Giờ học môn “phụ” là giờ để xả xì-trét (?!)
Môn chính thì đi học thêm, học nếm đủ thứ. Môn phụ thì chẳng bao giờ lật vở ra học hay xem trước bài. Môn chính thì giờ lên lớp ngồi chăm chú lắng nghe, đến giờ học môn phụ thì bắt đầu tung hoành, xoay ngang xoay dọc. Nó bắt nguồn từ cách teen phân biệt môn chính môn phụ í!
Học môn chính, bỏ môn phụ vì… ai cũng thế?!
Chẳng hiểu tự bao giờ, nhiều bạn phân loại môn chính là các môn tự nhiên. Môn phụ là những môn xã hội. Số khác lại phân chia kiểu Văn, Toán, Ngoại Ngữ phải là chính. Vì những môn này được chọn để thi tốt nghiệp, hoặc thêm hai môn Lý, Hóa vì là các môn thi đại học. Còn mấy môn còn lại như: Sử, Địa, Sinh, Kỹ thuật nông nghiệp, công nghiệp, âm nhạc, mỹ thuật, GDCD thì “được” xếp vào môn phụ.
Hầu hết, các bạn học sinh từ nhỏ đều có thói quen tập trung học môn chính. Vì nó quan trọng, và vì… ai cũng học thế. Còn môn phụ thì chỉ lướt sơ qua, cùng lắm là học thuộc lòng để đối phó với các bài kiểm tra mà không cần tìm hiểu nhiều.
Lan Hương (sn1993) chia sẻ: “Tớ chỉ tập trung học môn chính thôi là cũng đủ mệt nghỉ rồi. Thời gian học môn chính quá nhiều khiến từ lâu tớ chỉ học môn phụ như một hình thức đối phó mà môn chính của tớ cũng là những môn tớ dự định để thi Đại học. Tớ định thi khối A nên Toán, Lí, Hóa tớ đều đi học thêm kín lịch. Còn những môn khác thì chỉ cần học để không quá kém là được”.
Giống như Lan Hương, nhiều bạn từ bé đã quen học chọn môn. Nghĩa là thích môn nào, hay môn nào phải thi thì học. Môn nào bạn bè không học, không quan tâm nhiều thì mình cũng… cứ thế mà làm.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Giờ học môn phụ là giờ để xả xì-trét (?!)
Video đang HOT
Không tập trung vào môn phụ nên các giờ lên lớp với nhiều bạn là thời gian để xả xì-trét. Chẳng ít những bạn mong đến giờ học môn phụ để có thể nằm ngủ, dành thời gian chép bài, học bài môn khác. Nhiều bạn sẵn sàng hi sinh cả tiết học môn phụ để chuẩn bị bài cho môn chính học vào tiết sau.
Huỳnh Hảo (học sinh 12 trường Nguyễn Khuyến) chia sẻ: “Môn Toán, Văn lấy điểm nhân hệ số 2 nên dù ngán cỡ nào bọn tớ cũng phải è lưng ra mà học. Thêm môn Anh văn, Lí, Hóa sẽ dành cho thi tốt nghiệp cũng quan trọng không kém nên đều là môn chính, mà bài tập và bài học của môn chính lúc nào cũng chất cao như núi, thế là bọn tớ đành hi sinh môn phụ để có thời gian học môn chính nhiều hơn. Thỉnh thoảng bọn tớ còn đùa giỡn, quậy phá một chút trong giờ học môn phụ cho đỡ căng thẳng”.
Nhiều bạn vẫn có thói quen như thế. Mở sổ báo bài ra, thấy môn phụ là thở phào vì: “Môn phụ, khỏi học”. Vào tiết họ, thì nếu chẳng phải giờ Công dân lấy máy tính ra bấm lia lịa, giờ sử thì ngủ lăn, thì giờ Địa say sưa lấy thước, bút chì vẽ hình cho môn toán. Cứ 10 bạn đến lớp thì phải có đến 7, 8 bạn có thói quen như vậy.
Một việc đáng nói nữa, là do bận làm việc riêng quá nhiều, nhiều bạn chẳng thèm chép bài chứ không nói phát biểu xây dựng bài. Có nhóm bạn còn thay phiên nhau chép bài để mượn về photo. Lúc nào cô giáo đi ngang qua thì vờ chép vài dòng, rồi tiếp tục làm việc khác.
