Gìn giữ văn hóa dân tộc góp phần giáo dục đạo đức học sinh
Cùng với dạy chữ, công tác giáo dục dân tộc được trường phổ thông DTBT THCS Bản Phùng đẩy mạnh, hướng đến giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
Học sinh tìm hiểu văn hóa dân tộc trong phòng truyền thống.
Đẩy mạnh giáo dục dân tộc
Bản Phùng, xã Thanh Bình cách trung tâm thị xã Sapa trên 30 km. Khu vực Bản Phùng hiện có 6 thôn với 2 dân tộc sinh sống chủ yếu là Mông (đen) và Dao đỏ. Cheo leo bên sườn núi cao, quanh năm mây phủ, cuộc sống của đồng bào Mông, Dao vất vả, thiếu thốn đủ bề.
Năm học này, trường phổ thông DTBT THCS Bản Phùng có 176 học sinh, trong đó có hơn 65% là con em người Dao, còn lại là người Mông. Ở đây, phụ huynh ít quan tâm đến việc học của con em mình. Vì thế, nhà trường luôn xác định: Chỉ có chú trọng đến giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh mới có thể hướng mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện một cách bền vững.
Thầy Đặng Văn Thành, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Chúng tôi tập trung giáo dục các em về lòng tự hào dân tộc. Bên cạnh đó, dạy các em phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường”.
Tham quan không gian trang phục đồng bào Mông.
Dẫn chúng tôi đến phòng truyền thống của nhà trường, thầy Đặng Văn Thành chia sẻ về ý tưởng xây dựng không gian văn hóa tại đây. “Xuất phát từ phong trào xây dựng mô hình trường học gắn với thực tiễn, chúng tôi chọn mô hình “Trường học sinh thái gắn với bảo tồn văn hóa”. Phòng truyền thống là một nửa mô hình của nhà trường đang hướng đến xây dựng”.
Phòng truyền thống của trường hiện trưng bày hơn 200 hiện vật với các không gian: Trang phục dân tộc Dao đỏ; trang phục đồng bào Mông đen; dụng cụ sản xuất; nhạc cụ dân tộc; chữ viết của người Dao…
“Để có được những hiện vật trên, nhà trường đã huy động học sinh, phụ huynh và cán bộ xã ủng hộ. Bên cạnh đó, thầy cô tự đi sưu tầm, tìm mua. Có những hiện vật, người dân sẵn sàng cho không nhưng cũng có những thứ họ chỉ để dùng, không bán nên việc sưu tầm hiện vật vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra” – Thầy Thành nói.
Thầy Thành tiếp lời: “Có những em vào trong phòng truyền thống, được tìm hiểu rồi mới nói “Đây là dụng cụ, nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình à?”. Điều đó cho thấy phòng truyền thống đã phát huy được vai trò của nó”.
Video đang HOT
Em Thào Xuân Quyết, học sinh lớp 9 chia sẻ: “Em là người Mông nhưng nhiều đồ vật, dụng cụ của dân tộc mình chỉ được nghe kể. Đến nay, được tìm hiểu trong phòng truyền thống của nhà trường em mới được biết đến. Qua đó, em mới về nhà hỏi thêm gia đình về cách chế tác và công dụng”.
Trải nghiệm dệt may vải thổ cẩm.
Theo thầy Thành, việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong hoạt động giáo dục đóng vai trò rất quan trọng. Vì thế, nhà trường đã đưa giáo dục văn hóa, kỹ năng sống cùng những nét đẹp truyền thống vào trong tiết học, hay như các hoạt động trải nghiệm. Nhờ đó, đã góp phần nâng cao ý thức cho học sinh trong việc giữ gìn và phát huy.
“Việc giáo dục văn hóa dân tộc không chỉ tạo được không khí thoải mái cho học sinh mà còn góp phần tích cực vào đẩy mạnh phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Đồng thời, gìn giữ và lưu truyền những nét văn hóa của các dân tộc trên địa bàn.
