Giới thiệu chương trình mới môn Tiếng Anh
Ban soạn thảo chương trình môn Ngoại ngữ giới thiệu những nét chung nhất về môn tiếng Anh trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
ảnh minh họa
Đường hướng giao tiếp là chủ đạo
Tiếng Anh là môn học trong chương trình giáo dục phổ thông bắt đầu từ lớp 3 đến lớp 12. Nội dung cốt lõi của môn học giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp).
Các kỹ năng giao tiếp và kiến thức ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở các đơn vị năng lực giao tiếp cụ thể, trong các chủ đề và chủ điểm phù hợp với học sinh phổ thông nhằm giúp các em khi kết thúc cấp tiểu học đạt được năng lực giao tiếp bậc 1; kết thúc THCS đạt được bậc 2; kết thúc THPT đạt bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Nội dung dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh được thiết kế theo kết cấu đa thành phần, gồm:
Hệ thống các chủ đề (khái quát), các chủ điểm (cụ thể) mang tính gợi ý; các năng lực giao tiếp phù hợp với chuẩn năng lực cần đạt; danh mục kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) gợi ý phù hợp với việ phát triển năng lực giao tiếp ở cấp độ đã được quy định trong chuẩn đầu ra. Nội dung văn hóa được dạy học lồng ghép, tích hợp trong hệ thống các chủ đề, chủ điểm.
Các yêu cầu cần đạt của mỗi lớp tập trung vào năng lực giao tiếp ở 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết). Năng lực giao tiếp của môn Tiếng Anh là khả năng sử dụng kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) để tham gia vào các hoạt động giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) trong những tình huống hay ngữ cảnh có nghĩa với các đối tượng giao tiếp khác nhau nhằm đáp ứng các nhu cầu giao tiếp của bản thân hay yêu cầu giao tiếp của xã hội.
Nội dung dạy học cả về năng lực giao tiếp lẫn kiến thức ngôn ngữ đều dựa trên yêu cầu của năng lực giao tiếp bậc 1,2,3 trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.
Video đang HOT
Đường hướng chủ đạp trong chương trình giáo dục phổ thông mới môn Tiếng Anh là đường hướng giao tiếp. Đường hướng này nhấn mạnh vào việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp của học sinh. Các phương pháp giao tiếp có những điểm tương đồng với đường hướng lấy người học làm trung tâm trong giáo dục học. Đường hướng chủ đạo này quy định các hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.
Về đánh giá kết quả giáo dục, hoạt động kiểm tra đánh giá cần được thực hiện theo 2 hình thức: đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục thông qua các hoạt động dạy học trên lớp. Trong quá trình dạy học, cần chú ý ưu tiên đánh giá thường xuyên nhằm giúp học sinh và giáo viên theo dõi tiên độ thực hiện những mục tiêu đã đề ra trong chương trình.
Để thực hiện chương trình cần đảm bảo đủ số lượng giáo viên để thực hiện đủ số tiết học theo kế hoạch dạy học ở trường phổ thông. Giáo viên phải đạt những yêu cầu theo quy định và có nghiệp vụ sư phạm phù hợp với các cấp học; đồng thời được tập huấn về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và sử dụng các trang thiết bị hiện đại trong dạy học.
Bên cạnh đó, cần dảm bảo điều kiện, môi trường học tập đa dạng, phong phú để học sinh có thể tham gia vào các hoạt động học tập, sử dụng tiếng Anh có ý nghĩa.
Chương trình làm quen với tiếng Anh lớp 1, 2
Chương trình làm quen với tiếng Anh lớp 1, lớp 2 được xây dựng để chuẩn bị kiến thức và tâm thế cho học sinh tiểu học học tiếng Anh chính thức từ lớp 3 một cách hiệu quả.
Chương trình được xây dựng cho môn Ngoại ngữ tự chọn lớp 1, lớp 2 ở cấp tiểu học. Việc tổ chức thực hiện môn học này với tư cách là môn học tự chọn trong nhà trường cần phải xét đến những điều kiện thực hiện để đạt hiệu quả cao nhất và đảm bảo tính liên thông với chương trình môn Tiếng Anh được dạy từ lớp 3 đến lớp 12.
Chương trình được xây dựng tập trung vào 2 kỹ năng nghe và nói, sắp xếp theo mục tiêu năng lực giao tiếp và lựa chọn ngữ liệu, từ vựng tương ứng để phát triển năng lực giao tiếp tương ứng. Đường hướng dạy học chủ đạo là đường hướng giao tiếp.
