Bé sinh non ở 36 tuần thai, bị suy hô hấp do thoát vị hoành bẩm sinh , nguy cơ tử vong nếu không phẫu thuật sớm.
Mẹ bé, 38 tuổi, dự sinh ngày 20/3, tuy nhiên mang thai đến 24 tuần thì siêu âm phát hiện thai nhi thoát vị hoành, ngôi ngược. Chị vào Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh ngày 25/2, vỡ ối sớm, cơn co tử cung xuất hiện ít, tim thai 149 lần một phút, bác sĩ chỉ định mổ cấp cứu. Bé gái chào đời nặng 2,2 kg, không khóc, suy hô hấp , phải đặt ống nội khí quản.
Một ngày sau, bé trở nặng, phải mổ cấp cứu. Sau một tiếng phẫu thuật , bệnh nhi qua cơn nguy kịch, theo dõi hậu phẫu.
Bác sĩ Nguyễn Văn Luyện cho biết thoát vị hoành bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là hiện tượng các tạng từ ổ bụng chui lên lồng ngực qua lỗ khuyết bẩm sinh, thường ở vị trí lỗ sau và bên trái của cơ hoành. Tùy thuộc vào lỗ thoát vị to hay nhỏ mà các phủ tạng có thể chui lên lồng ngực như dạ dày, ruột non, lách.
Những trẻ bị thoát vị cơ hoành bẩm sinh thường có tổn thương phổi nặng nề. Bệnh thường gặp với tỷ lệ 1/12.500 trẻ mới sinh ra, tỷ lệ tử vong 30 đến 50%. Trẻ có triệu chứng suy hô hấp ngay sau sinh, khó thở, tím tái, thường thấy ngay từ nhịp thở đầu tiên, bụng lõm, ngực phồng…
Bác sĩ khuyến cáo các bà mẹ mang thai tháng 5 trở đi nên siêu âm, sớm phát hiện bệnh lý để phẫu thuật sớm sau sinh. Nếu không chẩn đoán và can thiệp kịp thời, nguy cơ tử vong ở trẻ rất cao.
Kíp bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhi một ngày tuổi bị thoát vị hoành bẩm sinh . Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Hành vi tát giáo viên của nam sinh trong clip là hệ quả của những bất ổn về tâm lý
Bên cạnh việc lên án đối với hành vi của nam học sinh tát giáo viên trong clip được chia sẻ trong thời gian vừa qua, bác sỹ Đỗ Văn Thắng, Trưởng Đơn nguyên Phục hồi chức năng - Tâm bệnh, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh có những phân tích sâu về tâm lý, cũng như các yếu tố cấu thành hành vi nói trên.
Ảnh minh họa.
Theo đó, hành vi trên được cấu thành từ 2 yếu tố. Yếu tố đầu tiên là ngoại cảnh, cần xem xét hoàn cảnh lúc đó, giáo viên và học sinh xung quanh có thái độ, hành động quá đáng hay không. Yếu tố thứ hai là nội tại của đứa trẻ, cần xem xét về bối cảnh gia đình, trẻ có bị cha mẹ bắt ép trong việc học hành, trẻ có nghiện game, trẻ có đang bị các rối loạn lo âu, trầm cảm, tăng động giảm chú ý... hay không.
Từ các yếu có sẵn như vậy, cộng thêm giọt nước tràn ly - là việc giáo viên thu giữ tai nghe của học sinh này. Khi không kiểm soát được cảm xúc, trẻ dễ bị stress và dẫn tới việc bộc phát hành vi không chuẩn mực đã kể trên. "Hành vi này, không phải tự dưng xuất hiện, nó là hệ quả của một quá trình có nhiều bất ổn tâm lý, có thể từ việc trẻ nghiện game", bác sỹ Thắng chia sẻ.
Nam sinh Đ.N.N.K tát giáo viên P.T.T, Trung tâm GDNN - GDTX quận Ba Đình (Hà Nội). Ảnh cắt từ clip
Nhìn nhận thêm về vụ việc, bác sỹ Thắng phân tích, học sinh trong vụ việc kể trên đang ở đuổi trẻ vị thành niên. Đây là độ tuổi chuyển giao từ thiếu niên lên trưởng thành và có nhiều biến đổi lớn về hình thể, sinh học (dậy thì), cùng với các yếu tố tâm lý điển hình như - tăng tính tự lập, tính khẳng định bản thân. Ở độ tuổi này, trẻ cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi tác động từ bạn bè và dễ vướng vào những hành vi sai trái.
Cũng từ thực đế điều trị, bác sỹ Thắng thường nhận thấy ở nhóm trẻ nghiện game, bị stress trong quá trình chơi game, mất ngủ, tính bạo lực trong game dễ làm trẻ nóng tính, khó kiềm chế được hành vi. Dẫu vậy nhưng bố mẹ của các trẻ do quá bận bịu, ít có thời gian để nhận ra tình hình của con mình, đến khi con có hành vi không chuẩn mực thì mới tá hỏa tìm cách giải quyết.
