Giới siêu giàu thế giới đang tích trữ vàng
Kinh tế toàn cầu đang lao dốc do Covid-19 khiến giới siêu giàu ngày càng ưa chuộng tích trữ vàng, xem đây là công cụ phòng ngừa rủi ro lạm phát và giảm phát.
Trước khi đại dịch Covid-19 càn quét nền kinh tế toàn cầu, hầu hết ngân hàng tư nhân đều khuyên khách hàng không nắm giữ hoặc chỉ nắm một lượng vàng nhỏ. Nhưng hiện tại, một số trong đó đã chuyển khoảng 10% danh mục đầu tư của khách hàng sang vàng, do các ngân hàng trung ương giảm lợi suất trái phiếu, giúp giảm chi phí cơ hội của việc nắm giữ công cụ không trả lãi như vàng. Rủi ro lạm phát cũng khiến nhiều tài sản và tiền tệ khác mất giá.
Mặc dù giá vàng đã tăng 14% năm nay lên 1.750 USD/ounce, rất nhiều ngân hàng bán lẻ cho rằng kim loại quý sẽ còn tiếp tục tăng, do đây là công cụ phòng trừ cả rủi ro lạm phát và giảm phát.
Theo Reuters, 9 ngân hàng bán lẻ quản lý tổng cộng 6.000 tỷ USD tài sản cho giới siêu giàu đã khuyên khách hàng tăng phân bổ danh mục đầu tư vào vàng. UBS – nhà băng quản lý tài sản lớn nhất thế giới, dự báo giá vàng có thể lên 1.800 USD một ounce cuối năm nay, nhờ lãi suất toàn cầu ở mức thấp và nhà đầu tư mua vàng làm công cụ trú ẩn. Thậm chí, giá có thể lên 2.000 USD nếu làn sóng đại dịch thứ hai bùng phát.
“Khi chứng khoán tăng vọt, mọi người càng lo lắng. Họ muốn có một danh mục đầu tư diễn biến tốt trong nhiều bối cảnh”, Kiran Ganesh từ văn phòng đầu tư của UBS cho biết.
Vàng thỏi trở thành kênh trú ẩn an toàn giữa bão Covid-19. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Các nhà băng cho biết các khách hàng lớn tuổi có xu hướng lo lắng về lạm phát nhất. “Họ rất quan tâm đến việc bảo toàn tài sản. Theo góc độ nào đó, họ có nhiều kinh nghiệm hơn các khách hàng khác, nên quan tâm đến lạm phát hơn”, Lisa Shalett – Giám đốc Đầu tư tại Morgan Stanley cho biết.
John LaForge – Giám đốc Chiến lược Tài sản tại Viện Đầu tư Wells Fargo cho biết: “Giờ tôi nhận được nhiều câu hỏi về vàng như về dầu vậy. Phần lớn mọi người hứng thú với các loại năng lượng mới, dầu và một số thứ khác. Vàng thường bị coi là đồ cổ”.
Trong khi đó, Oliver Gregson – Giám đốc phụ trách khu vực Anh và Ireland tại JPMorgan Private Bank nói rằng số câu hỏi ông nhận được từ khách tăng vọt do họ coi đây là “cảng trú ẩn trong cơn bão”.
Với những người đang muốn đầu tư vào vàng, họ có 4 lựa chọn: các công ty đào vàng, các quỹ đầu tư chỉ số theo dõi giá vàng, hợp đồng phái sinh vàng và vàng vật chất (xu hoặc thỏi). Nếu đề phòng trừ rủi ro, ba lựa chọn đầu là hợp lý. Nhưng nếu lo ngại lớn hơn, nhà đầu tư thường chọn vàng vật chất.
Andre Portelli – đồng giám đốc đầu tư tại Barclays Private Bank, cho biết dù một số khách hàng đã bắt đầu mua vàng vật chất từ đầu năm nay, khi đại dịch lan đến, xu hướng này vẫn đang tiếp tục. “Việc nguồn cung vàng vật chất gián đoạn trong tháng 3 và 4 do chính sách phong tỏa khiến việc sản xuất và phân phối bị đình trệ càng khiến nhu cầu tăng lên”, ông nói.
Giá vàng sẽ đi theo hướng nào trong tháng 6?
Theo các nhà phân tích, trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tiếp tục là tâm điểm của tình hình thế giới, tháng 6 có thể sẽ là một tháng rất hỗn loạn của thị trường vàng.
Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần này, cũng là phiên cuối cùng của tháng 5, vàng giao ngay đã tăng gần 0,9% đạt 1.728,70 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 8 cũng tăng hơn 1,3% lên mức 1.751,70 USD/ounce.
Theo kết quả khảo sát hàng tuần của Kitco News, có tới 87% chuyên gia thị trường trên phố Wall kỳ vọng vàng sẽ tăng giá trong tuần tới (01-05/6). Giới đầu tư trên phố Main thận trọng hơn với chỉ 623 người đặt niềm tin vào vàng trong tổng số 1.090 người tham gia bỏ phiếu trực tuyến, tương đương tỷ lệ 57%.
