“Giới đầu tư không còn quan tâm đến diễn biến ngắn hạn mà đang nhìn nhiều hơn sang năm 2019 khi tăng trưởng kinh tế Thế giới chậm lại”
SSI Research kết luận, dù có hy vọng về một kết quả tích cực trong hội nghị G20, triển vọng của các thị trường mới nổi sẽ không có nhiều thay đổi. Nguyên nhân chính là do tăng trưởng kinh tế chậm lại khiến thị trường tài chính toàn cầu bước vào giai đoạn khó khăn mà trong thời gian đó, việc đầu tư vào các tài sản rủi ro như cổ phiếu của EM sẽ bị hạn chế.
SSI Research vừa đưa ra báo cáo dòng vốn toàn cầu với chủ đề “Các nhà đầu tư nghĩ gì trước hội nghị G20″.
Trước thềm G20, chứng khoán Mỹ biến động mạnh, dòng vốn trở lại EM
Thị trường chứng khoán Mỹ kể từ đợt sụt giảm đầu tháng 10 đã biến động mạnh hơn hẳn các thị trường mới nổi. Vào 2 tuần giữa tháng 11, S&P 500 đã giảm mạnh 148 điểm (-5,3%) còn MSCI EM Index chỉ giảm -0,6%. Cùng thời gian này, dòng vốn có dấu hiệu bị rút ra ở Mỹ và đổ vào EM.
Trong 4 tuần kể từ tháng 10, các quỹ đầu tư cổ phiếu của Mỹ đã có outflow 3 tuần, ngược lại, các quỹ GEM có inflow 3 tuần liên tiếp. Lần gần nhất GEM có inflow 3 tuần liền là tháng 4/2018. Đây là một diễn biến rất mới, xảy ra cùng thời điểm Hội nghị G20 đang đến gần. Nhìn một cách lạc quan, diễn biến dòng vốn đang thể hiện sự kỳ vọng, thậm chí là đánh cược vào kết quả tích cực của cuộc gặp Donald Trump – Tập Cận Bình tại hội nghị G20.
Dòng vốn đã bị rút khỏi EM tính đến thời điểm đầu tháng 11 là 6 tháng. Áp lực rút vốn và các chỉ số giảm điểm kéo dài khiến thị trường dễ nhạy cảm với các tia hy vọng mới. Những phát biểu có phần ôn hòa hơn của Donald Trump và sự chuẩn bị gấp gáp của đại diện hai bên đang tạo ra hy vọng rằng chiến tranh thương mại sẽ có cơ hội chấm dứt, hoặc ít nhất là ngưng leo thang để hai bên có thời gian tìm kiếm các giải pháp mới.
Nếu Mỹ – Trung thực sự đạt được thỏa thuận, hy vọng sẽ được thổi bùng. Rủi ro của các thị trường mới nổi sẽ giảm bớt trong khi rủi ro biến động của TTCK Mỹ gia tăng sẽ làm đảo chiều dòng vốn đang chạy từ EM về Mỹ. Ở kịch bản tích cực này, một một giai đoạn mới, bớt căng thẳng thậm chí là thuận lợi hơn cho EM sẽ mở ra.
Dù rất hy vọng vào kịch bản tích cực kể trên, vẫn còn nhiều ẩn số và cả thực tế không thể bỏ qua. Ẩn số lớn nhất chính là cuộc gặp Mỹ – Trung. Nếu hai bên không đạt được thỏa thuận, hy vọng cũng như dòng vốn vừa chớm quay lại EM sẽ nhanh chóng tan biến. Điều quan trọng hơn là dù Mỹ – Trung có đạt được thỏa thuận, giới đầu tư vẫn phải rất thận trọng khi đầu tư vào EM. Những phân tích tiếp theo sẽ lý giải rõ hơn điều này.
Kinh tế sẽ tăng trưởng chậm lại và thị trường đang chuẩn bị cho điều này
Video đang HOT
Theo SSI Research, TTCK Mỹ đang ở giai đoạn rất nhạy cảm giữa một bên là kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận và một bên là nguy cơ kinh tế tăng trưởng chậm. Gần đây, nhiều số liệu kinh tế của Mỹ không đạt kỳ vọng, trong đó đáng chú ý nhất là lượng đăng ký thất nghiệp lần đầu tăng lên mức cao nhất 4 tháng và chỉ số niềm tin người tiêu dùng thấp hơn so với dự báo.
Xét về các nhóm ngành, đa phần các ngành theo chu kỳ kinh tế đã giảm điểm. Ngành công nghệ có tỷ trọng lớn nhất trong S&P 500 và tính từ đầu tháng 10 chỉ số ngành công nghệ đã giảm -13,3%, trong khi S&P 500 giảm -8,2%. Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 và giảm -12,3%. Ngược lại, các ngành phòng vệ lại giữ giá như ngành tiện ích và hàng tiêu dùng thiết yếu tăng 2,8% và 1%. Ngành năng lượng, mặc dù được coi là ngành phòng vệ nhưng lại giảm sâu -14,8% do giá dầu WTI giảm -30%. Như vậy, diễn biến các nhóm ngành từ tháng 10 cho thấy thị trường đã phản ứng trước với các dự báo về một chu kỳ kinh tế đi xuống sắp tới gần.
