vì vậy, tại SIU, sinh viên được tạo cơ hội tham gia các buổi học trải nghiệm ngành nghề và các chương trình thực tế liên quan đến lĩnh vực nhà hàng, khách sạn. Từ đó giúp các bạn rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng thực tế trong lĩnh vực Quản trị Nhà hàng - Khách sạn. Đồng thời người học còn được rèn luyện kỹ năng để nhận xét, giải quyết rủi ro, am hiểu về rượu và các loại thực phẩm thường dùng tại khách sạn, có kiến thức văn hóa ẩm thực đặc trưng đa quốc gia, luật lưu trú,...
Đặc biệt, SIU thiết kế riêng chương trình tiếng Anh kỹ năng, kéo dài trong suốt 6 học kỳ theo chuẩn quốc tế giúp sinh viên tự tin giao tiếp tiếng Anh và sẵn sàng gia nhập hệ thống các khách sạn, nhà hàng, resort đẳng cấp theo tiêu chuẩn từ 5* trong nước và quốc tế.
"Kiến thức nền tảng, kỹ năng nghiệp vụ và sự yêu nghề là ba yếu tố căn bản mà một sinh viên cần phải có để đi đến đích trong lĩnh vực Nhà hàng - Khách sạn, Du lịch", ông Đỗ Trần Hùng - Phó Giám đốc Phương Nam Resort, gửi gắm tinh thần của một người làm việc 20 năm trong lĩnh vực lưu trú và dịch vụ du lịch đến các bạn mong muốn chinh phục ngành nghề này.
Lĩnh vực Quản trị du lịch, Nhà hàng - Khách sạn tại SIU có sút hút đặc biệt từ chương trình trải nghiệm thực tế đẳng cấp.
Giới trẻ làm thêm dịp hè: Có thu nhập, thêm trải nghiệm Nghỉ hè, nhiều học sinh, sinh viên tranh thủ tìm kiếm việc làm thêm. Làm việc giúp các em có thu nhập chuẩn bị cho năm học mới và tích lũy kinh nghiệm sống, kỹ năng giao tiếp, thực hiện những dự định riêng bằng chính công sức của mình. Chọn việc phù hợp Vào bất kỳ nhà hàng, quán ăn, tiệm cà...