Giới khoa học dựng hình ảnh phổi trẻ sơ sinh từ những hơi thở đầu tiên
Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển một hệ thống có khả năng tạo dựng hình ảnh phổi của những em bé vừa sinh ra và có những nhịp thở đầu tiên.
Ảnh minh họa
Đây được coi là một phát minh đột phá có thể ngăn chặn những can thiệp không cần thiết, giảm thiểu nguy cơ tiềm ẩn và cứu mạng nhiều em.
Theo kênh truyền hình RT, nhóm các nhà nghiên cứu Australia, Đức, Thụy Sĩ và Canada đã tạo ra một dây dai cảm ứng không xâm lấn quấn quanh em bé vừa chào đời.
Họ đã ghi lại trên 1.400 nhịp thở của 17 trẻ sơ sinh được sinh mổ tự chọn. Các hình ảnh ghi lại quá trình thông khí ở phổi hoặc sự chuyển đổi từ việc nhau thai trao đổi khí cho trẻ sơ sinh sang việc thở bằng phổi.
Xem video đai cảm ứng ghi nhận nhịp thở của trẻ sơ sinh và hiển thị trên máy tính (nguồn: Viện Nghiên cứu Trẻ em Murdoch):
Nhà sơ sinh lâm sàng David Tingay thuộc Viện Nghiên cứu Trẻ em Murdoch (MCRI) Australia cho biết: “Trẻ sinh đủ tháng khỏe mạnh sử dụng các phương pháp đặc biệt phức tạp để thích nghi với việc hít thở khi sinh ra. Đó là lý do khiến những người làm cha mẹ, hộ sinh và bác sĩ sản khoa vui mừng khi nghe thấy tiếng khóc đầu tiên của một đứa trẻ chào đời”.
Hành động khóc thực chất là phương pháp mà trẻ sơ sinh dùng để điều hòa nhịp thở và giúp phổi thích nghi với môi trường mới trong thế giới thực. Các nhà nghiên cứu lưu ý ít nhất trong giai đoạn đầu, hoạt động nhịp thở của trẻ sơ sinh phần lớn xuất phát từ lá phổi phải.
Sau 6 phút kể từ khi cất tiếng khóc đầu tiên để “phổi nở và giải phóng các chất thải cặn ra ngoài”, em bé sẽ sang chế độ thở một cách đều đặn hơn.
Nghiên cứu trên sẽ giúp con người hiểu thêm về cách thở của trẻ sơ sinh trong những thời khắc quan trọng đầu tiên của chúng.
Khoảng 10% tổng số trẻ sơ sinh và gần như tất cả trẻ sinh trước mốc 37 tuần đều cần hỗ trợ thở trong phòng sinh. Tìnhh trạng thiếu oxy khi sinh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển của não bộ.
Nhà khoa học Tingay giải thích: “Công nghệ mới này không chỉ cho phép chúng tôi quan sát được lá phổi mà còn là phương pháp duy nhất để chúng tôi có để chụp ảnh phổi liên tục mà không cần sử dụng bức xạ hoặc làm gián đoạn quá trình chăm sóc.
Điều đặc biệt quan trọng trong thai kỳ mà các mẹ bầu thường bỏ qua
Theo ThS.BS. Lê Võ Minh Hương - Bệnh viện Từ Dũ cho biết, điều quan trọng mà các mẹ bầu thường bỏ quan trong thai kỳ chính là chích ngừa bệnh cúm.
Điều đặc biệt quan trọng trong thai kỳ mà các mẹ bầu thường bỏ qua
Chích ngừa vắc xin cúm là điều quan trọng cho mẹ bầu
Cúm là một bệnh lý rất thường gặp. Phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh là các đối tượng đặc biệt dễ bị nhiễm cúm. Triệu chứng nhiễm cúm thường gặp là sốt, đau đầu, đau cơ, ho, đau họng, mệt mỏi. Nó có thể đưa đến các biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm phổi. Một vài biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Các thay đổi sinh lý của hệ miễn dịch người mẹ khi mang thai là yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm cúm và xảy ra các biến chứng do cúm. Bên cạnh đó, nhiễm cúm cũng làm tăng nguy cơ kết cục xấu cho thai kỳ như sinh non.
