Giới thiệu, trải nghiệm và tổng quan về tai nghe in-ear đầu bảng IER-Z1R của Sony
Chào anh em! Bài này mình sẽ nói về chiếc tai nghe in-ear đầu bảng của Sony: IER-Z1R. Đồ âm thanh nào mà gắn cái chữ đầu bảng vô nó cũng đắt hết trơn hà nhưng so giá trên mặt bằng mấy anh “đầu bảng” với nhau thì IER-Z1R chỉ nằm ở mức lưng chừng con dốc thôi.
Hồi xưa, và cả hồi nay, nhắc tới Sony, anh em vẫn nghĩ đến cụm từ “ MegaBass” và “ ExtraBass” đầu tiên, hẳn là team marketing của họ làm tốt quá nên 2 cụm từ này gây ảnh hưởng ghê nơi Cũng vì lẽ đó nên nhiều ý kiến vẫn cho rằng tai nghe Sony chỉ được cái bass không, ấy là anh em đã quên MDR-EX1000 – chiếc flagship tiền nhiệm của IER-Z1R vốn được đông đảo anh em trong cộng đồng audiophile nước ta săn lùng, thậm chí còn “hardcore” tới nỗi đi tìm bản Japan với các version khác trên thế giới nữa cơ
IER-Z1R nằm trong một dự án khá dài hơi của Sony, vốn được bắt tay nghiên cứu từ nhiều năm trước. Đó là khi Eiji Kuwahara và kỹ sư lão luyện Koji Kageno nghiên cứu những vật liệu mới cho tốc độ phản hồi âm trung-cao thật tuyến tính, dải trầm ít bị cộng hưởng trên bề mặt driver để có thể tạo ra các nốt trầm sâu tự nhiên, thả chính xác theo từng khuôn nhạc, các công trình này về sau đều được áp dụng trong tất cả những tai nghe mới của hãng như IER-M7, IER-M9, IER-Z1R, Z7M2 … Z1R dùng tổ hợp 3 driver, trong đó có 2 driver dynamic và 1 driver balanced armature. 3 driver này được đặt trong một buồng cộng hưởng bằng magie, chứ không có từng ống dẫn âm riêng cho từng driver để có đáp pha hài hòa (phase response). 2 driver dynamic gồm 1 con super tweeter (siêu cao) 5mm dùng màng LCP (một loại vật liệu mà Sony đã rất thành công khi con tai nghe MDR-1A đầu tiên được ra mắt và đến nay đã qua khá nhiều quá trình cải tiến), tweeter này có đáp tuyến kinh dị: 100kHz.
Một driver balanced armature thế hệ mới với hình dàng T-type chứ không phải dạng U-type như dòng XBA cũ, driver này sẽ đảm nhận phần trung âm, Koji Kageno cho biết đây là quá trình nghiên cứu sâu và driver này Sony tự sản xuất. Driver balanced armature T-type tạo ra lượng khí nhiều nên chi tiết và độ thoáng của âm trường được tăng lên và mở rộng ra hơn, hơn nữa dây coil quấn trong driver này là dây đồng mạ bạc và màng loa làm từ magie cho khả năng đáp ứng dải cao tốt, đây cũng chính là lý do tại sao khi trải nghiệm M7 và M9 cùng Z1R, mình nhận thấy trung âm và tính airy của các sản phẩm Sony mới khá lạ, nó thoáng và làm ta cảm nhận được không gian đa chiều trong bản thu. Mình cũng rất nóng lòng muốn biết cái driver BA độc đáo này của Sony thực tế trong nó như thế nào, có thêm thông tin gì mình sẽ update sau.
Video đang HOT
Cuối cùng là driver dynamic 12mm có màng dao động là một tấm magie mỏng, độ động cao. Phía sau driver này là một đường ống để thoát khí giúp lượng khí bên trong không đánh lại ngược lên màng loa làm nó chậm và trì gây ra hiện tượng mất bass, hoặc dải bass sẽ có từng đoạn bị nhấp nhô.
Hầy, có thể nói, việc cày thành tích trong công nghệ âm thanh gần như là truyền thống của Sony đó, nhưng do Sony hay nghiên cứu một cách độc lập nên sau này thế giới mới biết được những thành tựu của họ, ví dụ cái chuẩn SACD hay SPDIF mà bạn đang dùng hiện nay đều là thành tích của Sony đó Hồi 20 năm trước Sony cũng đã có một project mang tên Qualia gồm TV, CD Player, Headphones (Qualia 010 – con này ngày đó dùng màng loa bằng vật liệu nano-composite, tiền thân của LCP sau này) , và loa với mong ước được giới thiệu những công nghệ mới của mình ra ngoài thế giới nhưng giá thành quá khủng khiếp của chúng tại thời điểm đó làm người ta phải ái ngại và dè dặt trong việc móc hầu bao. Chưa kể đến mấy con V-fet (con sò công suất được xem như là bóng 300B của làng bán dẫn) với chất tiếng nồng nhiệt, no tròn và đầy nhạc tính được Nelson Pass khai thác và sừ dụng rất thành công trong các amplifier của PassLabs.