Đưa chuẩn mực đạo đức vào thực tế
Trường phổ thông DTBT THCS Bản Phùng quán triệt: Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên phải tự rèn luyện bản thân, hoàn thiện mình để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
“Chúng tôi đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn học sinh vận dụng chuẩn mực đạo đức đã được học vào thực tế cuộc sống. Nhà trường không chỉ là nơi dạy chữ, dạy nghề mà còn là nơi dạy người. Ngoài xây dựng các quy định về chuẩn mực đạo đức, lối sống thì chương trình giáo dục cần cụ thể, tránh hình thức và chú trọng thực hành xã hội” – thầy Đặng Văn Thành cho biết.
Thầy trò cùng tạo dựng khuôn viên nhà trường.
Bên cạnh đó, nhà trường tăng cường công tác tự quản của tập thể lớp, thông qua vai trò cố vấn của giáo viên chủ nhiệm. Mỗi giáo viên chủ nhiệm đều có kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh. Đồng thời, định kỳ hàng tuần, tháng, có nhận xét, đánh giá, xếp loại cụ thể về từng mặt cho từng học sinh. Chỉ cho mỗi em thấy được mặt mạnh, yếu để tự điều chỉnh, rút kinh nghiệm.
Theo thầy Thành, từ hoạt động giáo dục trải nghiệm, giảng dạy tích hợp vào các môn học, nhà trường đã tăng cường giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh.
Cô Ngô Thị Mơ, giáo viên phụ trách hoạt động trải nghiệm của trường phổ thông DTBT THCS Bản Phùng chia sẻ: “Thông qua các hoạt động ngoại khóa, chúng tôi hướng học sinh đến việc tạo mối quan hệ đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ”.
Một giờ trải nghiệm của học sinh
Em Phùng Mùi Pham, học sinh lớp 9 cho biết: “Chúng em được học và cùng nhau tham gia các hoạt động trải nghiệm như: Làm vườn, chăm sóc rau, cùng thầy cô xây dựng khuôn viên trường học… Qua đó, chúng em hiểu nhau hơn, đoàn kết hơn. Vì vậy, quá trình học tập cũng có nhiều hứng thú hơn”.
Cũng theo thầy Thành, để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh có hiệu quả, cần tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
“Muốn làm tốt, hiệu quả phải có sự phối hợp đồng bộ, thống nhất về phương pháp tác động, phải thường xuyên cập nhật thông tin nhiều chiều để biết về tình hình học tập và rèn luyện của học sinh” – thầy Đặng Văn Thành nói.
Phương pháp giáo dục đạo đức khác biệt của Trường Quốc tế Nhật Bản
Với tư tưởng giáo dục lấy nhân cách làm cốt lõi, Trường Quốc tế Nhật Bản đã tạo nên nhiều khác biệt trong việc bồi dưỡng đạo đức, giúp mỗi học sinh đều trở thành một tấm gương sáng về nhân cách và tri thức.
Trường Quốc tế Nhật Bản (JIS)
Nuôi dưỡng đạo đức trong mỗi đứa trẻ từ sớm
Phương pháp giáo dục đạo đức tại Trường Quốc tế Nhật Bản nhấn mạnh tới quá trình nuôi dưỡng đạo đức của từng học sinh, giúp các em có thể tự cảm nhận được sự trưởng thành của chính bản thân mình. Thay vì phán xét các hành vi của người khác, học sinh tại JIS được giáo dục tự đánh giá hành động của mình và tự trau dồi học hỏi kinh nghiệm cho bản thân. Phương pháp giáo dục đạo đức tại JIS tạo nhiều điều kiện cho học sinh có thể suy nghĩ về các tình huống, bài học đạo đức theo nhiều chiều, nhiều cách khác nhau. Chú trọng giáo dục khả năng phán đoán, ra quyết định và hành động.
Học sinh JIS trong tiết học tại thư viện cùng thầy Kendal Rolley - Giám đốc hệ Cambridge
Giữ kết nối giữa nhà trường và phụ huynh để mang đến sự thống nhất trong cách giáo dục đạo đức cho trẻ
Tại Trường Quốc tế Nhật Bản, giáo dục về đạo đức là sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình. Giáo dục đạo đức tại JIS thể hiện trước tiên là sự khám phá bản thân. Tạo thói quen sinh hoạt hàng ngày đúng quy tắc, với tinh thần phấn chấn vui tươi, luôn mỉm cười nói "xin chào" và "cảm ơn". Các em được dạy ăn uống điều độ, không sử dụng đồ đạc một cách lãng phí. Luôn tích cực và hăng hái với mỗi việc, việc của bản thân không nhờ vả người khác. Tự thức dậy, tự vệ sinh, ăn sáng và đến trường. Tự mình dọn dẹp phòng học và tủ sách vở. Việc tự lập sẽ giúp học sinh có cuộc đời phong phú, bản lĩnh hơn, thành công hơn trong cuộc sống, khẳng định nhân cách và khả năng của mình.
