Giới công nghệ Trung Quốc chao đảo vì đòn ‘mạnh tay’ của ông Donald Trump
Không chỉ TikTok như dự định hồi đầu tháng 8, Tổng thống Donald Trump vừa quyết định thêm WeChat vào danh sách cấm hoạt động tại Mỹ. Điều này khiến cho hàng loạt hãng công nghệ của Trung Quốc chao đảo.
Sau Tiktok, đến lượt WeChat lọt vào tầm ngắm của chính phủ Mỹ
Ông Donald Trump vừa ký sắc lệnh cấm mọi công dân Mỹ giao thương với hai công ty là TikTok và WeChat cùng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Lệnh cấm có hiệu lực lập tức và kéo dài 45 ngày với lý do quan ngại về an ninh quốc gia khi thông tin người dùng tại Mỹ có nguy cơ bị lộ và khai thác ngoài biên giới.
Theo Bloomberg, các lệnh cấm đánh dấu sự leo thang đáng kể của ông Trump trong cuộc đối đầu với Bắc Kinh khi Mỹ tìm cách kìm hãm sức mạnh của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ toàn cầu. Đương kim Tổng thống Mỹ đang biến những thách thức trước Trung Quốc trở thành trọng tâm của chiến dịch tái tranh cử trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống chỉ còn cách chưa đầy 90 ngày.
Thị trường lập tức phản hồi lại hành động của Mỹ khi cổ phiếu Tencent Holding, công ty Trung Quốc sở hữu ứng dụng WeChat bị “thổi bay” 10% trong phiên giao dịch buổi sáng ngày cuối tuần, khiến hãng mất gần 70 tỉ USD giá trị thị trường. Nhân dân tệ tại thị trường hải ngoại yếu thêm 0,45%, mức cao nhất trong 2 tuần qua.
Paul Triolo, Trưởng bộ phận Chính sách Công nghệ Toàn cầu của Tập đoàn Tư vấn rủi cho chính trị Eurasia (Mỹ) nhận định: “Đây là thời điểm khác trong cuộc ‘chiến tranh lạnh’ về công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Chính phủ Mỹ đang nhắm mục tiêu vào hai ứng dụng rất phổ biến của Trung Quốc và nói rằng chúng có vấn đề về an ninh quốc gia”.
Video đang HOT
Không chỉ WeChat hay TikTok, thị trường chứng khoán Trung Quốc nói chung và các công ty công nghệ nước này nói riêng đều đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ lệnh cấm diễn ra tại Mỹ. Theo CNBC, chỉ số chứng khoán công nghệ Hang Sheng (gồm 30 tập đoàn công nghệ niêm yết ở Hồng Kông) đã giảm 2,51%. Chỉ số ChiNext (Thâm Quyến) và Star 50 (Thượng Hải) tại Trung Quốc lần lượt mất 2,4% và 3,1%.
Nhiều công ty công nghệ lập tức bị “thổi bay” hàng tỉ USD thị giá. Giá cổ phiếu SMIC, Xiaomi, ZTE và kể cả doanh nghiệp không liên quan như Alibaba cũng lần lượt giảm 8,7%, 3%, 2,58%, 3,05%. Tổng thiệt hại cho hơn 30 doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc lên tới cả trăm tỉ USD giá trị vốn hóa thị trường.
Trong khi ByteDance (sở hữu TikTok) chỉ bị cấm TikTok tại Mỹ thì Tencent dường như là doanh nghiệp thiệt hại nặng nề hơn dù lệnh cấm chỉ nhắc tới WeChat của công ty này. Doanh nghiệp internet khổng lồ của Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào mảng kinh doanh game khi hãng sở hữu cổ phần ở những đơn vị lớn như Activision Blizzard hay Riot Games và có nguy cơ đánh mất thị trường Mỹ.
Đại diện TikTok cho biết hãng “sốc” trước lệnh cấm của Mỹ và tuyên bố sẽ theo đuổi tất cả các biện pháp khả thi để thay đổi, kể cả việc viện tới tòa án Mỹ. Còn Tencent xác nhận đang xem xét, đánh giá sắc lệnh để nắm rõ vấn đề hơn trước khi đưa ra hành động cụ thể.
Trước đó, Tổng thống Donald Trump từng mạnh tay với Huawei và ZTE, hai hãng công nghệ viễn thông lớn của Trung Quốc với cáo buộc làm gián điệp cho Bắc Kinh.
Ngoài ra, theo nguồn tin của Reuters, Ủy ban Chứng khoán và Bộ Tài chính Mỹ cho biết các cố vấn của ông Trump đã đề nghị nên ra lệnh “đuổi cổ” các công ty Trung Quốc khỏi thị trường chứng khoán Mỹ nếu không tuân thủ quy định kiểm toán của Mỹ.
TikTok “sốc” trước quyết định cấm 45 ngày của Mỹ
Theo thông tin của The Guardian, WeChat hiện là nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất tại Trung Quốc. Vào năm 2018, dịch vụ có hơn 1 tỉ người dùng trên toàn thế giới. Hiện tại, WeChat được xem là một “siêu ứng dụng” khi được tích hợp nhiều tính năng như: trò chuyện, thanh toán điện tử, ngân hàng, gọi xe và mua sắm trực tuyến.
