Gio Linh sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Với lợi thế đường bờ biển dài trên 15 km, có nhiều bãi tắm đẹp, du lịch biển được xác định là một trong những mũi nhọn về phát triển kinh tế của huyện Gio Linh.
Thời điểm này, các địa phương và người dân trên địa bàn huyện đang tích cực chỉnh trang lại cơ sở vật chất, làm mới các bãi biển, nâng cao chất lượng dịch vụ… để thu hút và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của du khách trong mùa du lịch biển năm nay.
Bãi tắm Cửa Việt thu hút đông du khách vào dịp hè – Ảnh: L.A
Cùng với các nhà hàng, khách sạn ở bãi tắm Cửa Việt chuẩn bị đón mùa du lịch mới, những ngày này cơ sở kinh doanh dịch vụ Hương Biển cũng đang tập trung sửa sang lại trang thiết bị để sẵn sàng đón khách du lịch. Chị Bùi Thị Hiếu, chủ cơ sở Hương Biển cho biết, bước vào mùa du lịch biển năm nay, nhà hàng đã đầu tư gần 30 triệu đồng để sửa sang lại mặt bằng, mua sắm thêm bàn ghế, tủ cấp đông.
Khu vực bếp nấu, tắm tráng cũng được đầu tư mới toàn bộ. Đồng thời, cơ sở hợp đồng chặt chẽ với các nhà cung cấp hải sản để đảm bảo chất lượng món ăn, vừa mang đậm bản sắc vùng biển, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Mức giá các loại hải sản cũng được cơ sở niêm yết công khai. “Hiện chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện để đón khách, đặc biệt là kỳ nghỉ lễ dài ngày 30/4 – 1/5 và mùa hè sắp tới”, chị Hiếu chia sẻ.
Tương tự, thời điểm này cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống Hiếu Giang cũng đã hoàn tất các điều kiện để đón du khách về tắm biển, thưởng thức hải sản. Ông Đào Kỳ, chủ cơ sở Hiếu Giang cho biết, đón đầu mùa du lịch biển năm nay, ông đã tập trung sửa sang, nâng cấp hàng quán, mua sắm thêm bàn ghế, trang thiết bị như tủ cấp đông, quạt điện, chuẩn bị nguồn hải sản tươi ngon phục vụ du khách. Năm nay, tuy mới đầu mùa du lịch nhưng đã có nhiều đoàn khách đến thưởng thức hải sản, kỳ vọng sẽ có một mùa du lịch biển khởi sắc.
Theo ông Kỳ, để thuận lợi cho việc kinh doanh của người dân, năm 2022 đã có chuyến xe buýt dành riêng đưa đón khách ở khu vực bãi tắm Cửa Việt với giờ xuất bến muộn hơn nhưng từ năm 2023 trở đi thì không còn, trong khi giá taxi, dịch vụ lái hộ còn khá cao.
Video đang HOT
Do vậy, nguyện vọng của các hộ kinh doanh tại bãi tắm Cửa Việt là cần có phương tiện công cộng thuận lợi cho du khách về nghỉ ngơi, tắm biển. “Ngoài ra, đề nghị Ban quản lý bãi tắm duy trì các đội cứu hộ túc trực sẵn sàng, mua sắm thêm trang thiết bị cứu hộ hiện đại hơn để đảm bảo an toàn cho du khách”, ông Kỳ đề xuất.
Chủ tịch UBND thị trấn Cửa Việt Nguyễn Xuân Phương cho biết, thời gian qua, hoạt động dịch vụ du lịch biển trên địa bàn thị trấn tiếp tục được đầu tư, hiện có 43 hàng quán chuyên phục vụ ăn uống cho khách du lịch. Để thu hút du khách trong mùa du lịch biển 2024, UBND thị trấn đã tổ chức quán triệt cho các nhà hàng, quán ăn thực hiện tốt nội quy của Ban quản lý bãi tắm đề ra.
Đặc biệt là vấn đề vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, niêm yết giá công khai. Nghiêm cấm tình trạng nâng giá, “chặt chém” du khách. Chú trọng lực lượng cứu hộ, cứu nạn tại chỗ. Đồng thời, tuyên truyền vận động các tổ chức, cá nhân việc bảo vệ môi trường sinh thái, làm tốt thu gom rác thải, trồng thêm cây xanh, cây bóng mát, bảo vệ tốt cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch trên địa bàn.
Thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự trong kinh doanh để chất lượng hoạt động dịch vụ, du lịch biển ngày càng chuyên nghiệp hơn. “Với sự chuẩn bị chu đáo, tin tưởng rằng bãi tắm Cửa Việt sẽ có một mùa du lịch biển sôi động, là điểm đến hấp dẫn, thân thiện, an toàn, văn minh đối với du khách”, ông Phương nói.
Với lợi thế có nhiều bãi tắm đẹp, thuận lợi cho phát triển du lịch và nghỉ dưỡng nên du lịch biển được xem là thế mạnh của huyện Gio Linh. Để thúc đẩy phát triển du lịch biển, thời gian qua huyện Gio Linh đã thực hiện quy hoạch xây dựng bãi tắm cộng đồng, khuyến khích và tạo điều kiện về chủ trương, thủ tục hành chính… để thu hút đầu tư.
Đặc biệt, trong khuôn khổ Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng – giai đoạn 2″, hạ tầng du lịch các bãi tắm Trung Giang, Gio Hải, Cửa Việt… đang được đầu tư xây dựng và hoàn thiện.
Bên cạnh đó, huyện còn chú trọng thực hiện các hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch biển.. nhằm thu hút du khách đến tham quan, tắm biển, nghỉ dưỡng.
Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về du lịch, an ninh trật tự, an toàn cho du khách như tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ, bán hàng tại các khu, điểm du lịch, nhất là các bãi tắm việc thực hiện niêm yết giá, đảm bảo chất lượng dịch vụ và bán đúng giá niêm yết; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tùy tiện nâng giá, ép giá hoặc bán không đúng giá niêm yết làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch của địa phương.
Tập trung tuyên truyền, triển khai thực hiện Bộ quy tắc ứng xử văn minh trong du lịch bằng những việc làm cụ thể như: tận tình hỗ trợ khách du lịch, có thái độ ứng xử văn minh, không chèo kéo, xin tiền; tạo những bước chuyển biến trong nhận thức của người dân làm dịch vụ và doanh nghiệp, từ đó nâng cao tính chuyên nghiệp, có tầm nhìn về hoạt động kinh tế du lịch gắn với chiều sâu văn hóa để phát triển du lịch bền vững.
Công khai và duy trì số điện thoại đường dây nóng để kịp thời tiếp nhận và xử lý các thông tin, phản hồi từ khách du lịch và người dân.
Chủ tịch UBND huyện Gio Linh Võ Đắc Hóa cho biết: Để triển khai có hiệu quả mùa du lịch biển năm 2024 và phát triển kinh tế biển những năm tới, đồng thời, đáp ứng yêu cầu về phát triển loại hình dịch vụ, du lịch trong tình hình mới, khai thác tối đa hiệu quả các bãi tắm trên địa bàn, huyện Gio Linh đang tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện phương án quản lý, vận hành hoạt động bãi tắm theo đúng quy định. Địa phương đang hướng đến mục tiêu dịch vụ, văn minh, thân thiện và hiệu quả.
Rà soát, bổ sung các phương tiện hỗ trợ phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn như: hệ thống loa phát thanh ở các điểm cao (tháp quan sát), biển báo, biển cảnh báo nguy hiểm, biển cấm xả rác… nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn cho du khách tắm biển.
Chỉ đạo lực lượng công an các xã Trung Giang, Gio Hải và thị trấn Cửa Việt phối hợp với đồn biên phòng trong việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, cứu hộ, cứu nạn tại các bãi tắm; xử lý nghiêm đối tượng có hành vi chèo kéo, giành khách để bán hàng; người bán hàng rong đeo bám, chèo kéo khách, ăn xin tại các bãi tắm. “Đến thời điểm này có thể khẳng định huyện Gio Linh đã sẵn sàng chào đón du khách trong mùa du lịch biển 2024″, ông Hóa nhấn mạnh.
Minh Châu hoang sơ
Không ồn ào, sầm uất như nhiều khu du lịch biển khác vào mỗi mùa hè, Minh Châu có sức quyến rũ rất riêng...
Xã đảo Minh Châu thuộc huyện đảo Vân Đồn (Quảng Ninh), cách đất liền chừng 1 giờ đi tàu cao tốc hoặc 2 giờ đi tàu gỗ từ bến tàu Cái Rồng. Nhìn từ xa, hòn đảo như một "viên ngọc xanh" nổi lên giữa biển.