Lan man tý, giờ trở lại con IER-Z1R vậy. Toàn thân tai nghe khá đẹp mắt, lúc đầu nhìn hình mình tưởng là bạc nguyên khối – một xu hướng mới trong phong trào làm in-ear custom bên Nhật, tuy nhiên cầm trên tay thì nó nhẹ quá thể, sau đó mình mới biết là Zirconium. Faceplate (mặt che ngoài) của tai nghe là họa tiết Perlage (bạn nào thích đồng hồ Thụy Sĩ sẽ quen với từ Perlée hơn) bắt mắt, mình không biết phải miêu tả cái họa tiết này như thế này, bạn nhìn hình thì biết vậy.
IER-Z1R có chất âm cân bằng, không gian rộng rãi và mọi thứ âm hình đến âm trường được gột tả và bố trí hợp lý, đây là một điểm mạnh mà mình đã nhấn mạnh từ đầu bài, khen quá thì mang tiếng PR nên nói vừa vừa vậy Khi nghe kỹ mình lại thấy con này có clarity (độ trong trẻo) xuất sắc, trung âm giàu có, ngọt, đầy đủ, không tiến sát tai hay không lùi quá xa, bản thu càng ngon nghe càng ra phẩm chất tốt đẹp. Bass đánh không dư thừa, giàu cảm xúc, đủ độ rung và xuống sâu, gọn gàng, lịch sự. Treble lên đẹp, đánh có decay nhanh, gãy gọn, không bị ré tiếng, gắt gỏng, tính airy cao giúp IER-Z1R tạo ra chiều sâu và không gian phía trên rộng rãi và thoáng vô cùng.
Theo tinhte
Cách đeo tai nghe đúng chuẩn, giúp nghe nhạc hay hơn
Nghe nhạc đã trở thành thói quen phổ biến của những người sử dụng thiết bị di động. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều đeo tai nghe sai cách, bởi vậy nên bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm âm thanh đỉnh cao mới.
Trong suy nghĩ của nhiều người thường cho rằng họ chỉ cần bỏ ra một số tiền lớn để mua những chiếc tai nghe đắt tiền là có thể nghe nhạc chất lượng cao. Điều này không sai nhưng cũng không đúng hoàn toàn.
Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều dòng tai nghe khác nhau, mỗi loại có một hình dáng khác nhau nhưng hầu như trong số này đều là tai nghe in-ear, earbuds với thiết kế dây tai nghe nối liền với jack cắm. Tuy được sử dụng nhiều nhưng các loại tai nghe này có một nhược điểm đáng tiếc là mỗi khi chạy hay vận động mạnh thì tai nghe bị rơi ra ngoài. Đó là chưa tính đến trường hợp nếu đeo không đúng cách sẽ bị đau tai và gây ra sự bất tiện.
Để khắc phục điều này, các hãng đã sản xuất ra loại tai nghe có móc vào vành tai hoặc tai nghe không dây. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể sử dụng các loại tai nghe kia bằng một mẹo nhỏ đơn giản đó là đeo ngược và móc dây vòng qua vành tai.
Trước hết, chúng ta cần đeo một bên trước. Nếu đeo tai nghe bên trái thì tay phải vòng qua đầu kéo vành tai trái với một lực vừa đủ, tay trái gắn tai nghe lên. Làm hành động tương tự với chiếc tai nghe còn lại. Lúc đầu bạn sẽ có cảm giác hơi khó chịu và có phần ngột ngạt nhưng âm bass sẽ tốt và to hơn.
Bên cạnh đó, khi đeo theo kiểu này người nghe sẽ cảm thấy thoải mái trong thời gan dài mà không có cảm giác bị cấn hoặc mất thời gian điều chỉnh lại.
Theo Tri Thức Trẻ
Sony IER-Z1R - Tai nghe đầu bảng thuộc dòng Signature Series Signature Series là kim chỉ nam, gồm những sản phẩm chứa đầy đủ những công nghệ của nhà sản xuất Nhật Bản. IER Z1R là nghe In-ear cao cấp nhất thuộc dòng Signature Series. Thay vì chỉ sử dụng Dynamic hay Balance Armature, thì hãng sử dụng cả 2 loại màng loa theo dạng lai để tận dụng được thế mạnh của cả...