“Giờ tử thần” và “trang phục tử thần” qua kinh nghiệm tài già
Theo kinh nghiệm của bản thân, tôi có thể nói chắc chắn rằng, tai nạn giao thông rất hay xảy ra vào khoảng thời gian từ 18h đến 21h.
Mặc dù tai nạn giao thông ở Việt Nam là cao nhất thế giới, mặc dù giáo sư tiến sĩ của chúng ta nhiều như lá tre, mặc dù chúng ta có nhiều trường đại học và vô số viện nghiên cứu lớn nhỏ, nhưng hình như ít thấy những nghiên cứu lớn về vấn đề này.
Chúng ta ngay và luôn cần phải có những đề tài cấp Nhà nước, nghiên cứu xem xét kỹ về mọi khía cạnh trong giao thông để mong giảm thiểu thực trạng nhức nhối này.
Ảnh ghép có sử dụng nguồn của Ford4u.vn
Bên cạnh những đề tài như nịnh nọt, các tiến sĩ cần tự hỏi mình những câu đơn giản rằng: Tai nạn giao thông hay xảy ra vào những giờ nào trong ngày? Hay những nạn nhân thường mặc trang phục màu gì?
Tôi, một tài già về hưu xin giải đáp ngay những câu hỏi lý thú trên.
Giờ tử thần
Theo kinh nghiệm của bản thân, tôi có thể nói chắc chắn rằng, tai nạn giao thông rất hay xảy ra vào khoảng thời gian từ 18h đến 21h.
Tại sao vậy? hãy thử phân tích một vài nguyên nhân sau.
Từ 18h đến 19h
Đây là khoảng thời gian mà trời vừa sập tối.
Sự chuyển đổi giữa ngày và đêm làm tầm nhìn của lái xe đột nhiên bị hạn chế.
Hiện tượng quáng gà hay xảy ra.
Mệt mỏi sau một sau một ngày làm việc căng thẳng cũng là một nguyên nhân quan trọng.
Khi mỏi mệt, người lái xe thường phản xạ kém và thường đạp phanh khi quá muộn.
Video đang HOT
Nhiều thanh niên vừa soi kết quả xổ số trên điện thoại vừa lái xe, khi phát hiện ra mình trượt hết thì cũng là lúc họ tông thẳng vào đít chiếc xe đằng trước.
Vội vã về nhà để cơm nước cho gia đình hoặc đón con thường là nguyên nhân dẫn đến tai nạn cho các chị các mẹ.
Họ luôn vừa điều khiển xe vừa toan tính thực đơn đi chợ và căn giờ tới trường và do vậy họ rất xao lãng khi tham gia giao thông.
Từ 19h đến 21h
Đây là giờ mà những bợm nhậu ra về sau khi làm vài cốc với bạn bè.
Bia rượu gây tác hại như thế nào khi lái xe thiết tưởng tất cả chúng ta đều rõ.
Một vụ tai nạn thương tâm. Ảnh: Zing
Trang phục đưa ma
Trang phục khi điều khiển xe đạp, xe máy tham gia giao thông cũng là một vấn đề cần làm sáng tỏ.
Tôi có thể đoan chắc rằng đa phần các nạn nhân của tai nạn giao thông đều mặc áo quần tối màu.
Sở dĩ như vậy vì trang phục tối màu luôn làm bạn hòa lẫn với mặt đường và người lái xe rất khó phát hiện ra bạn từ xa.
Trời tối nhập nhoạng, đèn pha của xe ngược chiều làm chói mắt cộng với trang phục tối màu của người đi xe đạp luôn là nỗi khiếp sợ của người lái xe ô tô.
Trong phần lớn các vụ tai nạn kiểu này, người lái xe luôn nhận ra tai nạn khi đã quá muộn.
Trong nhiều trường hợp, chiếc đèn phản quang nhỏ xíu của xe đạp cũng không có nốt.
Để hạn chế vấn đề này, ở các nước tiên tiến người đi xe đạp, xe máy, hay đi bộ luôn mặc đồ phản quang.
Đồ phản quang luôn làm bạn sáng rực trước ánh đèn và như vậy sẽ góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
Ở Việt Nam, chỉ có một số người mặc đồ phản quang như cảnh sát hay công nhân môi trường.
Theo tôi nên có một luật bắt buộc mặc áo phản quang cho tất cả những người đi xe hai bánh trên đường quốc lộ.
Nếu bạn sáng rực trước đèn pha ô tô như thế này thì nguy cơ bạn bị đâm từ đằng sau là rất ít.
Theo Trí Thức Trẻ
Cận cảnh "hố tử thần" khổng lồ ở Hà Nội
"Hố tử thần" với bề mặt rộng khoảng 10m, sâu 7m nuốt trọn con đường cùng một số công trình, nhà cửa khiến người dân vô cùng lo lắng.
"Hố tử thần" khổng lồ xuất hiện ở thôn Hòa Lạc, xã An Tiến, huyện Mỹ Đức, Hà Nội
Khoảng 8 giờ 30 sáng 2/4, hàng trăm người dân sinh sống ở thôn Hòa Lạc (xã An Tiến, Mỹ Đức, Hà Nội) vô cùng hoảng hốt khi nghe thấy một tiếng động lớn phát ra từ phía trục đường chính của con đường làng. Khi chạy ra đến nơi, người dân phát hiện giữa đường có một hố lớn với đường kính khoảng 2m và sâu khoảng 1m.
