Gió đã xoay chiều ở vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” thượng Kỳ Anh
Một thời, nhắc đến vùng thượng Kỳ Anh ( Hà Tĩnh) là nhắc đến những khó khăn, đói nghèo, nhưng “gió đã xoay chiều” khi chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) được triển khai, vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” nay đã đổi thay toàn diện.
Đánh thức tiềm năng
Lâm, Sơn, Thượng, Lạc, Tây, Hợp, Trung là cụm từ thường gọi của các xã vùng thượng huyện Kỳ Anh. Mặc dù tài nguyên rừng, đất rừng rộng lớn nhưng kể từ 2011 trở về trước, chưa một xã nào trong vùng khai thác được tiềm năng, lợi thế của “rừng vàng”. Những vườn tạp, rừng keo, đồi chè cằn cỗi, năng suất thấp khiến bà con vùng thượng luẩn quẩn trong vòng xoáy đói nghèo.
Năm 2011, cả tỉnh phát động phong trào xây dựng NTM, lúc này khái niệm NTM với chính quyền, người dân nơi đây mới mẻ, lạ lẫm lắm. Phải đến năm 2012 – 2013 các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp như Nghị quyết 90 của HĐND tỉnh, Quyết định 24, 26 của UBND tỉnh ra đời mới tạo được động lực để bà con các xã vùng thượng xây dựng mô hình kinh tế hiệu quả.
Trang trại hơn 300ha của hộ anh Linh mỗi năm cho doanh thu trên chục tỷ đồng. Ảnh: T.N
Video đang HOT
Theo báo cáo từ UBND huyện Kỳ Anh, tính từ năm 2011 đến nay, các xã vùng thượng đã thành lập được trên 200 mô hình kinh tế với quy mô từ 100 triệu đến 1 tỷ đồng. Hiện, toàn huyện Kỳ Anh có 20.000ha rừng sản xuất thì 7 xã vùng thượng chiếm đến hơn 15.000ha.
Đối với cây chè, theo quy hoạch của huyện, phấn đấu đến năm 2020 trồng được 600ha nhưng đến nay đã có 491ha đứng chân tại các xã Kỳ Trung, Kỳ Thượng, Kỳ Tây, Kỳ Sơn; trong đó gần 300ha đã cho thu hoạch.
Ông Vũ Trung Tiến – Chủ tịch UBND xã Kỳ Thượng khẳng định: “Dù năng suất cây chè ở Kỳ Thượng chưa được như kỳ vọng, nhưng phải khẳng định trồng chè hiệu quả kinh tế gấp hàng chục lần sản xuất lúa. Bình quân 1ha cho thu nhập trên dưới 150 triệu đồng/năm”.
Anh Bùi Văn Linh – chủ trang trại ở xã Kỳ Sơn cởi mở: “Nhờ mạnh dạn đầu tư nguồn lực nên trang trại 6.000 gốc cam, 300 cây thanh long, 4.000 gốc bưởi, 400 con lợn rừng và 100 con bò, đang phát triển theo đúng kỳ vọng của tôi. Bình quân mỗi năm doanh thu đạt hơn chục tỷ đồng; tạo công ăn việc làm cho hơn 20 lao động thường xuyên.
Kích cầu phát triển nông nghiệp
Ngoài các chính sách của tỉnh Hà Tĩnh, những năm qua, huyện Kỳ Anh cũng đã dành hàng chục tỷ đồng khuyến khích người dân phát triển nông nghiệp, nông thôn, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng NTM.
Ông Bùi Quang Hoàn – Chủ tịch UBND huyện khẳng định, mặc dù thời gian qua, phong trào phát triển kinh tế tại vùng thượng có nhiều khởi sắc, song vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế của vùng, vẫn còn nhiều vườn tạp, chưa hình thành được sản phẩm chủ lực gắn với phát triển thị trường.
Chính vì vậy, khi ban hành được chính sách kích cầu phát triển nông nghiệp, huyện kỳ vọng đây sẽ là cú hích để người dân vùng thượng tiếp tục mạnh dạn xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả.
Đối với lĩnh vực chăn nuôi, chính sách tập trung mạnh cho việc hỗ trợ tiền mua lợn giống, các loại thuốc phòng chữa bệnh, hóa chất tiêu độc khử trùng cho các cơ sở đạt tiêu chuẩn, phù hợp quy hoạch; hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng chuồng trại cho các hộ chăn nuôi trâu, bò vỗ béo với quy mô 15 con trở lên…
Theo Thanh Nga – Hoài Thanh (NNVN)
Hà Tĩnh: Chủ tịch huyện nói gì khi bị bắt giải trình vắng họp?
Được tỉnh mời họp để nghe báo cáo về giải quyết chính sách đối với thanh niên xung phong, song lãnh đạo 2 huyện ở Hà Tĩnh đã vắng mặt không lý do.
Ngày 17.11, UBND tỉnh Hà Tĩnh có công văn yêu cầu ông Bùi Quang Hoàn - Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh và ông Lê Ngọc Huấn - Chủ tịch UBND huyện Hương Khê báo cáo giải trình sự việc vắng mặt không lý do trong cuộc họp nghe báo cáo về giải quyết chính sách đối với thanh niên xung phong.
Trước đó, ngày 7.11.2018 UBND tỉnh Hà Tĩnh có Giấy mời số 443/GM-UBND về việc tổ chức họp để nghe báo cáo về giải quyết chính sách đối với thanh niên xung phong vào hồi 14h ngày 9.11.2018.
Đây là cuộc họp quan trọng nhằm giải quyết những tồn đọng, vướng mắc kéo dài và đã bố trí trong Chương trình công tác tháng 11.2018. Tuy nhiên, hai lãnh đạo UBND huyện Hương Khê và UBND huyện Kỳ Anh vắng mặt không có lý do, không có báo cáo, xin phép.
Công văn yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Hương Khê và UBND huyện Kỳ Anh nghiêm túc kiểm điểm, báo cáo giải trình gửi UBND tỉnh, giao Sở Nội vụ tổng hợp và đưa vào xem xét trong quá trình xét thi đua năm 2018.
Công văn yêu cầu hai huyện giải trình của UBND tỉnh
Liên quan điến sự việc này, trao đổi với PV báo Dân Việt, ông Bùi Quang Hoàn - Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh phân trần: "Hôm đó, tôi đã giao cho Phó Chủ tịch huyện đi họp nhưng đồng chí này ốm, tôi không kịp báo cáo lên UBND tỉnh. Chúng tôi nghiêm túc rút kinh nghiệm, kiểm điểm".
Theo Danviet
Hà Tĩnh: Hợp tác xã nuôi tôm xả thải trực tiếp ra môi trường biển Hồ nuôi tôm của Hợp tác xã Bảo An Phú ở xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) nhiều năm nay xả trực tiếp nước thải không qua xử lý ra biển, gây ô nhiễm môi trường. Dòng nước đen chạy từ khu vực nuôi tôm theo Khe Ngâm chảy ra biển - Ảnh: Q.C Khu vực nuôi tôm của Hợp tác...