Bác sỹ Đỗ Văn Thắng (bên phải), Trưởng Đơn nguyên Phục hồi chức năng - Tâm bệnh, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh.
Tuy rằng, đến thời điểm này là quá muộn, nhưng vẫn có cách để trẻ hạn chế hành vi trên và sớm trở lại ổn định về tâm lý. Điều cần làm đầu tiên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ở chuyên khoa thần kinh - tâm thần, khuyến khích gặp bác sỹ chuyên điều trị cho trẻ vị thành niên (ở Bệnh viện Nhi Trung ương có khoa này).
"Nhiệm vụ của bác sỹ là chẩn đoán trẻ thuộc thể gì: Trầm cảm, hay stress, rối loạn tâm lý do nghiện game hay do bạo lực học đường. Từ đó đưa ra khuyến cáo về tâm lý trị liệu, thay đổi môi trường sống, một số trường hợp có thể dùng thuốc. Nhưng suy cho cùng, sự sát sao, quan tâm của bố mẹ, bạn bè và thầy cô giáo vẫn là vô cùng quan trọng", bác sỹ Thắng cho hay.
Được biết, đây là một quá trình điều trị lâu dài, trung bình từ 6 - 12 tháng. Để việc điều trị có tiến triển tốt, đòi hỏi cha mẹ của trẻ bắt buộc phải kiên trì, tuân thủ nghiêm ngặt theo các chỉ dẫn, phác đồ điều trị của bác sỹ.
Ngày 17/2/2021, trên mạng xã hội chia sẻ rộng rãi clip "nam sinh tát giáo viên trên bục giảng", gây xôn xao dư luận. Ngay sau khi clip được đăng tải, các quan chức năng đã nhanh chóng vào cuộc và xác minh, clip này ghi nhân vụ việc này đã xảy ra xảy ra từ năm 2020, cụ thể vào ngày 25/5/2020 tại Trung tâm GDNN - GDTX quận Ba Đình (Hà Nội).
Theo đó, sự việc xảy ra trong tiết học môn Toán lớp 8 do cô giáo P.T.T giảng dạy. Trong tiết học này, học sinh T.M.S có mượn tai nghe của học sinh Đ.N.N.K và sử dụng trong giờ học. Dù được giáo viên nhắc nhở nhiều lần nhưng học sinh T.M.S vẫn tiếp tục sử dụng, cô giáo đã thu tai nghe và nói: "Cô thu để đây, cuối giờ cô sẽ trả lại". Lúc này, học sinh Đ.N.N.K đi từ cuối lớp lên văng tục với cô, tự ý lấy tai nghe trên bàn giáo viên, rồi quay lại tát cô giáo.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, giáo viên P.T.T đã trao đổi với giáo viên chủ nhiệm và báo Ban Giám đốc cơ sở giáo dục này. Sau khi họp Hội đồng kỷ luật đế giải quyết vụ việc, có sự tham gia của phụ huynh học sinh đã thống nhất hình thức kỷ luật là - buộc thôi học đối với học sinh Đ.N.N.K kể từ ngày 26/5/2020 đến hết năm học 2019 - 2020.
Được biết, cũng tại cuộc họp này, mẹ học sinh Đ.N.N.K đã thay mặt gia đình và học sinh, gửi lời xin lỗi đến cô giáo P.T.T, xin lỗi Trung tâm và cho biết về tình trạng sức khỏe của con mình - có biểu hiện về tâm lý, trầm cảm, hay mất ngủ, tinh thần căng thẳng, dễ bị kích động, rất sợ mất đồ của mình... Cô giáo chủ nhiệm cũng có nhận xét, hàng ngày trong lớp học học sinh này ít nói, ít giao tiếp với các bạn, có biểu hiện mệt mỏi, thiếu ngủ.
Sang năm học 2020-2021, phụ huynh học sinh Đ.N.N.K đã có đơn trình bày nguyện vọng xin cho con được quay trở lại, học lại lớp 8 sau thời gian bị kỷ luật và đã được Ban giám đốc Trung tâm chấp thuận.
Hiện nay, học sinh này đã đi học trở lại.
Hội chẩn từ xa cấp cứu thành công sản phụ tại huyện đảo Cô Tô có diễn biến phức tạp Các bác sĩ BV Sản Nhi Quảng Ninh và Trung tâm Y tế huyện Cô Tô vừa phối hợp cấp cứu thành công sản phụ Trần Thị N. (SN 1991), thường trú tại xã Đồng Tiến, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh nhờ thực hiện quy trình "báo động đỏ" nội viện và hội chẩn trực tuyến từ xa qua hệ thống Telemedicine....
Tin mới nhất
Lần đầu tiên, Việt Nam thực nghiệm phẫu thuật nội soi khớp háng bằng công nghệ 3D
08:35:29 19/04/2021
Lần đầu tiên ở Việt Nam, các bác sĩ phải sử dụng tới kỹ thuật thực nghiệm y khoa 3D đặc biệt để chẩn đoán chính xác và thực hiện thành công ca mổ nội soi khớp háng cho một người phụ nữ 47 tuổi, giúp cứu cho khớp háng bên phải đang có ng...
Trường Newton lên tiếng sau vụ ngộ độc thực phẩm
08:32:05 19/04/2021
Trường Newton cùng với Công ty TNHH TM và Bánh ngọt Gia Bảo - nơi cung cấp bánh pizza nhân xúc xích đang ra soát lại toàn bộ quy trình chế biến và cung cấp món ăn cho các học sinh.
Bệnh tay chân miệng có nguy cơ bùng phát thành dịch ở phía Nam
08:29:02 19/04/2021
Thời gian gần đây, nhiều tỉnh - thành có số ca mắc bệnh tay chân miệng (TCM) tăng vọt, trong đó có không ít số ca bệnh nặng. Theo nhận định của các chuyên gia y tế, bệnh này đang có nguy cơ bùng phát thành dịch tại khu vực phía Nam.
Hóa chất trong nhựa thúc đẩy trầm cảm sau sinh
08:25:52 19/04/2021
Hãng tin UPI (Mỹ) dẫn nghiên cứu được công bố trên tập san Clinical Endocrinology & Metabolism (Nội tiết lâm sàng và Chuyển hóa) cho hay tình trạng thường xuyên tiếp xúc với một số hóa chất trong nhựa có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm sa...
Bộ Y tế khuyến cáo nạn 'thổi phồng' công dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe
08:23:14 19/04/2021
Ngày 18.4, theo PGS-TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP - Bộ Y tế), hiện nay việc quảng cáo, bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe (BVSK) qua hình thức online, gọi điện thoại cho người tiêu dùng rất phổ biến.
8 triệu chứng đau bụng, bạn chớ coi thường, vì có thể là ung thư
08:21:48 19/04/2021
Mọi người thường đau bụng, và thường thì không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, có một số triệu chứng mà bạn không nên bỏ qua, vì chúng có thể báo hiệu vấn đề nghiêm trọng.
10 triệu chứng thầm lặng của bệnh tiểu đường, bạn phải lưu ý!
08:18:29 19/04/2021
Dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường loại 2 đôi khi rất tinh vi, nên mọi người khó nhận ra.
5 sai lầm của bạn khiến trà không tốt cho sức khỏe
08:16:11 19/04/2021
Trà thực sự là một thức uống lành mạnh. Trên thực tế, có rất nhiều lợi ích sức khỏe của việc uống trà đen và thậm chí cả trà xanh thường xuyên.
Mọi thứ bạn cần biết về nước dừa
08:12:37 19/04/2021
Nước dừa là một trong những thức uống tốt nhất để chống lại cái nóng mùa hè, vì nó cung cấp cho bạn năng lượng tức thì và giúp duy trì sự cân bằng điện giải trong cơ thể.
Bé gái đầu tiên ở Việt Nam mắc hội chứng da báo hiếm gặp gây câm điếc và chậm phát triển, người nổi đầy chấm đen
06:13:50 19/04/2021
Hội chứng bé gái 8 tuổi ở Tiền Giang mắc phải làm cho mặt và thân người xuất hiện nhiều dát nâu đen. Tính đến nay trên toàn thế giới chỉ có khoảng 200 ca bệnh này được báo cáo.
5 cách để đốt cháy nhiều calo hơn khi tập thể dục
16:45:50 18/04/2021
Cho dù bạn đang cố gắng giảm cân hay chỉ để giữ dáng, bạn cần phải tập thể dục để đốt cháy calo.
5 tác dụng phụ đáng ngạc nhiên của chuối đối với hệ miễn dịch
16:43:23 18/04/2021
Theo các chuyên gia, ngoài những lợi ích sức khỏe thường thấy của chuối, loại trái cây phổ biến này còn có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn.
4 loại thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
16:40:06 18/04/2021
Dưới đây là 4 loại đồ uống và thực phẩm được cho là có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, vì vậy bạn biết nên tiêu thụ những gì một cách điều độ, theo Eat This, Not That!
Người Việt ăn uống thiếu lành mạnh
16:31:44 18/04/2021
Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2019 - 2020 do Viện Dinh dưỡng quốc gia Bộ Y tế công bố sáng 15.4 cho thấy người Việt cần hình thành thói quen ăn uống lành mạnh hơn.