Chẳng ít bạn thậm chí còn quên về nhà phải chép lại bài. Một, hai tuần quên chép cũng là bình thường. Đến giờ học môn đó thì mượn tập đứa kế bên xem nắm ý. Nếu xui xẻo bị thầy cô gọi trả bài thì một lí do muôn thưở là: quên tập, mất tập. Chỉ căng thẳng nhất cuối học kì một số thầy cô chấm tập, lúc ấy phải chép bài lại như điên.
Ấy thế nhưng…
Vì thói quen trọng chính, khinh phụ mà nhiều bạn bị hẫng kiến thức nghiêm trọng. Tốt nghiệp lớp 12, nhưng nhiều bạn trả hết chữ nghĩa, không có một chút nhận thức gì trong đầu về những môn phụ. Hay nhiều bạn tính toán thì giỏi, nhưng khi gặp vấn đề cần viết môn đoạn luận tường trình thì toát mồ hôi, ngâm nghê cả ngày mà mãi không ra một chữ.
Chưa kể đến việc do không học môn phụ, điểm số cứ lè tè chẳng cao, thậm chí lại góp phần kéo điểm những môn khác xuống. Ngoài hai môn Toán và Văn nhân hệ số hai thì các môn còn lại đều có tầm quan trọng như nhau. Môn học phụ điểm thấp, cũng có khả năng kéo tụt điểm trung bình xuống, mặc cho những môn khác điểm khá cao.
Ở tất cả các nước trên thế giới. Họ đều dạy và học các môn học đều đặn như nhau. Bộ giáo dục và các trường cũng xếp các môn học có phân ban thời lượng giảng dạy. Như vậy, rõ ràng môn nào cũng quan trọng, cũng có vai trò của nó. Vì vậy, các “môn phụ” cũng cần được xếp bình đẳng với các “môn chính”, không thể có chuyện “học chính, bỏ phụ” được.
Theo PLXH
Cần cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn NV2
Chọn trường nào để khả năng đậu cao? Có nên dựa theo điểm sàn NV2 năm trước để nộp đơn một cách mạo hiểm? Nếu NV2 ko thành thì chờ NV3? Thời điểm này, các thí sinh có trăm ngàn nỗi lo như vậy.
Nên chọn NV2 trường nào thì khả năng đậu cao?
Rớt NV1, nhiều thí sinh chỉ còn biết trông chờ vào NV2. Thế nhưng để có một quyết định đúng đẳn và chọn được trường mong muốn thì chẳng dễ. Nhiều bạn vì quá mạo hiểm, điểm thấp nhưng nộp vào trường cao nên rớt. Lại có bạn điểm khá, nhưng sợ rủi ro chỉ nộp vào những trường được xem là "an toàn".
Nói là nói vậy nhưng quyết định chẳng dễ. Như cậu bạn Quốc Bình (sn 1992) cho biết: "Mình được 16 điểm và rớt NV1, mình đang tìm trường có điểm sàn NV2 năm ngoái khoảng 14-15 điểm. Như vậy thì an tâm hơn. Mình thấy nhiều bạn rất mạo hiểm. Cũng thi bằng điểm mình nhưng lại nộp đơn vào những trường năm ngoái lấy điểm NV2 từ 16 điểm trở lên. Quyết định chọn trường nào trong thời điểm này quả thật là một vấn đề khó khăn".
Hãy dựa vào khả năng của bản thân để lựa chọn đúng đắn.
Qua tìm hiểu ở một số trung tâm tư vấn, chúng tớ được biết lượng các sĩ tử đưa ra những câu hỏi về việc lựa chọn trường nào có khả năng đậu rất cao. Nhiều bạn thậm chí sẵn sàng bỏ qua ngành học mình thích, miễn sao vác trên vai được cái mác sinh viên đại học. Nhưng điều đó cũng dễ hiểu, chẳng ai muốn công sức đèn sách 12 năm của mình thành công cốc, và không có nhiều người muốn thử sức lại với đợt thi ĐH vào năm sau.
Từ ngày 25-8 cho đến ngày 10-9, các trường đại học sẽ công bố điểm xét tuyển NV2, Bộ GD-ĐT sẽ công bố toàn cảnh chỉ tiêu xét tuyển NV2, các sĩ tử có thể căn cứ vào các số liệu này để có sự chọn lựa với hi vọng cao nhất cho mình. Tuy nhiên, có rất nhiều trường chỉ tiêu cao nhưng số đơn nộp vào cũng cao không kém. Ngược lại, một số trường chỉ tiêu thấp nên ít thí sinh dám mạo hiểm vào nộp. Cuối cùng, một số nơi vẫn thiếu chỉ tiêu. Do đó, nếu dựa vào số liệu đưa ra để có thể chắc ăn rằng "nộp sẽ đậu" thì không đúng chút nào đâu nhé.