Tổ chức Y tế Thế giớ (WHO) khuyến cáo nên chủng ngừa cúm hàng năm cho các nhóm đối tượng nguy cơ cao như phụ nữ mang thai, trẻ dưới 5 tuổi, người lớn hơn 65 tuổi, người mắc bệnh mạn tính và nhân viên y tế.
Vắc-xin cúm đã được chứng minh an toàn cho phụ nữ mang thai (ảnh: minh họa)
Vắc-xin cúm cần được chủng ngừa hàng năm
Theo ThS.BS. Lê Võ Minh Hương - Bệnh viện Từ Dũ, vắc-xin cúm sẽ kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể sản xuất các kháng thể kháng vi-rút cúm. Quá trình này sẽ hoàn tất sau 2 tuần kể từ khi bạn tiêm vắc-xin. Tuy nhiên, vì chủng vi-rút cúm sẽ thay đổi qua mỗi năm và kháng thể được tạo từ vắc-xin của năm nay sẽ không bảo vệ được hoàn toàn khỏi chủng vi-rút của năm sau. Do đó, để được bảo vệ hoàn toàn, bạn cần được chủng ngừa một liều cúm mới mỗi năm.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhiễm cúm và các biến chứng nặng của cúm. Tuy nhiên trẻ sơ sinh sẽ không được tiêm ngừa cúm cho đến khi được 6 tháng tuổi. Điều đáng mừng là kháng thể từ mẹ có thể qua bánh nhau để vào hệ tuần hoàn của thai. Do đó, khi bạn tiêm phòng cúm trong khi mang thai, các kháng thể bảo vệ tạo ra sẽ được chuyển sang cho thai nhi. Những kháng thể này sẽ bảo vệ em bé của bạn chống lại bệnh cúm cho đến khi trẻ có thể tiêm vắc-xin khi được 6 tháng tuổi.
Vắc-xin cúm đã được chứng minh an toàn cho phụ nữ mang thai
Hiện nay, Vắc-xin cúm bất hoạt dạng tiêm được sử dụng khá phổ biến và đã được chứng minh an toàn khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và không gây ra các vấn đề về thai kỳ hoặc dị tật bẩm sinh.
Một dạng khác của vắc-xin đươc điều chế từ vi rút sống giảm độc lực, sản xuất dưới dạng xịt mũi. Loại vắc-xin này chống chỉ định cho phụ nữ mang thai
Chích vắc xin khi cúm vào bất cứ lúc nào khi mang thai
Bạn có thể chích vắc-xin cúm bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, bất kể tuổi thai. Mùa cúm ở Việt Nam thường bắt đầu từ tháng 4 kéo dài đến tháng 9 (theo WHO). Lý tưởng, bạn nên tiêm ngừa trước khi vào mùa cúm để được bảo vệ tốt nhất. Tuy nhiên, tiêm ngừa cúm có hiệu quả "bảo vệ kép" cho cả bạn và em bé của bạn, do đó bạn vẫn nên chích vắc-xin cúm dù muộn ở những tháng cuối thai kỳ hoặc ngoài mùa cúm.
Ngộ độc nước nguy hiểm không, uống bao nhiêu nước mỗi ngày là đủ? Việc bổ sung đủ nước cho cơ thể là điều cần thiết để có một sức khỏe dồi dào nhất. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước có thể khiến nhiều người bị ngộ độc. Ngộ độc nước là gì? Ngộ độc nước hay nhiễm độc nước là một triệu chứng ngộ độc do hấp thu lượng nước vượt quá khả năng hấp thu...