Giới chức EU khẩn cấp giải quyết khủng hoảng liên quan ngũ cốc Ukraine
Các quan chức của Liên minh châu Âu (EU) đang khẩn trương xoa dịu một số quốc gia vừa tạm thời cấm nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine.
Ngũ cốc trữ tại kho trong nông trại gần Izmail, Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kênh Al Jazeera, trong bối cảnh ngũ cốc và nông sản giá rẻ từ Ukraine tăng đột biến gần đây, Ba Lan và Hungary đã công bố lệnh cấm nhập khẩu tạm thời để bảo vệ lợi ích của nông dân trong nước. Slovakia đã có động thái cấm tương tự, tiếp đó là Bulgaria. Dù nông dân trong nước cũng biểu tình nhưng Romania cho đến nay vẫn chưa ban hành lệnh cấm.
Ủy ban châu Âu (EC) đã chỉ trích các lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc Ukraine của một số quốc gia và cho biết trong một tuyên bố: “Các hành động đơn phương là không thể chấp nhận được”.
Tuy nhiên, ông Mats Cuvelier, một luật sư chuyên về EU và thương mại quốc tế, nhận định rằng tuyên bố của EU không khiến các quốc gia thành viên ngừng chặn nông sản Ukraine vào EU nếu họ xác định rằng các sản phẩm đó không đáp ứng các vấn đề cụ thể, ví dụ như tiêu chuẩn vệ sinh của EU. Slovakia đã dùng tiêu chuẩn vệ sinh để giải thích lý do cấm nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine.
Bộ trưởng Nông nghiệp Slovakia, ông Samuel Vlcan cho biết lệnh cấm này là một biện pháp bảo vệ ngành nông nghiệp của Slovakia và chủ yếu là bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, nhưng nói thêm rằng việc vận chuyển ngũ cốc và các sản phẩm khác của Ukraine qua Slovakia có thể tiếp tục.
Các quan chức EU sẽ thảo luận về các lệnh cấm ngũ cốc Ukraine trong tuần này.
Video đang HOT
Theo ông Cuvelier, mặc dù EC có thể bắt đầu các hành động pháp lý đối với một quốc gia thành viên EU nếu quốc gia đó không tuân thủ luật thương mại của khối, nhưng ông hy vọng EC sẽ chọn một giải pháp ít đối đầu hơn, như hỗ trợ thêm cho nông dân bị ảnh hưởng.
Vào tháng 3, Ủy viên phụ trách nông nghiệp châu Âu, ông Janusz Wojciechowski, đã phân bổ 29,5 triệu euro cho Ba Lan, 16,75 triệu euro cho Bulgaria và 10,05 triệu euro cho Romania nhằm tìm cách hỗ trợ nông dân.
Vào ngày 19/4, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen, cho rằng cần bổ sung một khoản hỗ trợ 100 triệu euro cho nông dân.
Dù vậy, ông Jacob Funk Kirkegaard, thành viên cao cấp tại Quỹ Marshall Đức (GMF), cho rằng tiền sẽ không giải quyết được các vấn đề cơ bản bởi vì đối với các quốc gia như Ba Lan và Hungary, khối này trước tiên phải giải quyết vấn đề chính trị đang diễn ra.
Ông Kirkegaard phân tích: “Bên cạnh những căng thẳng về ngân sách với EU, chính phủ Ba Lan cũng đang chịu áp lực trước thềm bầu cử và họ cần sự ủng hộ của các nhóm cử tri nông thôn, nếu không chính phủ sẽ thua trong cuộc bầu cử. Trong trường hợp của Hungary, Thủ tướng Viktor Orban cũng sử dụng cơ hội này và ông thường tạo áp lực trong khối khi khối này cần phải đưa ra một quyết định mà tất cả thành viên cần nhất trí. Đối với Slovakia, đây cũng là mùa bầu cử nên tình hình chính trị cũng vậy. Dù vậy, nếu Ba Lan bỏ lệnh cấm, các quốc gia EU khác cũng sẽ làm theo”.
EU cũng đã giữ lại khoản tiền trị giá 138 tỷ euro từ Ba Lan và Hungary để khiến các quốc gia này tôn trọng luật.
Theo ông Kirkegaard, EU nên nhìn rộng ra toàn cảnh, tìm cách đạt được sự nhất trí trong khối.
Về phần mình, mặc dù Ukraine thừa nhận những lo ngại của nông dân châu Âu, nhưng họ nói rằng người Ukraine gặp khó khăn hơn.
Đại diện Ba Lan và Ukraine tại cuộc họp báo sau vòng đàm phán ở Ba Lan, ngày 18/4. Ảnh: AFP/TTXVN
Sau cuộc hội đàm với những người đồng cấp Ba Lan tại Warsaw, Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi đã xác nhận rằng sẽ nối lại vận chuyển các sản phẩm ngũ cốc và thực phẩm của Ukraine qua Ba Lan.
Ukraine cũng sẽ tổ chức các cuộc đàm phán với các quốc gia EU khác đã áp đặt lệnh cấm vào cuối tuần này.
Trước đó, trong bối cảnh các cảng ở Biển Đen bị phong tỏa, một số quốc gia trong khu vực như Ba Lan, Hungary và Bulgaria đã đề nghị giúp trung chuyển ngũ cốc Ukraine tới các thị trường thứ ba. EU đã miễn thuế hải quan và hạn ngạch nhập khẩu để hỗ trợ quá trình vận chuyển ngũ cốc tới những nơi cần.
Trong thực tế, thay vì được chuyển tới các nước thứ ba như ở châu Phi và Trung Đông, số ngũ cốc Ukraine lại xuất hiện ồ ạt trên thị trường các nước trung chuyển. Tình trạng này khiến giá ngũ cốc giảm và gây thiệt hại lớn cho nông dân các nước này khi họ phải trả chi phí phân bón và năng lượng cao. Kết quả là nông dân biểu tình hàng loạt, gây sức ép lên các chính phủ, dẫn tới lệnh cấm ngũ cốc Ukraine ở một số nước nói trên.
Thêm Hungary cấm nhập khẩu nông sản của Ukraine
Sau Ba Lan, Hungary là nước tiếp theo trong Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố tạm ngừng nhập khẩu nông sản của Ukraine.
Thu hoạch lúa mì trên cánh đồng ở Khmelnytskyi, Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 15/4, trang web của Chính phủ Hungary đăng tải thông báo của Bộ trưởng Nông nghiệp Istvan Nagy xác nhận Hungary sẽ tạm ngừng nhập khẩu ngũ cốc và hạt có dầu từ Ukraine, cũng như một số sản phẩm nông nghiệp khác.
Quan chức này khẳng định quyết định trên xuất phát từ "lợi ích của người nông dân trong nước" và có hiệu lực đến ngày 30/6/2023.
Trước đó cùng ngày, Chính phủ Ba Lan đã quyết định dừng nhập khẩu ngũ cốc và các thực phẩm khác từ Ukraine để bảo vệ ngành nông nghiệp nước này.
Phần lớn ngũ cốc sản xuất tại Ukraine vốn có giá rẻ hơn các sản phẩm tương tự ở EU đang tồn tại các nước Trung Âu do không thể xuất đi khu vực khác vì tắc nghẽn hậu cần, ảnh hưởng đến giá bán và lưu thông sản phẩm của nông dân các nước này.
Nông dân Ba Lan gần đây phản ứng mạnh vì ngũ cốc nhập khẩu từ Ukraine đã làm giảm giá ngũ cốc trong nước. Điều này đã tạo ra vấn đề chính trị đối với đảng Pháp luật và Công lý (PiS) cầm quyền ở Ba Lan trong năm bầu cử.
Ngũ cốc Ukraine lại 'băng băng' sang Ba Lan, Kiev 'tố' Moscow gây thêm khó khăn Ngày 19/4, Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solsky xác nhận sẽ nối lại hoạt động vận chuyển ngũ cốc và thực phẩm khác qua Ba Lan sau thỏa thuận đạt được với Warsaw. Nông dân thu hoạch ngũ cốc ở Odessa, Ukraine. (Nguồn: Reuters) Tuy nhiên, ông Solsky cũng nêu quan ngại về tình trạng của thỏa thuận với Moscow liên quan...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga tiết lộ về kế hoạch chuyến thăm của nhà lãnh đạo Triều Tiên

