Giới khoa học đánh giá về nguy cơ của virus với tâm lý con người
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 lan nhanh trên toàn cầu, tác động đến mọi lĩnh vực trong đời sống, tâm lý của bất kỳ người nào cũng tỏ ra lo lắng và đều muốn tìm cách bảo vệ mình một cách tốt nhất.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Rappler)
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 lan nhanh trên toàn cầu, tác động đến mọi lĩnh vực trong đời sống, tâm lý của bất kỳ người nào cũng tỏ ra lo lắng và đều muốn tìm cách bảo vệ mình một cách tốt nhất.
Bà Anna Alexander, chủ một bất động sản ở Virginia Beach, bang Virginia (Mỹ) bắt đầu ngày làm việc với một suy nghĩ rằng bà có thể thay đổi thói quen hàng ngày bằng cách không bắt tay bất kỳ ai để tránh virus nguy hiểm này có thể lây nhiễm. Theo bà Anna, khi chủng virus nguy hiểm này lan rộng trên toàn cầu, bất kỳ ai cũng đều phải tự ảo vệ mình bằng cách đặt ra câu hỏi: “Tôi sẽ lo lắng đến đâu nếu bị nhiễm và tôi nên làm gì với nó?”
Bác sĩ không quân Mỹ Jerome M. Adams, trên trang mạng xã hội Twitter, viết rằng: “Khẩu trang có thể không hiệu quả trong việc bảo vệ cộng đồng nói chung, nhưng nếu các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe không có nó để chăm sóc bệnh nhân nhiễm bệnh, họ sẽ đẩy chính họ và cộng đồng vào tình thế hết sức rủi ro!”
Theo các chuyên gia, mức độ quan tâm đối với người sống gần những điểm nóng có dịch có thể rất khác với người sống xa vùng dịch. Song trong mọi trường hợp, rủi ro đều có thể xảy ra. Không đơn giản để có thể tính toán hết, nhưng ngược lại, nó được bộc lộ bằng những cảm xúc và các yếu tố tâm lý khác.
Giảng viên về truyền thông rủi ro của Đại học Harvard đã nghỉ hưu, ông David Ropeik cho biết: “Cảm xúc được ví như bộ lọc mà thông qua nó chúng ta có thể thấy được thực tế. Trong khi đó, Giáo sư tâm lý học tại Đại học Oregon, Paul Slovic, lại cho rằng sự bùng phát của virus SARS-CoV-2 tạo ra hàng loạt “điểm nóng”…làm tăng cảm nhận về mức độ rủi ro và đôi khi tạo ra những nhận thức khác với kết luận dựa vào thực tế của giới chức y tế.
Video đang HOT
Ví dụ, dịch COVID-19, mới, lạ và không giống như bệnh cúm mùa thông thường, vốn gây tử vong mỗi năm còn cao hơn so với SARS-CoV-2. Nhưng với cơ chế hoạt động rất khó để có thể đánh giá một đầy đủ, dường như cả giới chức y tế cộng đồng và nỗ lực cá nhân khó kiểm soát.
Cho đến nay, chưa có một loại vắcxin nào có thể ngăn chặn được và virus SARS-CoV-2 có thể lây lan qua các giọt nhỏ trong không khí do những người nhiễm bệnh tiết ra, vì thế chúng ta không thể đảm bảo chắc chắn rằng những người chúng ta gặp là thực sự khỏe mạnh và chính điều này cũng làm giảm nhận thức kiểm soát cá nhân.
Trong khi đó, thông tin mà mọi người nhận được từ tin tức và các phương tiện truyền thông xã hội có thể không được kiểm chứng. Theo ông Slovic: “Trong bối cảnh sự lây nhiễm xét về địa lý dường như đang gia tăng nhanh chóng và ở bất kỳ quốc gia nào, số trường hợp đều bắt đầu tương đối nhỏ và sau đó tăng lên, mà không có bất kỳ giới hạn trên nào. Các báo cáo chỉ tập trung vào những người bị bệnh và chết, chứ không đề cập đến những người mới nhiễm và chỉ có các triệu chứng nhẹ. Người này nói với người kia về chủng virus nguy hiểm này trên các sang mạng xã hội và tin tức, điều này càng thổi phồng nguy cơ về dịch.
Giáo sư Ropeik cho biết virus corona tạo ra một lối tư duy nhiều năm qua luôn cảnh báo về đại dịch chết người. Với quan điểm này, dịch bệnh COVID-19 là thủ phạm hại chết người, nó càng làm chúng ta sợ hãi.