Trang Đài (sinh viên trường ĐH Xã Hội Nhân Văn) cho biết: "Năm ngoái mình rớt NV1 trường Y với 19 điểm. Thế là mình quyết định nộp NV2 vào trường ĐH Xã Hội Nhân Văn vì mình vốn cũng mê ngành Đông Phương học, thế là may mắn đậu. Thử sức với một ngành học khác cũng có thể là một quyết định hay. Năm ngoái, chỉ tiêu ngành này lấy không cao. Nhưng may sao ít bạn nộp nên mình mới có cơ hội lọt vào. Nghĩ lại cũng khá mạo hiểm".
Thông thường, các trường ĐH không tổ chức thi dành hầu hết chỉ tiêu để xét tuyển NV2, NV3. Do đó, cơ hội trúng tuyển vào những trường này là nhiều nhất. Điểm trúng tuyển NV2, NV3 ở những trường này thường chỉ bằng điểm sàn. Riêng đối với các trường ĐH có thi tuyển, mức điểm có hi vọng trúng tuyển thường phải cao hơn mức điểm thông báo xét tuyển từ 1-2 điểm.
Có nên mạo hiểm với NV2 và hi vọng vào NV3?
Nhiều bạn lại chọn phương án mạo hiểm với NV2. Kiểu như NV2 các bạn thường chọn trường có điểm sàn năm ngoái và chỉ tiêu sát với điểm thi của mình, để rồi nếu có rớt thì chẳng ngại nộp NV3 vào một trường "bèo" biết đâu may mắn vừa đủ đậu. Thế nhưng chẳng phải ai cũng may mắn như thế.
Như cậu bạn tên Hữu (sn 1990) chia sẻ: "Năm ngoái mình đã thi đại học và được 16 điểm. Liều lĩnh, mình nộp đơn NV2 vào trường điểm NV2 năm trước đó là 16 điểm. Nguyên nhân vì chỉ tiêu trường đó năm ngoái lấy khá nhiều, mình cứ nghĩ điểm sẽ hạ. Ai ngờ đâu tăng chỉ tiêu nhưng điểm không tăng còn giảm. Mình rớt luôn NV2 thế là đành chờ NV3 trường khác. Tuy nhiên NV3 rất khó. Vì khi nào xét tuyển NV2 vẫn không đủ chỉ tiêu người ta mới tìm đến NV3. Thế là ngành mình học chẳng còn trường nào, đành thi lại".
Hãy chọn những trường vừa sức.
Mỗi sĩ tử chỉ có thể đăng ký xét tuyển vào một trường, do đó, nếu không thường xuyên theo dõi các thông tin đại chúng thì rất có thể sẽ đánh mất cơ hội duy nhất của mình. Thường xuyên tham gia các buổi tư vấn và hỏi thêm kinh nghiệm của thầy cô, anh chị đi trước cũng là một cách hay. Nhưng theo dõi mà không biết tự lượng sức, thì các sĩ tử cũng rất dễ "ngã" trên những hi vọng của mình.
Tất nhiên, ai chẳng muốn mình có thể vào được trường tốt, trường mình mơ ước. Nhưng nếu vì thế mà mạo hiểm lấy điểm thấp nộp vào trường cao thì khả năng không lạc quan lắm. Hãy chọn những trường vừa sức, và nhớ rằng điểm của bạn phải cao hơn điểm NV2 của trường đó thì mới an toàn. Đừng chọn cho mình phương án bấp bênh để rồi ân hận.
Theo PLXH
Đề toán vừa sức, nhiều teen vẫn "oải" Buổi thi đầu tiên luôn đầy ắp áp lực và lo lắng, nhất là với môn Toán, môn thi kéo dài những 180 phút. Bên ngoài các điểm thi, phụ huynh, người nhà đứng ngồi không yên, chờ đợi trong cẳng cho qua 3 tiếng làm bài. Dù mệt mỏi vì chờ đợi suốt 3 tiếng đồng hồ trong nóng bức, nhưng con...