Cụ thể, Sean Lusk, đồng giám đốc bảo hiểm rủi ro thương mại tại Walsh Trading nhận định căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc có thể là một "cú hích mạnh" cho thị trường chứng khoán Mỹ - vốn đã tăng tốc mạnh gần đây. Ngoài ra, vàng cũng sẽ được thúc đẩy bởi sự sụt giảm của đồng đô la Mỹ.
"Thị trường vàng đang có nhiều giao dịch mua vào, điều này xuất phát từ những căng thẳng đang diễn ra giữa Trung Quốc và Mỹ và cả liên quan tới Hồng Kông, và đây cũng là lý do để vàng tiếp tục đi lên", ông Afshin Nabavi, phó chủ tịch cấp cao của công ty kinh doanh kim loại quý MKS SA cho biết.
Edward Moya, chuyên gia phân tích thị trường cao cấp của công ty môi giới OANDA cũng có chung quan điểm: "Thị trường hiện tập trung vào hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và có thể đây sẽ là một trận chiến kéo dài". Cũng theo chuyên gia này, nhu cầu trú ẩn an toàn đối với vàng sẽ còn rất lớn bởi không ai biết căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ đi tới đâu.
Trong khi đó, Daniel Pavilonis, nhà môi giới hàng hóa cao cấp của RJO Futures, lại dự đoán rằng sẽ có một đợt giảm giá vàng vào tuần tới. Theo ông, vàng vốn đã bị mắc kẹt trong phạm vi dưới 1.780 USD/ounce. Ông cũng cảnh báo thêm, nếu có trường hợp thanh lý trên thị trường chứng khoán, nhất định sẽ dẫn đến sự thanh lý của vàng. Điều này đã xảy ra vào tháng 3 khi chứng khoán rơi vào tình trạng rơi tự do và vàng giảm theo nó, bởi các nhà đầu tư sẽ phải bán tài sản để huy động tiền mặt để trang trải cho các cuộc gọi ký quỹ.
Charlie Nedoss, chiến lược gia thị trường cao cấp của Tập đoàn LaSalle Futures, cũng cho rằng có thể vàng giao tháng 8 sẽ tăng đến 1.760 USD/ounce và thậm chí là 1.780 USD. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, vẫn có thể có phản ứng giá vàng giảm nếu căng thẳng leo thang.
Một số yếu tố tác động tới thị trường vàng tháng 6
Khi các thị trường bước sang tháng làm việc mới vào tuần sau, nhiều nhà phân tích đã chỉ ra mức độ biến động cao bất thường có thể đang chờ đợi các nhà giao dịch vàng. Điều lớn nhất cần theo dõi lúc này, ngoài căng thẳng Mỹ - Trung, sẽ là việc tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 có nguy cơ tăng lên hay không khi các nền kinh tế đang dần mở cửa trở lại sau quãng thời gian tạm ngừng hoạt động.
Ngoài những trông đợi vào tình hình căng thẳng Mỹ - Trung, giới đầu tư còn chưa rõ liệu Fed có tiếp tục cắt giảm lãi suất về mức âm? Hôm 29/5 vừa qua, trong một cuộc thảo luận trực tuyến do Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Kinh tế Griswold tổ chức, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell một lần nữa khẳng định rằng lãi suất âm không phải là công cụ phù hợp để áp dụng ở Mỹ.
Nhưng bất chấp thông điệp rõ ràng từ Fed, một số chuyên gia thị trường và các nhà kinh tế vẫn tin rằng tình hình có thể thay đổi khi các nền kinh tế mở cửa trở lại và đánh giá lại thiệt hại lâu dài mà đại dịch Covid-19 gây ra. "Rất nhiều nước đang bơm tiền vào nền kinh tế và hạ lãi suất. Tuy nhiên, tôi vẫn không ngạc nhiên nếu như trong những tuần hoặc tháng tới Fed đưa lãi suất về mức âm như phần còn lại của châu Âu. Điều đó sẽ gây áp lực lên đồng đô la và sẽ là tín hiệu có lợi cho kim loại quý", Nabavi nói.
Còn nói riêng về tính thời vụ của vàng tháng 6, thì như mọi năm, vào mùa hè vàng sẽ ít biến động. Nhưng các chuyên gia khẳng định hiện nay thị trường không ở trong hoàn cảnh "bình thường" đó. "Tháng 6 có thể là một tháng rất biến động và tôi không nghĩ vàng sẽ giảm xuống dưới mức 1.700 USD/ounce", chuyên gia kim loại quý của Gainesville Coins, Everett Millman nhận xét.
Tham khảo: Kitco
Thị trường ngày 20/06: Giá dầu, vàng, quặng sắt, cao su... đồng loạt tăng mạnh Tâm lý lạc quan về sự phục kinh tế được củng cố khi Trung Quốc tuyên bố đã kiểm soát được sự bùng phát mới của virus corona, hầu hết các mặt hàng dầu, khí đốt, đồng, quặng sắt, cao su đồng loạt tăng. Dầu tăng Dầu thô tăng trong phiên đêm qua nhưng bị giảm mạnh từ mức cao trong phiên do...