Vậy làm thế nào để mọi người có thể giảm thiểu rủi ro phản ứng thái quá ở bản thân và những người khác? Lời khuyên là: Không truyền bá về những diễn biến quá nhỏ, như sai sót của các nhà chức trách và đừng chỉ chia sẻ những điều đáng sợ, mà hãy nói cả những điều tích cực chẳng hạn người mắc COVID-19 thông thường chỉ gây ra những triệu chứng nhẹ hoặc hơn một chút./.
Theo TTXVN/Vietnamplus
Tâm lý đóng vai trò lớn trong điều trị
Dịch Covid-19 hoành hành, khiến mọi người tìm cách phòng tránh, hạn chế đến nơi đông người, nhưng lại có những bác sĩ hàng ngày vẫn khoác chiếc áo blouse trắng xông pha cứu chữa cho bệnh nhân nhiễm bệnh.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong (thứ 2 từ phải sang) cùng bệnh nhân nhiễm Covid-19 xuất viện.
Một trong những "chiến sĩ" ấy chính là BS Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM.
Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân nhiễm Covid-19, để tiện trao đổi với bệnh nhân, các nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc người bệnh đều liên lạc thông qua bộ đàm. Việc trao đổi thường xuyên với bệnh nhân không chỉ để biết tình trạng sức khỏe mà còn nhằm đáp ứng yêu cầu ăn uống của họ.
Cán bộ, y bác sĩ trong khoa Nhiễm D thay phiên nhau xuống tận phòng cách ly hoặc cầm bộ đàm trò chuyện trực tiếp, động viên bệnh nhân để họ không cô đơn, không lo lắng về tình trạng bệnh của mình.
"Trước đây, vì ở một mình trong phòng cách ly suốt thời gian dài, nhiều lúc bệnh nhân tuyệt vọng, bỏ ăn, sức khỏe xấu đi. Do đó, sự quan tâm động viên từ các bác sĩ giúp bệnh nhân vực dậy tinh thần, hợp tác tốt, mang lại hiệu quả điều trị tích cực" - BS Nguyễn Thanh Phong cho hay.
Cũng theo BS Phong, ngay cả ngày bệnh nhân được xuất viện, để động viên tinh thần của họ, tập thể nhân viên y tế, kể cả bệnh nhân đều không mang khẩu trang khi tiếp xúc.
"Mình kêu bệnh nhân đeo khẩu trang là đồng nghĩa nói họ còn bệnh. Vậy chẳng khác nào mình cho họ xuất viện khi họ còn bệnh? Nếu đã xác định họ âm tính với virus thì họ không cần mang khẩu trang. Chúng tôi làm vậy để họ an tâm xuất viện, giúp họ giải phóng bản thân sau thời gian điều trị cách ly. Đó là những liệu pháp tâm lý đóng vai trò quan trọng, là phần không thể thiếu trong công tác điều trị", BS Thanh Phong lý giải.
Thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm Covid-19, nhưng BS Thanh Phong vẫn không thể nào quên được những ngày chật vật khi phải tìm cách trấn an người thân của họ vượt qua nỗi sợ hãi bị lây nhiễm.
Ngoài việc trấn an gia đình, BS Phong cũng phải trấn an nhân viên y tế của khoa để tiếp thêm sức mạnh chữa trị cho bệnh nhân. Mỗi ngày, tình trạng sức khỏe của nhân viên y tế trong khoa đều được theo dõi sát sao và những nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh nhân đều được ghi lại trên bảng theo dõi.
"Mỗi nhân viên y tế trong khoa đều phải đoàn kết, cùng nhau chia sẻ và chữa trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19. Khó khăn chồng chất khó khăn, những ánh mắt kỳ thị càng làm cho tâm lý thêm nặng nề. Mình ra đường tuy người ta không nói ra là kỳ thị, nhưng khi mình lại gần thì họ lấy khẩu trang ra mang vô. Hành động đó không làm cho mình buồn, mà chỉ khiến mình thêm quyết tâm" - BS Thanh Phong hóm hỉnh nói.
KIM HUYỀN
Theo sggp
Hàng trăm người chết vì cúm và Corona: 3 biện pháp phòng bệnh cần nhớ Giữa lúc dịch cúm A/H1N1 tại Đài Loan đang gia tăng nhanh và tỷ lệ tử vong cao, các chuyên gia cảnh báo nên cảnh giác với cả bệnh cúm mùa và bệnh do virus Corona. Corona đang gia tăng và bệnh cúm mùa cũng có nguy cơ lây lan GS Nguyễn Văn Kính - nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