Một giờ đồng hồ lênh đênh trên tàu cao tốc không làm du khách thấy phiền vì sóng biển trong vịnh thật hiền hòa. Du khách có thể yên vị ngắm nhìn những khối đá vôi lớn nhỏ với nhiều hình thù kỳ thú trên biển, thả trôi tầm mắt theo từng đoàn thuyền đánh cá đang căng buồm ra khơi hoặc chỉ đơn giản ngồi ngắm mặt nước trong veo mà không bị xô đẩy hay lắc lư vì sóng.
Đặt chân lên đảo, du khách lập tức bị cuốn hút bởi khung cảnh bình yên với những rặng phi lao cao vút kéo dài hơn chục cây số từ Minh Châu đến Quan Lạn. Làng quê hiền hòa ẩn hiện phía sau từng đàn trâu nhởn nhơ gặm cỏ trên đồng, xung quanh là hoa mua, hoa dại bung nở rực rỡ.
Đảo Minh Châu có nhiều bãi tắm đẹp: Chương Nẹp, Nhánh Rìa, Cồn Trụi (bãi Rùa), Bể Thích (còn gọi là bãi Robinson)... Các bãi tắm với cát trắng mịn nằm thoai thoải bên mặt biển xanh, nhẹ nhàng sóng vỗ. Buổi sáng bơi lội hay dạo bước đón bình minh trên biển sớm trong khung cảnh này quả thật rất tuyệt vời.
Một trong những điểm nhấn khá đặc sắc ở Minh Châu là rừng trâm cổ thụ rộng 13ha, nằm cạnh bãi tắm ở thôn Ninh Hải. Theo người dân bản địa, từ lâu rừng trâm gần 300 năm tuổi này được gọi là "Thần Mộc" vì đã che chắn an toàn cho làng chài trước những trận bão biển. Bao lần bị bão quật tan tác, rừng trâm vẫn hồi sinh mạnh mẽ sau đó, xanh tươi và đơm hoa kết trái vào dịp cuối năm. Với người dân Minh Châu, "Thần Mộc" đã từng cứu người dân đảo qua nạn đói hoành hành năm 1945 nhờ trái ngọt của mình. Rừng quốc gia trên đảo cũng là nơi hấp dẫn với du khách ưa thích tìm hiểu, nghiên cứu các loài động thực vật nhiệt đới...
Minh Châu còn có một đặc sản mà hầu hết du khách tới đây đều khó bỏ qua, đó là các món ăn làm từ sá sùng. Sá sùng Minh Châu nổi tiếng dày mình, chắc thịt, thơm và ngọt. Người dân Minh Châu bắt sá sùng ngay trên bờ cát để chế biến món ăn cho du khách. Sá sùng ăn tươi hoặc sá sùng khô chế biến đều rất ngon.
Tuy nhiều loại hình dịch vụ tại Minh Châu còn khá đơn giản, nhưng khách đến tận hưởng vẻ đẹp hoang sơ của Minh Châu vẫn ngày một nhiều. Nhà nghỉ, quán ăn, nơi cho thuê xe máy... đang nối nhau mọc lên trên đảo. Nhiều gia đình đã bắt đầu cải tạo nhà cửa, vườn tược để làm nơi lưu trú cho khách...
Hai năm trước, gia đình cô Bùi Thị Sợi ở thôn Ninh Hải, xã Minh Châu sống đơn thuần với nghề đào sá sùng và vớt sứa. Nay thì cô đã cải tạo, mở rộng ngôi nhà nằm sát mặt đường làm nơi lưu trú cho khách. Mùa du lịch (từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm), cả nhà cô phục vụ du khách. Từ tháng 9 đến hết tháng 3 năm sau, mọi người lại tiếp tục đi biển. Cuộc sống của gia đình cô, nhờ đó, đã có phần khấm khá hơn xưa...
Khách du lịch Hàn Quốc thích biển Việt Nam Khách du lịch Hàn Quốc yêu thích bốn điểm đến du lịch biển hàng đầu tại Việt Nam như Đà Nẵng, Nha Trang, Hội An và Phú Quốc. Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, tổng số khách quốc tế trong quý I- 2024 đạt hơn 4,6 triệu lượt, tăng 72% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 3,2% so với...