WeChat thuộc sở hữu của Tencent Holdings Ltd, một tập đoàn khổng lồ của Trung Quốc hoạt động trong lĩnh vực truyền thông xã hội, giải trí và thương mại điện tử ở châu Á.
Một điều “nghịch lý” là các dịch vụ nhắn tin có nguồn gốc từ phương Tây như Facebook, Twitter và WhatsApp đều bị cấm tại Trung Quốc. Vì vậy, người dùng Mỹ buộc phải sử dụng WeChat để liên lạc với bạn bè, gia đình ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, đã có nhiều báo cáo chỉ ra rằng WeChat thiếu tính minh bạch trong việc lưu trữ, sử dụng dữ liệu người dùng, quyền riêng tư và bảo mật. Ứng dụng này yêu cầu quyền truy cập rất lớn, vì vậy nó có thể thu thập nhiều loại dữ liệu khác nhau.
Anh cố gắng thu hút nhân tài công nghệ bị Mỹ ngăn chặn
Ngành công nghệ Vương quốc Anh đang cố gắng khuyến khích các cá nhân tài năng bị ảnh hưởng bởi chính sách visa mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Vòng xoay Old Street trong khu vực được gọi là Tech City của London
Ông Trump hôm 22.6 ký sắc lệnh ngưng cấp thị thực làm việc ở nước ngoài, bao gồm thị thực L-1 cho phép các công ty trong nước chuyển giao nhân viên từ văn phòng ở nước ngoài và thị thực H1-B cho phép các công ty thuê người có tay nghề cao trong một số lĩnh vực nhất định từ nước khác đến Mỹ làm việc. Trước tình hình đó, Anh đã cho thấy thái độ chào đón, khuyến khích nhân tài công nghệ chuyển đến và thành lập công ty tại một trong số những thành phố nổi bật như London. Một số công ty ở Anh cũng đã bày tỏ quan tâm đến việc tuyển dụng người bị ảnh hưởng bởi quyết định visa của chính quyền ông Trump.
"Nếu bạn bị ảnh hưởng bởi quyết định đình chỉ visa H1-B ở Mỹ, vậy hãy xem xét visa Global Talent của Anh", James Wise, nhà đầu tư công nghệ của Balderton Capital, viết trên Twitter. Ông Wise đánh giá Anh là một trung tâm công nghệ toàn cầu, nơi có nhiều nhà phát triển và tiền đầu tư mạo hiểm hơn Bờ Đông nước Mỹ. Dòng tweet của ông Wise sau đó đã được chuyển tiếp bởi các nhà đầu tư mạo hiểm và nhà hoạch định chính sách, còn có cả một liên kết đến trang web về visa công nghệ của Anh U.K Tech Visa, theo CNBC.
Sam Gill, đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành nền tảng giám sát carbon Sylvera Carbon, cũng viết lên Twitter nội dung khuyến khích những người bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh visa mới của Mỹ: "Chúng tôi luôn có một cánh cửa mở ra cho những người tài năng, bất kể họ đến từ đâu".
Mặc dù ngành công nghệ Anh đã tạo ra một số công ty có giá trị hàng tỉ USD, nhưng lại chưa bao giờ tạo ra được những công ty đạt tới quy mô như Apple, Google hoặc Facebook. Động thái thu hút nhân tài không thể đến Mỹ làm việc được xem là nỗ lực của Anh để thu hẹp khoảng cách công nghệ giữa hai nước.
Anh không phải là quốc gia châu Âu duy nhất muốn chiêu mộ người tài công nghệ có xu hướng đến Mỹ. Gonzalo Sanchez, người đứng đầu bộ phận tăng trưởng tại công ty dịch vụ tái định cư Jobbatical, cho biết sắc lệnh về visa của ông Trump là "một trong những sự kiện quan trọng nhất đối với ngành công nghệ châu Âu trong thời gian qua".
Theo ông Sanchez, dù London là "người chiến thắng hợp lý" ở châu Âu, nhưng vẫn có những trung tâm công nghệ ở các nước khác như Pháp và Estonia. Một số chuyên gia khác cho rằng chuyển đến một nước thuộc thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ là bước đi thông minh hơn. "Quyền công dân cho phép bạn tự do di chuyển ở 27 quốc gia, tạo điều kiện cho bạn và con bạn học tập, làm việc, kinh doanh và nghỉ hưu ở bất cứ nơi nào bạn muốn", Richard Scott, nhà vận động ủng hộ EU, viết trên Twitter.
Lý do người Ấn Độ không thể tẩy chay công nghệ Trung Quốc Trung Quốc và Ấn Độ vướng vào tranh cãi quân sự, ngoại giao căng thẳng sau vụ đụng độ chết người ở biên giới. Tuy nhiên, hai quốc gia khó mà tồn tại thiếu nhau, nhất là trong lĩnh vực công nghệ. Công nghệ Trung Quốc tràn ngập Ấn Độ Khách hàng kiểm tra sản phẩm mới ra mắt của Xiaomi tại Bangalore,...