7 sai lầm thường gặp khi dùng thuốc chống trầm cảm

Gia đình, trường học chung tay phòng bệnh tay chân miệng

TPHCM: Cấp cứu người phụ nữ nguy kịch sau khi... gãi ngứa

Tắm sáng hay tối tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời

Những thói quen ăn uống gây hại không ngờ của người Việt

Loại rau mùa hè rẻ tiền giúp bổ thận, mát gan, người Việt nên tận dụng ngay để phòng bệnh

Xót xa bé 2 tuổi bị chó nhà nuôi tấn công phải nhập viện với nhiều vết thương phức tạp

Cắt giảm calo có giúp giảm mỡ bụng?

Nước ép cần tây có tác dụng phụ không?

Lần đầu tiên phát triển thuốc trị chứng rối loạn gây cảm giác đói không kiểm soát ở trẻ em

Đồng Nai ghi nhận ca tử vong do sởi đầu tiên trong năm 2025

Hà Nội thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế
Có thể bạn quan tâm

Lương Thu Trang: Dịu dàng màu nắng là cơ hội để vượt cái bóng của An Nhiên
Hậu trường phim
07:42:56 22/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 42: Việt 'sốc nặng' phát hiện An - Nguyên yêu nhau
Phim việt
07:40:20 22/05/2025
Vụ nổ lớn tại Công ty SGI Vina: Lời kể của nữ công nhân
Tin nổi bật
07:35:49 22/05/2025
Nhóc tỳ "Bố Ơi, Mình Đi Đâu Thế?" sau 8 năm: Lột xác thành mỹ nhân tuổi teen khiến dân tình trầm trồ
Sao việt
07:32:01 22/05/2025
Nga bác cáo buộc trì hoãn hòa đàm về vấn đề Ukraine
Thế giới
07:29:42 22/05/2025
Cô gái ngỡ ngàng phát hiện mình từng dự đám cưới của chồng khi mới 9 tuổi
Netizen
07:27:02 22/05/2025
Làm 4 món ăn cho bữa sáng nhanh mà ngon từ các nguyên liệu giàu protein để tăng cường hệ miễn dịch
Ẩm thực
07:24:31 22/05/2025
Né Covid-19 ở Thái Lan, Chu Thanh Huyền cổ vũ Quang Hải từ xa vẫn sang chảnh hết nấc, nhà đẹp, món ngon phát mê!
Sao thể thao
06:59:24 22/05/2025
Bắt nam thanh niên "nổ" có bạn gái làm luật sư để lừa đảo
Pháp luật
06:51:13 22/05/2025
Sống trong nhà chồng 4 tầng và 3 thế hệ, tôi ngột ngạt đến mức khó thở
Góc tâm tình
06:43:20 22/05/2025