Kiểm tra, đánh giá tiếng Anh cần được lồng ghép trong các hoạt động dạy học với mục đích giúp học sinh yêu thích môn Tiếng Anh và thúc đẩy chất lượng dạy học. Với mục đích cho học sinh làm quen với tiếng Anh, các hình thức kiểm tra, đánh giá cần nhẹ nhàng, thân thiện, được tiến hành ngay trong các hoạt động học tập của học sinh. Kiểm tra, đánh giá có thể thông qua các bài hát, trò chơi, giúp tìm ra những khó khăn và đề xuất hướng khắc phục thông qua các hoạt động trên lớp.
Để thực hiện chương trình này, các trường phải có phòng học rộng rãi, thoáng mát, ánh sáng phù hợp với học sinh tiểu học lứa tuổi 6, 7; phòng học có đủ trang thiết bị tối thiểu cho việc học tiếng Anh như tranh ảnh, thiết bị đa phương tiện.
Chỉ tổ chức cho học sinh làm quen với tiếng Anh ở lớp 1, 2 trên cơ sở tự nguyện của học sinh và cha mẹ học sinh. Khi tổ chức cho học sinh tự nguyện học chương trình làm quen với tiếng Anh, nhà trường phải có giải pháp tổ chức các hoạt động phù hợp cho những học sinh không tham gia.
Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh giúp học sinh có một công cụ giao tiếp mới, hình thành và phát triển cho học sinh năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh thông qua các hình thức nghe, nói, đọc, viết. Kết thúc chương trình giáo dục phổ thông, học sinh có khả năng giao tiếp đạt trình độ bậc 3 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam, tạo nền tảng cho học sinh có thể sử dụng tiếng Anh trong học tập, hình thành thói quen học tập suốt đời để trở thành những công dân toàn cầu trong thời kỳ hội nhập.
Theo Giaoducthoidai.vn
Chuẩn bị điều kiện áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông mới: Còn nhiều lo lắng
Ngày 20-1, hơn 3.500 người đã tham dự hội nghị trực tuyến qua 30 điểm cầu về việc triển khai công tác chuẩn bị các điều kiện để áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông mới do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chủ trì.
Hà Nội sẽ rà soát lại đội ngũ giáo viên, trang thiết bị dạy học để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh: Bá Hoạt
Các đại biểu đều thể hiện sự quyết tâm triển khai Chương trình vào năm học 2019-2020, tuy nhiên vẫn còn nhiều lo lắng bởi cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở nhiều trường còn hạn chế, có nguy cơ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả triển khai.
Lần đầu có môn tích hợp
Theo kế hoạch, tháng 4-2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ ban hành các chương trình môn học, làm căn cứ để biên soạn sách giáo khoa mới. Hiện nay, dự thảo các chương trình môn học đang được Bộ tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trước khi phê duyệt chương trình chính thức. Việc tham gia của các thành viên Ban Phát triển các chương trình môn học tại hội nghị đã giúp các nhà trường có được những hình dung cụ thể về nội dung, phương pháp tiếp cận môn học và điều kiện tối thiểu để triển khai, từ đó có sự chuẩn bị chu đáo hơn.
Một trong những điểm mới đáng chú ý của dự thảo là sự xuất hiện của các môn tích hợp trong Chương trình giáo dục phổ thông mới (gọi tắt là Chương trình). Đây được coi là cơ sở để hình thành khả năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề của cuộc sống. GS.TS Nguyễn Viết Thịnh, phụ trách chương trình môn lịch sử và địa lý cho biết, đây là môn học tích hợp của hai môn lịch sử, địa lý hiện nay và sẽ là môn học bắt buộc ở cấp THCS trong Chương trình với thời lượng 105 tiết/năm học. Đáng chú ý, việc kiểm tra, đánh giá môn học này được chuyển đổi theo hướng không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức làm trung tâm, mà chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo vào thực tế. Ngoài ra, môn học yêu cầu có sự hỗ trợ tích cực của các phương tiện dạy học; học sinh cần được tham gia các buổi học ở thực địa, các hoạt động theo nhóm để thảo luận, phản biện.