Ngoại trưởng Mỹ nêu lý do chưa áp thêm trừng phạt lên Nga

Tân Giáo hoàng muốn tổ chức hòa đàm Nga - Ukraine tại Vatican

Ông Putin đến Kursk, Ukraine tìm cách đột kích trở lại biên giới Nga

Căn cứ quân sự Nga ở Syria bị tấn công?

Tỷ phú Elon Musk chính thức rút khỏi chính trường, dồn toàn tâm cho Tesla?

Tên lửa Iskander Nga tập kích căn cứ, 70 lính đặc nhiệm Ukraine thiệt mạng

Điện đàm Trump-Putin: Ukraine như "ngồi trên đống lửa"

Tàu ngầm Astute của Anh: 'Bóng ma' tàng hình tối tân thế giới dưới lòng đại dương

Nga sẽ lập danh sách các điều kiện cho thỏa thuận ngừng bắn với Ukraine

Từ hòa đàm sang 'bình thường hóa': Ông Trump xoay trục chính sách với Nga như thế nào

Việt Nam ủng hộ nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động của LHQ
Có thể bạn quan tâm

Dàn nhân vật hoạt hình Conan hóa người thật: Haibara xinh không tưởng, sao Ran lại kém sắc thế này
Hậu trường phim
23:48:46 21/05/2025
11 thanh, thiếu niên lĩnh án tù vì cầm hung khí rượt đuổi 2 người
Pháp luật
23:48:09 21/05/2025
10 phim ngôn tình Hàn Quốc hay nhất thập kỷ: Hạng 1 đau thấu tâm can, ai xem cũng xót xa
Phim châu á
23:45:40 21/05/2025
Taxi chạy ngược chiều gây tai nạn chết người ở cửa ngõ TPHCM
Tin nổi bật
23:41:38 21/05/2025
Ngã vào xô chứa nước thải điều hòa, bé 19 tháng tím tái, ngưng thở
Sức khỏe
23:32:29 21/05/2025
Ford Explorer tiếp tục bị triệu hồi tại Việt Nam, vẫn là lỗi camera 360 độ
Ôtô
23:26:13 21/05/2025
Thanh Lam xem show Lady Gaga với chồng, Thanh Hằng được nhạc trường hôn đắm đuối
Sao việt
23:24:13 21/05/2025
Nam NSƯT là công tử gia tộc giàu có, quyền lực: "Tôi chưa bao giờ đàn áp ai"
Tv show
23:11:17 21/05/2025
Phản ứng của Tom Cruise trước câu hỏi khiếm nhã khi ra mắt bom tấn 'Mission: Impossible'
Sao âu mỹ
23:07:22 21/05/2025
Khi những nghệ sĩ lâu năm thống trị Top Trending âm nhạc
Nhạc việt
23:00:34 21/05/2025