Khảo sát hàng tháng của Bank of America Merrill Lynch (BAML) cho thấy các nhà quản lý quỹ trên toàn cầu đang ở mức bi quan nhất từ sau khủng hoảng 2008. Tỷ lệ cho rằng kinh tế toàn cầu đang ở giai đoạn cuối của chu kỳ tăng trưởng là 85%, cao hơn 11% so với đỉnh gần nhất vào tháng 12/2007. 35% cho rằng kinh tế sẽ tăng trưởng chậm lại vào năm tiếp theo, mức cao nhất kể từ khảo sát tháng 11/2008.
Lợi tức trái phiếu 10 năm của Mỹ giảm liên tục từ mức đỉnh 3,2276% ngày 6/11/2018 xuống mức thấp nhất của tháng là 3,039% ngày 23/11/2018. Biến động lợi tức xảy ra cùng chiều với S&P 500 dù FED gần như chắc chắn sẽ nâng lãi suất vào tháng 12 cho thấy giới đầu tư không còn quá quan tâm đến diễn biến ngắn hạn mà đang nhìn nhiều hơn sang năm 2019. Khi kinh tế tăng trưởng chậm lại, khả năng FED nâng lãi suất 4 lần như 2018 sẽ khó xảy ra, không những vậy, khoảng cách giữa các lần nâng lãi suất sẽ kéo giãn. Điều này ảnh hưởng đến kỳ vọng lãi suất và làm giảm lãi suất trái phiếu trong tháng 11.
Khi tăng trưởng chậm lại, EM sẽ không thể tích cực hơn DM
Tính từ đầu năm, chỉ số MSCI EM Index giảm -15,4% trong khi S&P 500 tăng 0,3%. Không phải yếu tố cơ bản hay triển vọng tích cực mà chính sự mất điểm trong hầu hết thời gian của năm 2018 là lý do giúp MSCI EM Index ít biến động hơn S&P500 trong 2 tháng vừa qua.
Trong 20 năm gần đây, thị trường mới nổi đã trải qua 4 đợt sụt giảm mạnh. Bong bóng internet 2000-2001, khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, rủi ro Trung Quốc “hạ cánh cứng” năm 2015 và đợt sụt giảm đang xảy ra, bắt đầu từ tháng 2/2018. Ở cả 4 đợt, MSCI EM Index đều giảm sâu hơn so với S&P 500 và bù lại là khi thị trường toàn cầu hồi phục, MSCI EM Index lại tăng nhanh hơn. Đây chính là đặc thù “high risk – high return” của các thị trường mới nổi.
Nếu thực sự kinh tế 2019 tăng trưởng chậm lại, chu kỳ giảm giá của thị trường phát triển từ tháng 11 và thị trường mới nổi từ tháng 2/2018 rất có thể sẽ còn tiếp diễn. Với những gì đã diễn ra ở các giai đoạn sụt giảm trước, MSCI EM Index khả năng cao sẽ tiếp tục underperform S&P 500.
Ngoài khả năng underperform trong giai đoạn kinh tế đi xuống, căng thẳng Mỹ – Trung sẽ còn tiếp tục đè nặng lên triển vọng EM nói chung. Dù có đạt được thỏa thuận nào đó tại hội nghị G20, sẽ không gì thay đổi được mục đích chiến lược của Mỹ là kiềm chế Trung Quốc. Ngoài việc gia tăng các ảnh hưởng địa chính trị, các giải pháp kinh tế chắc chắn cũng sẽ được sử dụng. Một ví dụ là gần đây Mỹ đã vận động các quốc gia đồng minh như Đức, Ý, Nhật ngưng mua hàng của Huawei, một công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc. Giới đầu tư vốn đã bi quan về triển vọng kinh tế lại phải đề phòng những sự kiện không thể lường trước như Huawei sẽ giữ trạng thái thận trọng và khó có thể overweight các tài sản rủi ro như EM.
SSI Research kết luận, dù có hy vọng về một kết quả tích cực trong hội nghị G20, triển vọng của các thị trường mới nổi sẽ không có nhiều thay đổi. Nguyên nhân chính là do tăng trưởng kinh tế chậm lại khiến thị trường tài chính toàn cầu bước vào giai đoạn khó khăn mà trong thời gian đó, việc đầu tư vào các tài sản rủi ro như cổ phiếu của EM sẽ bị hạn chế.
Dòng vốn vào các thị trường mới nổi dù có tích cực hơn đôi chút trong tháng 11 nhưng không gì có thể đảm bảo dòng inflow này sẽ gia tăng hoặc kéo dài. Thậm chí nếu hội nghị G20 diễn ra không như mong đợi, dòng vốn đảo chiều sẽ gây áp lực lớn hơn cho EM trong bối cảnh mức bi quan của giới đầu tư đang lên cao.
