Giờ Trái đất có thực sự hữu ích?
Tạp chí Slate của Mỹ đưa ra một góc nhìn khác về Giờ Trái đất khi cho rằng chiến dịch này đang dạy mọi người bài học sai, vì tắt điện như vậy “chỉ làm tăng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính CO2″.
Tối 23/3 sắp tới, 1,3 tỷ người sẽ hưởng ứng Giờ Trái đất (Earth Hour) 2013 giống như nhiều năm trước. Ban tổ chức sự kiện nói rằng Giờ Trái đất là cách để thể hiện mong muốn “làm điều gì đó” trước tình trạng ấm lên toàn cầu. Tuy nhiên, tạp chí Slate của Mỹ cho rằng Giờ Trái đất đang dạy mọi người bài học sai, vì tắt điện chỉ làm tăng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính CO2.
Khampha.vn xin giới thiệu nội dung bài viết này để bạn đọc tham khảo:
“Giờ Trái đất dạy chúng ta rằng tắt điện là cách đơn giản để giải quyết tình trạng trái đất ấm lên, nhưng thực ra, tắt điện chỉ là khiến mọi thứ trở nên khó nhìn hơn.
Chiến dịch Giờ Trái đất không kêu gọi tắt những thiết bị tiện nghi như máy sưởi, điều hòa nhiệt độ, TV, máy tính, điện thoại di động hay bất kỳ đồ công nghệ nào chạy bằng nguồn năng lượng điện dồi dào và giá rẻ. Nếu việc tắt bóng điện trong một giờ thực sự hiệu quả, thì tại sao chúng ta không làm như vậy trong 8.759 giờ còn lại?
Video đang HOT
Tháp Eiffel (Pháp) khi tắt điện trong Giờ Trái đất 2012
Theo giả thuyết, tắt bóng điện trong 1 giờ đồng hồ giúp cắt giảm lượng phát thải khí CO2 sinh ra từ các nhà máy điện khắp thế giới. Nhưng ngay cả khi mọi gia đình đều tắt toàn bộ bóng điện trong một giờ và lượng điện tiết kiệm được quy ra lượng phát thải CO2 thì lượng khí thải đó cũng chỉ tương đương lượng phát thải CO2 của Trung Quốc trong chưa đầy 4 phút.
Cơ quan quản lý lưới điện của Vương quốc Anh tìm ra rằng việc cắt giảm một lượng tiêu thụ điện nhỏ trong một giờ không làm giảm lượng điện mà cơ quan này phải truyền vào toàn bộ hệ thống. Hơn nữa, sau 1 giờ đó người ta lại phải sử dụng lượng than hoặc khí nhiều hơn để phục hồi hệ thống cung cấp điện trở lại bình thường.
Những cây nến được thắp lên trong Giờ Trái đất nghe có vẻ thân thiện với môi trường, nhưng thực chất cũng là nhiên liệu hóa thạch, mà hiệu quả lại kém 100 lần so với bóng đèn. Đốt mỗi cây nến để thay thế 1 bóng đèn trong Giờ Trái đất thì sẽ làm giảm CO2 phát thải, nhưng sử dụng đến 2 cây nến cùng lúc thì sẽ thải ra nhiều CO2 hơn.
Điện mang lại nhiều lợi ích to lớn cho con người. Nếu 3 tỷ người vẫn đốt phân, cành cây và một số nhiên liệu truyền thống khác để nấu nướng và sưởi thì sẽ tạo ra lượng khói độc đủ để giết chết khoảng 2 triệu người mỗi năm, phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Hơn nữa, cách đây chỉ một thế kỷ, trung bình mỗi gia đình ở Mỹ vẫn mất 6 giờ đồng hồ mỗi tuần trong mùa đông để xúc 6 tấn than cho vào lò sưởi (chưa kể thời gian phải lau nhà, thảm, bàn ghế, rèm… ám đầy bụi than). Trong thời đại ngày nay, lò sưởi điện đã xóa bỏ hoàn toàn tình trạng ô nhiễm trong nhà.
Bên cạnh đó, điện cho phép thực hiện cơ khí hóa trên khắp thế giới, chấm dứt rất nhiều công việc nặng nhọc. Máy giặt giải phóng phụ nữ khỏi nhiều giờ gánh nước và giặt giũ. Tủ lạnh giúp mọi người được ăn hoa quả tươi ngon mỗi ngày mà không phải dùng đồ ôi thiu – nguyên nhân chính gây nên bệnh ung thư dạ dày của đàn ông tại Mỹ vào năm 1930.
Điện giúp việc tưới tiêu ruộng đồng, tổng hợp phân bón dễ dàng hơn. Lượng điện mà người dân ở những nước giàu tiêu thụ trung bình tương đương với sức lực của 56 người giúp việc cộng lại. Ngay cả người dân ở châu Phi trên tiểu vùng sa mạc Sahara cũng dùng lượng điện tương đương 3 người giúp việc. Họ cần thêm điện, chứ không phải bớt đi.
Tính đến nay, lượng điện được sản xuất ra từ năng lượng gió và mặt trời chỉ khoảng 0,8%. Công nghệ điện và gió đến nay vẫn quá đắt đỏ và có độ tin cậy thấp (ví dụ: trời lúc gió lúc không). Cơ quan năng lượng quốc tế ước tính, đến năm 2035, thế giới mới sản xuất được 2,4% điện từ gió và 0,8% từ mặt trời.
Để đảm bảo năng lượng cho thế giới, chúng ta nên bỏ chính sách bao cấp lỗi thời cho nguồn năng lượng điện và gió – chính sách đã thất bại suốt 20 năm qua, và sẽ tiếp tục thất bại trong 22 năm tới. Thay vào đó, chúng ta nên tập trung sức lực để phát minh công nghệ mới hiệu quả hơn thay thế nhiên liệu hóa thạch.
Nếu chúng ta thực sự muốn một tương lai bền vững cho nhân loại và hành tinh này, chúng ta không nên tự đưa mình vào bóng tối. Giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu bằng cách tắt bóng đèn và ăn tối trong ánh nến không giải quyết được vấn đề của thế giới”.
Giờ Trái Đất là sự kiện quốc tế hằng năm do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wildlife Fund) khởi xướng. Chiến dịch kêu gọi các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và những thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong một giờ đồng hồ vào lúc 8h30 đến 9h30 tối (giờ địa phương) ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 3 hằng năm (năm 2009 là 28/3). Bắt đầu từ năm 2007 ở Sydney, số người tham gia chỉ có 2 triệu người. Nhờ các phương tiện truyền thông, số người năm 2008 lên tới 50 triệu và năm 2009 là hơn 1 tỷ người.
Theo 24h
Trái đất nóng lên sẽ đánh thức núi lửa
Khi núi lửa phun trào thì tác động nguy hại đến khí hậu là rất lớn mà một trong những nguy cơ là lượng khí dioxit sunfurơ phun lên tầng bình lưu tăng lên. Chất này phản xạ lại những tia nắng Mặt trời, làm Trái đất bị lạnh đi một vài năm. Nhưng cũng có thể xảy ra một hiện tượng khác: Giai đoạn ấm của khí hậu lên sau thời kỳ lạnh đi cũng có thể kích thích núi lửa phun trào.
Vừa đây một nhóm các nhà địa chất đã thu thập mẫu bùn dưới đáy đại dương dọc theo chu vi của Vành đai núi lửa Thái Bình Dương, nơi lắng đọng những tro bụi núi lửa. Các lớp bùn đó tích tụ trong chiều dày của chúng sản phẩm của 91 lần núi lửa phun trào diễn ra trong hàng triệu năm qua.
Bóc tách từng lớp riêng biệt, các nhà địa chất có thể biết được thời gian của từng lần núi lửa phun đồng thời phân tích sự phân bố các lớp tro, họ đã phát hiện ra quy luật: cứ 41.000 năm lại có một lần núi lửa phun trào lớn.
Điều này khớp với những kết luận trước đây của các nhà khí hậu học cổ đại (paleoclimatolog): cứ 41.000 năm Trái đất lại xảy ra một chu kỳ trục quay của nó bị nghiêng đi. Đó là nguyên nhân làm cho các mùa thay đổi và sự dao động nhiệt độ cứ ít đần đi. Ở các vĩ độ cao lượng băng tích luỹ trong mùa đông vào mùa hè chưa kịp tan và dẫn đến kỷ băng hà.
Nhưng kỷ băng hà ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của núi lửa? Câu trả lời khá đơn giản.
Sự nóng lên toàn cầu sẽ kích thích núi lửa hoạt động (Ảnh minh họa)
Vào giai đoạn này, nước trên hành tinh chuyển một phần khối lượng của nó từ đại dương lên các lục địa, tạo ra lớp vỏ băng rất dày trên mặt đất, đặc biệt tại các cực. Khi nhiệt độ tăng, lượng băng lại từ lục địa là chuyển ra đại dương.
Sự di chuyển đó gây ra sự thay đổi áp lực tác động lên các lớp magma nóng chảy dưới mặt đất. Ở những nơi sức ép lên lớp magma giảm nhanh chóng sẽ làm chúng tìm nhưng nơi có kiến tạo địa chất đứt gãy để phun lên, biến thành những núi lửa hoạt động dữ dội.
Cho nên hậu quả của việc Trái đất nóng lên còn gây ra những nguy hại tồi tệ hơn người ta thường hình dung, trong đó có sự nguy hiểm của việc núi lửa sẽ phun ở nhiều nơi trên thế giới.
Theo 24h
Trách nhiệm lịch sử Hội nghị lần thứ 18 của LHQ về biến đổi khí hậu đã bắt đầu tại Thủ đô Doha của Qatar với sự tham dự của gần 200 quốc gia với nỗ lực ngăn chặn nguy cơ thảm họa toàn cầu do "hiệu ứng nhà kính". Khí thải công nghiệp đang làm tăng hiệu ứng nhà kính Bình thường, Trái đất nhận năng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Trump hé lộ nội dung cuộc điện đàm sắp diễn ra với Tổng thống Nga Putin