Vẻ mặt vẫn chưa hết bàng hoàng, bà Nguyễn Thị Minh kể lại thời điểm xuất hiện "hố tử thần" ở thôn mình: "Lúc đó là khoảng 8 giờ 30 sáng, tôi cùng người cháu đang ngồi trong nhà thì nghe thấy tiếng động lớn phát ra ở phía ngoài cổng. Chạy ra tới nơi thì thấy mặt đất dưới chân nứt nẻ, 2 trụ cổng của nhà anh Nguyễn Văn Bắc ở phía đối diện đổ sập xuống. Tôi hô hoán đứa cháu về nhà chạy đồ vì sợ động đất thì thấy tường nhà mình và gạch ốp trên tường cũng bị nứt nẻ và rơi xuống".
"Ban đầu hố chỉ to bằng cái bàn nhưng càng lúc càng mở rộng, có thể nuốt trọn cả một căn nhà và chưa ai biết độ sâu chính xác là bao nhiêu", bà Minh chia sẻ thêm.
Hố có độ sâu lên tới 7m, bề mặt hố có đường kính khoảng 10m, nuốt trọn con đường đi lại trong thôn.
Nhiều công trình, nhà ở của người dân cũng bị "hố tử thần" nuốt chửng.
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Văn Hoành - Chủ tịch UBND xã An Tiến cho biết, hiện tượng sụt lún tại thôn Hòa Lạc xảy ra từ khoảng 8 giờ sáng ngày 2/4 và tới 22 giờ 30 cùng ngày thì dừng hẳn. Theo quan sát ban đầu, hố có đường kính khoảng 10m và sâu 7m, gây thiệt hại cho nhiều hộ gia đình sinh sống trong thôn.
"Trong 5 hộ dân bị ảnh hưởng thì thiệt hại nhiều nhất là nhà của bà Nguyễn Thị Sơi và anh Nguyễn Văn Bắc. Nhà anh Bắc bị thiệt hại cả khoảng sân trước nhà, công trình phụ (nhà tắm, nhà vệ sinh), hố sụt vào tận chân móng nhà. Toàn bộ phần sân của gia đình bà Nguyễn Thị Sợi cũng sụt hẳn xuống hố. Một phần công trình phụ của hộ gia đình kế cận và một đoạn đường ngõ xóm cũng bị sụt", ông Hoành cho biết thêm.
Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là gia đình anh Nguyễn Văn Bắc. Cả khoảng sân trước nhà, công trình phụ, thậm chí cả chân móng nhà cũng bị sụt lún.
Đất lún làm bật tung của phần móng của nhiều ngôi nhà.
Căn nhà của bà Nguyễn Thị Minh bị "hố tử thần" gây sụt lún, nghiêng hẳn về một phía. Trong nhà xuất hiện nhiều vết nứt, gạch vữa ốp trên tường cũng bị nứt nẻ và rơi xuống.
Bà Minh chỉ cho PV thấy những vết nứt chạy dọc tường nhà.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, chính quyền Xã An Tiến đã tập trung toàn bộ lực lượng công an viên, dân quân đến để di dời các hộ gia đình bị ảnh hưởng ra khỏi vòng nguy hiểm ngay trong buổi sáng, đồng thời lập rào chắn để tránh gặp nguy hiểm. Chính quyền địa phương cũng đã kéo đường dây điện thắp sáng khu vực sụt lún để bảo vệ hiện trường và cảnh báo cho người dân.
Ngoài ra, do vị trí sụt lún nằm trên tuyến đường dân sinh (bên trong còn 10 hộ dân sinh sống) nên chính quyền địa phương đã vận động một hộ dân phá tường rào, lập tuyến đường tạm thời cho người dân trong khu vực đi lại.
Lực lượng chức năng lập rào chắn, cảnh báo người dân qua lại.
Theo người dân trong thôn, từ năm 2006, tại đây cũng xảy ra 2 vụ sụt lún tương tự. Theo đó, cách vị trí bị sụt lún ngày 2/4 khoảng 100m đã xảy ra một hố sụt lún, nuốt trọn cả một bụi tre. Tiếp đó, vào năm 2010, khi một hộ gia đình tại thôn Hòa Lạc khoan giếng cũng xảy ra hiện tượng sụt lún.
Ngoài ra, trên cánh đồng của thôn, khi người dân lấy nước vào sản xuất cũng xảy ra hiện tượng tương tự. Nước trên ruộng rút toàn bộ xuống các hố sâu. Theo các cụ cao niên trong làng, trước đây, tại khu vực này có một dòng suối chảy qua thôn, sau đó người dân san lấp làm nhà ở trên nền đất yếu nên mới xảy ra hiện tượng sụt lún trên.
Theo lãnh đạo huyện Mỹ Đức, tới thời điểm này, hố này đã không còn sụt lún thêm. Huyện đã báo cáo thành phố và các đơn vị chức năng hỗ trợ tìm nguyên nhân và hướng xử lý.
Để xử lý tạm thời, chính quyền địa phương đã rải sỏi, đá san lấp mặt ruộng để người dân tiếp tục sản xuất. UBND xã cũng đã hỗ trợ nơi ăn ở và sinh hoạt cho những hộ gia đình bị sụt lún tại nhà văn hóa xã, triển khai kế hoạch khắc phục để các hộ gia đình trở về cuộc sống bình thường.
Theo_Dân việt
"Tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực trong hỗ trợ nhân dân' "Tuyệt đối không để xảy ra sai phạm tiêu cực trong hỗ trợ nhân dân. Cán bộ nào để xảy ra sai phạm, nhũng nhiễu, xà xẻo hỗ trợ của Nhà nước phải xử phạt theo tình tiết tăng nặng". Đó là khẳng định của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trong buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh diễn ra...