Là người phụ trách chương trình môn khoa học tự nhiên, GS.TS Mai Sỹ Tuấn thông tin, đây là môn tích hợp của 3 môn học hiện nay là vật lý, hóa học và sinh học. Môn khoa học tự nhiên được xây dựng với thời lượng 560 tiết/năm học ở cấp THCS. Môn học này nói riêng và các môn học trong Chương trình đều có điểm chung là ngoài kiến thức lý thuyết còn có nhiều thời lượng và yêu cầu dạy học thông qua khám phá khoa học, khám phá cuộc sống, đòi hỏi phải có điều kiện để đáp ứng. Một điểm khác biệt nữa, nếu như trước kia, giáo viên dạy theo cách truyền thụ kiến thức và học sinh học một cách thụ động, thì nay, giáo viên là người phụ trách, hướng dẫn học sinh hoạt động, tổ chức thực hành, thí nghiệm để học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức.
Băn khoăn lớp đông, trang thiết bị thiếu
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới cho biết, một trong những yêu cầu quan trọng để triển khai Chương trình là cơ sở vật chất, trong đó cấp tiểu học phải tổ chức dạy học được 2 buổi/ngày cho toàn bộ học sinh; quy mô học sinh/lớp tuân thủ quy định với mức không quá 35 học sinh/lớp ở cấp tiểu học và không quá 45 học sinh/lớp ở cấp THCS và THPT. Quy định này tưởng chừng chỉ khiến các trường khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa... mới gặp khó, song thực tế, đây cũng là thách thức không nhỏ với không ít trường trên địa bàn Hà Nội.
Bà Bùi Thị Sinh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hải Bối (huyện Đông Anh) cho biết, nhà trường hiện đang quá tải về quy mô học sinh với sĩ số lên tới 50 học sinh/lớp và tương lai còn tăng. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của trường đang có chiều hướng xuống cấp, trang thiết bị lạc hậu, vì vậy, để triển khai có chất lượng Chương trình, rất cần có sự quan tâm, đầu tư.
Cùng nhận định này, bà Phan Kim Anh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Thành Công (quận Đống Đa) cho rằng, tình trạng quá tải về quy mô học sinh là khó khăn chung của giáo dục tiểu học hiện nay. Vì vậy, dù rất quyết tâm, song thực tế nêu trên vẫn là rào cản không nhỏ trong quá trình triển khai của các nhà trường. "Việc chuẩn bị đồ dùng, trang thiết bị dạy học đóng vai trò quan trọng, nhất là khi các môn học trong Chương trình đều đòi hỏi phải tổ chức cho học sinh thực hành, thí nghiệm và hoạt động trải nghiệm. Những nội dung này đều liên quan đến kinh phí, cần có sự chuẩn bị sớm và chu đáo" - bà Phan Kim Anh đề xuất.
Liên quan đến vấn đề cơ sở vật chất, bà Nguyễn Hà Thanh, Hiệu trưởng Trường THPT Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì) cho biết, dự án xây dựng trường đã có từ 16 năm qua nhưng nay chưa triển khai được. Vì vậy, dù hằng năm nhà trường có đầu tư cải tạo, song cũng chỉ mang tính chắp vá, rất khó khăn để đáp ứng chương trình hiện hành. Nay trước những yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới, nhà trường chưa biết xoay xở ra sao.
Ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, để triển khai tốt Chương trình, Hà Nội sẽ rà soát lại đội ngũ, xác định nhu cầu giáo viên theo lộ trình thực hiện; xây dựng kế hoạch phối hợp, liên kết với các cơ sở đào tạo giáo viên trên địa bàn để đặt hàng đào tạo, bồi dưỡng; chỉ đạo các nhà trường kiểm tra, rà soát việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, trong đó ưu tiên mục tiêu dạy học 2 buổi/ngày ở cấp tiểu học.
Ngoài ra, Sở GD-ĐT Hà Nội đề xuất Bộ sớm ban hành các văn bản chỉ đạo cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; yêu cầu, tiêu chuẩn về đội ngũ; cơ chế tài chính cho việc mua sắm, bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ...; đề nghị UBND thành phố tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, dành quỹ đất xây mới trường học.
Theo Hanoimoi.com
Tiến sĩ Lê Bá Khánh Trình góp ý về chương trình môn Toán mới Giảng dạy môn Toán là truyền đạt tư duy cho học sinh nên việc giảm tải kiến thức, định hướng nghề nghiệp thông qua chuyên đề được nghiên cứu kỹ lưỡng... ảnh minh họa Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo chương trình các môn học mới để lấy ý kiến giáo viên và các nhà chuyên môn. Trong đó, chương trình môn...