Giới khoa học Nam Phi gợi ý phun khí ‘che mờ’ Mặt Trời, ngăn hạn hán
Các nhà khoa học Nam Phi đã đề xuất phương án ‘che’ Mặt Trời vĩnh viễn để cứu quốc gia khỏi những đợt nắng nóng khô hạn chết người.
Nguy cơ về một cuộc khủng hoảng khô hạn tại thủ đô Nam Phi sẽ tăng gấp ba lần tính tới năm 2100. Ảnh: Alamy Stock Photo
Theo báo Anh The Sun, kế hoạch này bao gồm việc bơm một lượng lớn khí vào bầu khí quyển phía trên thủ đô Cape Town để duy trì nguồn cung cấp nước địa phương. Các nhà khoa học tại Đại học Cape Town hy vọng kế hoạch này sẽ giúp thành phố giảm thiểu đáng kể nguy cơ khủng hoảng nước.
Nỗi lo ngại về “Day Zero” (Ngày số 0), thời điểm thành phố không đủ nước dùng cho mọi người, đã tồn tại nhiều năm qua. Theo các nhà dự báo, trong bối cảnh khủng hoảng khí hậu đang lan rộng và có những tác động khủng khiếp đối với cuộc sống của con người trên Trái Đất, nguy cơ về một cuộc khủng hoảng khô hạn tại thủ đô Nam Phi sẽ tăng gấp ba lần tính tới năm 2100. Năm 2017, thành phố này từng phải chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 384 năm. Vào thời điểm đó, lượng nước tại các con đập trong thành phố ở mức dưới 13%.
Video đang HOT
Trong một nghiên cứu xuất bản trên Tạp chí Khoa học Environmental Research Letters, các chuyên gia đã đề xuất việc phun các hạt khí sulfur dioxit lên tầng thượng quyển trên Cape Town. Các hạt khí sẽ tạo thành một đám mây khổng lồ phía trên thành phố, phản xạ ánh sáng Mặt Trời. Theo các nhà nghiên cứu, chiến thuật khoa học này có thể giảm tới 90% nguy cơ khủng hoảng “Day Zero” vào năm 2100.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh đề xuất này không nên được xem như một biện pháp thay thế việc cắt giảm lượng khí thải nhà kính.
Sáng kiến này trước đây cũng từng bị một số chuyên gia phản đối. Họi gọi hành động này là một “sự can thiệp nguy hiểm đối với hệ thống khí hậu toàn cầu”. Trong một báo cáo vào tháng 12/2018, nhóm vận động khoa học Climate Analytics cho biết việc triển khai một hệ thống như trên sẽ “có khả năng trở thành nguồn gốc của một cuộc xung đột lớn giữa các quốc gia”.
Nga gọi mưa giúp giải tỏa hạn hán tại Crimea
Theo Sputnik, để giải tỏa cơn khát trong đợt hạn hán lịch sử tại Crimea, Nga vừa tiết lộ kế hoạch tạo ra những trận mưa nhân tạo.
Để thực hiện kế hoạch, chính quyền Nga tại Crimea công bố gói thầu trị giá khoảng 345.000 USD cho việc gây mưa nhân tạo. Thông cáo mời thầu của Ủy ban Chính sách Crimea trên cổng thông tin công bố.
Theo yêu cầu, tổng thời gian bay của máy bay không thấp hơn 25 giờ bay, cung cấp lượng mưa nhân tạo trên bán đảo Crimea ít nhất bằng 15% lượng mưa hàng tháng, theo mùa.
Phun hóa chất tạo mây và mưa.
Người đứng đầu Crimea, Sergey Aksenov cho biết, khí hậu năm 2020 tại Crimea khô hạn nhất trong hàng chục năm trở lại đây
Để tạo mây và mưa nhân tạo, các nhà khoa học phun hóa chất vào đám mây để làm giảm nhiệt độ, đồng thời cung cấp thêm nhiều hạt nhân ngưng tụ hơi nước khiến quá trình tạo mưa diễn ra nhanh hơn.
Những hóa chất thường dùng là bạc iodua (AgI), kali iodua (KI), carbon dioxide rắn (đá khô), propane lỏng (C3H8). Chúng được đưa vào trong đám mây nhờ máy bay có người lái, tên lửa điều khiển từ xa hoặc các thiết bị phát tán trên mặt đất.
Các nhà khoa học cho biết, một trong những vấn đề lớn nhất đối với các chương trình gieo mây là xác định tính hiệu quả của nó. Ngay cả với các kỹ thuật hiện đại của các cường quốc, vẫn rất khó phân biệt hiện tượng mưa xảy ra theo quá trình tự nhiên hay do kỹ thuật gieo mây.
Mặc dù lĩnh vực khoa học làm biến đổi thời tiết đã có những cải thiện đáng kể trong 5 thập kỷ qua, nhưng vẫn có những giới hạn nhất định trong việc sử dụng công nghệ gieo mây để tạo ra mưa.
Nói cách khác, con người vẫn cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu trong tương lai để hoàn thiện được khả năng này.
Dù có thể giúp giải tỏa cơn khát nhưng hợp chất AgI dùng để tạo mây là một loại hóa chất độc hại. Động vật tiếp xúc quá nhiều với AgI có thể gây nên tình trạng thiếu máu hoặc ngộ độc muối bạc.
Do đó, nhiều người lo ngại về những rủi ro có thể xảy ra khi phun hóa chất này vào trong không khí. Họ cho rằng, nếu sử dụng kỹ thuật tạo mưa nhân tạo thường xuyên, hóa chất AgI sẽ bắt đầu tích lũy trong cơ thể thực vật và động vật.
Kỹ thuật gieo mây cũng có thể dẫn đến một số nguy cơ khác. Ví dụ, các hóa chất phun vào đám mây bay theo hướng gió. Vì vậy, những vùng đón gió nhận được mưa nhiều hơn. Trong khi đó, các khu vực khác sẽ nhận được lượng mưa ít hơn.
Lợn đất châu Phi đổi thói quen săn mồi từ đêm sang ngày Các nhà khoa học Nam Phi phát hiện ra thú ăn kiến Aardvark, còn gọi là lợn đất, đã thay đổi thói quen kiếm ăn của mình từ ban đêm sang ban ngày, vì có thể chúng không kiếm đủ thức ăn vào ban đêm do hạn hán khốc liệt ở châu Phi. Cảnh lợn đất tìm kiếm thức ăn vào ban ngày...