Thêm những triệu chứng rất bình thường nhưng cần khám khẩn cấp
16:27:36 18/04/2021
Đừng xem nhẹ những dấu hiệu quan trọng này vì nó có thể báo hiệu các vấn đề sức khỏe lớn. Cuộc sống của bạn phụ thuộc vào nó, theo The Healthy.
Nên 'tổng vệ sinh' đồ gia dụng bao lâu một lần?
16:25:12 18/04/2021
Giữ không gian sống luôn sạch sẽ là cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình bạn. Tuy nhiên, vệ sinh nhà cửa có thể vẫn chưa đủ để ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi.
Bác sĩ ơi: Giật nửa mặt
15:00:25 18/04/2021
Theo y văn, nguyên nhân gây ra các cơn co giật nửa mặt chưa được xác định chính xác. Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng do mạch máu ở thân não chèn ép lên dây thần kinh.
Một loại thực phẩm ngọt ngào giúp bạn sống thọ hơn
14:57:28 18/04/2021
Một trong những thực phẩm phổ biến nhất - và là một trong những thực phẩm ngọt nhất - bạn có thể ăn là các loại quả mọng!
Mỗi năm thế giới có 420.000 người tử vong do ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn
14:52:07 18/04/2021
An toàn thực phẩm phụ thuộc từ khâu sản xuất, chế biến, vận chuyển, bảo quản, sử dụng. Nếu các khâu không đảm bảo sẽ khiến thực phẩm mất an toàn, người sử dụng gánh hậu quả.
Đường không tốt cho trí não trẻ em
14:49:03 18/04/2021
Việc thường xuyên tiêu thụ quá nhiều đường sẽ ảnh hưởng đến năng suất học tập và khả năng ghi nhớ của trẻ em, những tác hại này còn có thể kéo dài cho đến khi trẻ trưởng thành.
Mẹo ăn uống lành mạnh vào ban đêm
14:44:16 18/04/2021
Ăn khuya không hẳn là kém lành mạnh nếu mọi người thực hiện một chế độ ăn hợp lý, theo Insider.
5 loại trái cây mùa hè giúp giữ nước và đánh bại cái nóng
14:42:37 18/04/2021
Một trong những điều tuyệt vời nhất của mùa hè là bạn được thưởng thức nhiều loại trái cây và rau quả theo mùa, chúng bổ dưỡng và cũng giúp giữ nước cho cơ thể.
Thấy những triệu chứng này, mau đi khám thận trước khi quá muộn
14:39:50 18/04/2021
Bệnh thận mạn tính là khi thận bị tổn thương hoặc giảm chức năng trong thời gian từ 3 tháng trở lên, theo The Economic Times Panache.
Viêm não Nhật Bản, viêm màng não không chỉ có ở mùa hè
14:37:57 18/04/2021
Trước đây, bệnh viêm não Nhật Bản và viêm màng não mắc phải nhiều vào mùa hè. Tuy nhiên, do thời tiết, môi trường biến đổi, hiện hai bệnh này xảy ra rải rác quanh năm.
Căn bệnh bí ẩn khiến nạn nhân nôn ra máu và chết rất nhanh trong vài giờ
14:25:40 18/04/2021
Một căn bệnh bí ẩn khiến người bệnh nôn ra máu rồi chết chỉ trong vài giờ đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 15 người và khiến hàng chục người phải điều trị.
5 siêu thực phẩm quen thuộc nên ăn hằng ngày
14:23:56 18/04/2021
Chuyên trang Eat This Not That! mới đây đã gợi ý nhiều loại siêu thực phẩm (có hàm lượng dinh dưỡng vượt trội) vô cùng quen thuộc, giúp bạn dễ dàng bổ sung vào bữa ăn hằng ngày.
Thời điểm nào trong ngày bạn đốt cháy nhiều calo nhất?
14:20:51 18/04/2021
Đồng hồ bên trong cơ thể của chúng ta, còn được gọi là nhịp sinh học, quyết định rất nhiều về ngày của chúng ta. Nó cho bạn biết khi nào bạn đói, khi nào bạn mệt mỏi hoặc khi nào bạn cần ngủ và hơn thế nữa.
Khoa học nói về tác dụng phụ của việc ăn quá nhiều muối
14:19:13 18/04/2021
Chắc hẳn ai cũng biết: tiêu thụ quá nhiều muối có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe. Một số trong số này cực kỳ nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh tim, tử vong sớm và ung thư dạ dày.
10 thói quen ăn uống lành mạnh để giảm cân ngay bây giờ
14:16:12 18/04/2021
Cách tốt nhất để giảm cân là bỏ qua các xu hướng và thay vào đó tập trung vào các chiến lược ăn uống lành mạnh đã hoàn thiện.