Giới chức an ninh Mỹ không nhận được cảnh báo trước của FBI về vụ bạo loạn
Ngày 23/2, các cựu quan chức an ninh hàng đầu tại Quốc hội Mỹ khẳng định đã không nhận được cảnh báo trước từ Cục Điều tra Liên bang Mỹ ( FBI) về khả năng cuộc biểu tình của những người ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump hồi tháng 1 vừa qua có thể biến thành bạo loạn.
Cảnh sát chống bạo động được triển khai bên ngoài tòa nhà Quốc hội Mỹ tại Washington, DC, ngày 6/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại phiên điều trần trước các nghị sĩ thuộc 2 ủy ban của Thượng viện phụ trách điều tra về vụ bạo loạn tại trụ sở Quốc hội xảy ra hôm 6/1, các quan chức an ninh trên thừa nhận dựa vào những thông tin tình báo mà họ nhận được, họ đã không lường trước được hàng trăm người ủng hộ ông Trump tràn vào tòa nhà Quốc hội.
Cựu Cảnh sát trưởng tại Tòa nhà Quốc hội Mỹ Steven Sund cho biết không hề nhận được thông tin từ FBI vào ngày 5/1 về khả năng các đối tượng cực đoan có kế hoạch tiến hành các hành động bạo lực. Ông khẳng định: “Không một thông tin tình báo nào mà chúng tôi nhận được dự báo về điều thực sự xảy ra”. Ông Sund cho biết lực lượng cảnh sát bảo vệ Tòa nhà Quốc hội dù “có sự chuẩn bị phù hợp cho một cuộc biểu tình quy mô lớn với khả năng xảy ra bạo lực”, song hoàn toàn bất ngờ trước “cuộc tấn công có phối hợp” nhằm vào các cảnh sát.
Tại cuộc điều trần, các cựu sĩ quan an ninh của Hạ viện và Thượng viện gồm ông Paul Irving và ông Michael Stenger cũng khẳng định họ không nhận được thông tin cảnh báo của FBI. Cả 3 nhân vật này đều đã từ chức sau khi vụ bạo loạn xảy ra.
Video đang HOT
Tuy nhiên, lời khai của các cựu quan chức an ninh này lại có sự mâu thuẫn. Ông Sund cho biết trong cuộc trao đổi với hai ông Irving và Stenger, ông đã yêu cầu Lực lượng Vệ binh quốc gia triển khai tại Tòa nhà Quốc hội, song ông Irving lại bày tỏ quan ngại về việc điều động lực lượng này. Tuy nhiên, tại phiên điều trần, ông Irving lại nói rằng không nhớ gì về cuộc thảo luận này cũng như yêu cầu của ông Sund.
Trước đó, vụ tấn công do những người biểu tình ủng hộ cựu Tổng thống Trump thực hiện tại trụ sở Quốc hội vào ngày 6/1 nhằm ngăn chặn việc chứng nhận chiến thắng của ông Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11/2020 đã khiến 5 người thiệt mạng.
G7 lên án quân đội Myanmar tấn công người biểu tình
Ngoại trưởng các nước G7 "lên án mạnh mẽ" hành vi bạo lực, trong đó có việc bắn đạn thật, của lực lượng an ninh Myanmar với người biểu tình.
"Sử dụng đạn thật chống lại người không vũ khí là điều không thể chấp nhận được. Bất kỳ ai phản ứng với biểu tình ôn hòa bằng bạo lực đều phải chịu trách nhiệm", ngoại trưởng các nước G7 hôm nay ra tuyên bố chung.
Khối G7 gồm Anh, Canada, Đức, Italy, Pháp, Mỹ và Nhật Bản cũng như đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu, nhắc lại lập trường phản đối với cuộc đảo chính ngày 1/2 của quân đội Myanmar và hành vi đàn áp các cuộc biểu tình.
Cảnh sát chống bạo động được triển khai ở Yangon để đối phó người biểu tình hôm 22/2. Ảnh: AFP
"Chúng tôi lên án việc đe dọa và đàn áp những người phản đối đảo chính. Chúng tôi bày tỏ quan ngại về đàn áp tự do ngôn luận, bao gồm cắt Internet và những sửa đổi hà khắc với luật tự do ngôn luận. Chúng tôi sẽ tiếp tục sát cánh với người dân Myanmar trong hành trình đòi dân chủ và tự do", tuyên bố của ngoại trưởng các nước G7 có đoạn.
G7 kêu gọi chấm dứt việc "nhắm mục tiêu có hệ thống" vào những người biểu tình là y bác sĩ, nhà báo, yêu cầu chính quyền quân sự Myanmar hủy bỏ tình trạng khẩn cấp đã tuyên bố. G7 cũng kêu gọi quân đội Myanmar cho phép các nhân viên cứu trợ nhân đạo được tiếp cận đầy đủ để hỗ trợ những người dễ bị tổn thương.
"Chúng tôi đồng lòng lên án đảo chính ở Myanmar. Chúng tôi một lần nữa kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều cho những người bị bắt giam tùy tiện, bao gồm Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và Tổng thống Win Myint".
Từ khi quân đội lên nắm quyền, 640 người Myanmar đã bị bắt giam trong các cuộc biểu tình chống đảo chính, theo nhóm giám sát của Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị.
Phần lớn đất nước Myanmar trở nên hỗn loạn sau vụ đảo chính hôm 1/2. Hàng chục nghìn người Myanmar đã xuống đường suốt nhiều ngày qua để biểu tình phản đối đảo chính, bất chấp lệnh giới nghiêm và các hạn chế của quân đội.
Ít nhất ba người đã thiệt mạng do trúng đạn từ lực lượng an ninh trong các cuộc biểu tình, trong khi quân đội Myanmar thông báo một sĩ quan cảnh sát cũng tử vong vì vết thương quá nặng khi đụng độ người biểu tình ở Mandalay.
Chính quyền quân sự của Myanmar đến nay vẫn tỏ ra không quan tâm tới những động thái lên án từ quốc tế. Anh, Mỹ và Canada đều đã tung ra các lệnh trừng phạt nhắm vào các tướng lĩnh quân đội hàng đầu nước này. Liên minh châu Âu tuyên bố sẵn sàng áp lệnh trừng phạt lên quân đội Myanmar.
Thống đốc New York bị điều tra về dữ liệu Covid-19 Thống đốc New York Cuomo bị các công tố viên và FBI điều tra về cách xử lý dữ liệu các ca tử vong do nCoV tại viện dưỡng lão. Sau khoảng thời gian được khen ngợi về các biện pháp chống Covid-19, Thống đốc Andrew Cuomo hiện phải đối mặt với cáo buộc báo cáo ca tử vong do nCoV trong viện...