EM vì vậy nhìn một cách tổng thể chưa có điểm sáng. Với những quốc gia có câu chuyện riêng biệt, dòng vốn vẫn có thể vào nhưng quy mô sẽ khó đạt được như thời “hoàng kim” cuối 2017, đầu 2018.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Thị trường trái phiếu Việt Nam đạt 53 tỷ USD trong tháng Chín
Báo cáo Giám sát trái phiếu châu Á của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết, thị trường trái phiếu Việt Nam có mức tăng trưởng 5% mỗi quý và 15,7% cả năm với giá trị tương đương 53 tỷ USD trong tháng Chín.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Kết quả này đã đảo ngược so với mức sụt giảm 1,4% trong quý 2. Trên thực tế, đà tăng trưởng chủ yếu đến từ thị trường trái phiếu Chính phủ lên tới 49 tỷ USD, tăng 5,2%/quý và 14,7%/năm. Bên cạnh đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng có mức tăng trưởng 2,9%/quý và 31,6%/năm với giá trị 3 tỉ USD.
Vượt lên trong khu vực
Khả quan hơn so với hầu hết các thị trường trái phiếu Đông Á mới nổi khác, lợi suất trái phiếu quý 3 của Việt Nam đã thu hẹp nhờ lãi suất liên ngân hàng giảm và thanh khoản giữa các ngân hàng được cải thiện. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được kỳ vọng duy trì lãi suất ổn định cho tới cuối năm để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và sử dụng các công cụ tiền tệ khác nhằm giảm lạm phát.
Trong khi đó, mức tăng trưởng của khu vực Đông Á mới nổi là 4,3%/quý, giá trị đạt 12.800 tỉ USD vào tháng Chín và tốc độ này tăng nhanh hơn mức 3,2% của quý 2.
Giải thích từ các chuyên gia thực hiện báo cáo, mức tăng trưởng của khu vực trong quý 3 có được là nhờ vào việc phát hành các trái phiếu tại Trung Quốc.
Và, họ lưu ý lượng trái phiếu này là do các chính quyền địa phương phát hành để phục vụ những dự án cơ sở hạ tầng. Cụ thể trong tháng Chín, thị trường trái phiếu Trung Quốc lớn nhất tại khu vực Đông Á mới nổi, với 9.200 tỉ USD trái phiếu đang lưu hành, chiếm 72% tổng thị trường khu vực và nhiều hơn 5,7% so với thời điểm cuối tháng Sáu.
Ngoài ra, báo cáo cũng thực hiện khảo sát thường niên về tính thanh khoản của các thị trường trái phiếu và chỉ ra các điều kiện thanh khoản trong khu vực đang khác nhau. Các nước Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia có mức thanh khoản thấp hơn so với Hongkong, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Rủi ro gia tăng
Theo báo cáo, những rủi ro ngắn hạn tiếp tục bao phủ các thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ. Trên thị trường chung, sở hữu nước ngoài đối với trái phiếu chính phủ bằng đồng nội tệ giảm tại phần lớn khu vực Đông Á mới nổi, ngoại trừ Philippines và Trung Quốc, tỷ lệ nắm giữ của các nhà đầu tư nước ngoài tăng lên nhờ Trung Quốc đang tiếp tục tự do hóa thị trường trái phiếu của họ.
Những ý kiến từ các tổ chức tham gia thị trường trong cuộc Khảo sát Thanh khoản Trái phiếu Châu Á trực tuyến (AsianBonds Online) 2018 cho biết, các điều kiện thị trường đã bị ảnh hưởng nhiều hơn với những căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc gần đây, là bởi hai thị trường này là những đối tác thương mại lớn của họ.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích của ADB lại cho rằng thị trường nợ của Việt Nam không chịu tác động từ việc Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ như các thị trường trái phiếu Đông Á mới nổi khác.
Nhưng, họ lại cảnh báo "thị trường trái phiếu Việt Nam đã và đang bị ảnh hưởng gián tiếp từ việc tăng giá của USD so với hầu hết các đồng tiền khu vực."
Ông Yasuyuki Sawad, chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB cũng nhìn nhận: "Những quan ngại về các thị trường đang xuất hiện, song cuối cùng nền tảng vững chắc của châu Á sẽ thu hút các nhà đầu tư quay trở lại thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của khu vực. Như vậy, các nhà hoạch định chính sách của khu vực cần phải theo dõi chặt chẽ những tiến triển và đề phòng trước các cú sốc tiềm tàng."
Tại báo cáo, các bên tham gia thị trường tiếp tục chỉ ra "sự thiếu vắng của các cơ chế phòng ngừa rủi ro trái phiếu hiệu quả và thiếu một nền tảng các nhà đầu tư đa dạng là những rào cản lớn nhất đối với việc phát triển thị trường"./.
HẠNH NGUYỄN (VIETNAM )
Nhận diện thách thức Thị trường bất động sản đã trải qua hơn 3/4 chặng đường năm 2018 trong bối cảnh kinh tế nước nhà tiếp tục có nhiều khởi sắc. Nhưng như một câu nói vui: "Chúng ta chỉ biết chắc về những thứ đã qua, còn tương lai, mọi dự đoán chỉ như một bản tin dự báo thời tiết", còn quá sớm để lạc...