Elon Musk rút lui, DOGE vẫn quyết liệt cải tổ chính phủ Mỹ

Tiết lộ chi phí khổng lồ cho châu Âu khi thay thế sự hỗ trợ quân sự của Mỹ

Ngoại trưởng Nga, Mỹ điện đàm về Ukraine và quan hệ song phương

Giám đốc tình báo Ukraine tiết lộ thời điểm trao đổi 2.000 tù nhân với Nga

Cơ hội 90 ngày, Trung Quốc làm gì để lật ngược thế cờ trong cuộc đấu thuế quan?

Xung đột Hamas-Israel: Nối lại đàm phán ngừng bắn tại Gaza

Reuters: Nga đặt điều kiện để tiến hành ngừng bắn với Ukraine

Mỹ: Bão kèm lốc xoáy, ít nhất 16 người thiệt mạng

Ngoại trưởng Mỹ lên tiếng về cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin

Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông

Đàm phán Nga - Ukraine thất bại, ông Trump nói Kiev không có lá bài nào
Có thể bạn quan tâm

Tôi chinh phục cả Everest và Lhotse trong một tuần
Du lịch
09:56:07 18/05/2025
Cách bố trí nội thất phòng khách có diện tích hẹp thêm thông thoáng, rộng rãi
Sáng tạo
09:49:42 18/05/2025
Thanh niên 20 tuổi bỏ lại xe máy, gieo mình xuống sông Vàm Cỏ Đông
Tin nổi bật
09:22:15 18/05/2025
Sau 3 tháng về chung nhà, chồng H'Hen Niê chính thức khoe tin vui đặc biệt
Sao việt
09:08:43 18/05/2025
Thảm đỏ Cannes ngày 5: Châu Dã đọ sắc "chị đại" Chompoo Araya, nữ diễn viên Trung Quốc bị tóm khoảnh khắc đáng xấu hổ
Sao âu mỹ
09:06:04 18/05/2025
Bắt giam tài xế gây rối trật tự, tấn công Cảnh sát
Pháp luật
08:58:14 18/05/2025
Bị điều tra khẩn khi đang nô nức dự Cannes 2025, sao nữ hạng A Cbiz hiện ra sao?
Sao châu á
08:41:58 18/05/2025
Mỹ nhân đẹp chấn động thế gian náo loạn thảm đỏ Cannes, bước xuống cầu thang cũng đẹp như cổ tích thần tiên
Hậu trường phim
08:27:37 18/05/2025
Cha đẻ của Genshin Impact lộ kế hoạch tới năm 2030, sẽ không còn "chỉ làm game" như trước
Mọt game
08:15:43 18/05/2025
6 cách bảo vệ làn da khi ở trong phòng điều hòa
Làm đẹp
08:06:16 18/05/2025