Học sinh JIS trong tiết học viết thư pháp
Kiến tạo giá trị đạo đức lớn từ những thói quen nhỏ
Đạo đức của một con người được tạo nên và thể hiện qua từng thói quen nhỏ hằng ngày. Đó cũng chính là lý do vì sao, JIS đặc biệt quan tâm đến từng lời nói và thói quen ứng xử của mỗi học sinh. Văn hóa chào hỏi và cảm ơn là một trong những việc rất được chú trọng tại JIS. Các em được dạy cần phải chào hỏi ba mẹ khi thức dậy, trước khi đi học. Trước khi ăn cơm phải nói câu xin mời (Itadakimasu), khi ăn xong không thể thiếu câu đã ăn xong (Gochisosama). Khi rời nhà phải nói câu "xin rời nhà" (Ittekimasu) và sẽ nhận được câu "xin cứ đi" (Itterasai). Khi về nhà nói câu "đã về nhà" (Tadaima) sẽ được chào đón "xin cứ về" (Okaerinasai), khi gặp ai quen biết hay thầy cô đều phải cúi chào.
Ngay từ bậc mẫu giáo tại Trường Quốc tế Nhật Bản, học sinh đã được học các quy tắc ứng xử căn bản, rèn luyện thực hành đạo đức ngay trong các hoạt động như trong bữa ăn hàng ngày, học sinh cùng nhau chia thức ăn, và thu dọn sau khi ăn xong. Tổng vệ sinh phòng và sân trường cũng đã trở thành công việc quen thuộc của học sinh Trường Quốc tế Nhật Bản. Tại JIS, dọn vệ sinh trường, lớp là một phần của chương trình giáo dục đạo đức, đó cũng là một cách thực hành toàn diện giúp các em học sinh trở thành công dân có trách nhiệm hơn trong cuộc sống. Đặc biệt, các em sẽ thấy yêu mến, tự hào về một ngôi trường tươi đẹp, thân thiện và luôn vui vẻ, hạnh phúc.
Học sinh JIS trong tiết học thể dục
Giáo dục là một hành trình dài và sự thành công của một học sinh không còn chỉ nằm trên những thành tích học tập. Khi có nhân cách tốt, sự hiểu biết sâu rộng, trái tim nhân hậu, các em trong mọi hoàn cảnh sẽ luôn biết cách hành động để đạt kết quả tốt nhất. Đó cũng là điều mà Trường Quốc tế Nhật Bản mong muốn lan tỏa tới thế hệ trẻ Việt Nam.
Trường Quốc tế Nhật Bản thông báo kết quả chính thức kỳ thi Checkpoint của học sinh JIS đã dự thi trong tháng 4/2022 vừa qua.
Học sinh JIS đã đạt thành tích rất tốt so với mặt bằng trung bình của học sinh thế giới cùng tham dự đợt thi này. Trong hầu hết các môn dự thi ở tất cả các khối lớp, điểm trung bình của JIS đều cao hơn điểm trung bình của thế giới.
Trải qua quá trình học tập chăm chỉ, với sự tận tâm giảng dạy của giáo viên và sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh, các con đã đạt thành tích rất cao trong kỳ thi Checkpoint. Kết quả kỳ thì cho thấy rất nhiều bạn đạt điểm tuyệt đối 6/6, đặc biệt môn Toán lớp C9 có đến 77.8% HS đạt điểm giỏi, 51.9% HS đạt điểm tuyệt đối.
Kết quả này chính là sự ghi nhận nỗ lực không ngừng của thầy và trò Trường Quốc tế Nhật Bản, nhà trường và thầy cô chúc mừng tất cả các học sinh, chúc mừng các em đã vượt qua chặng đường quan trọng, khởi đầu cho mọi ước mơ!
Ngành giáo dục rất chú trọng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chú trọng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Trong báo cáo Quốc hội thực hiện nghị quyết hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo...