Gieo chữ ở xứ Mường
Những ngày trời mưa, để đến được xã Tén Tằn ( Mường Lát, Thanh Hóa) dạy học, các giáo viên phải cuốc bộ hàng chục cây số. Nhiều hôm đường đất sét đặc quánh bùn đất, thầy cô phải xin ngủ lại nhà dân.
Huyện vùng biên Mường Lát cách thành phố Thanh Hóa 300 km. Với những giáo viên cấp 2-3, chuyện dạy học ở vùng này không quá vất vả, nhưng với giáo viên mẫu giáo và cấp 1, ngày ngày phải đến các bản xa heo hút gieo chữ thì việc trụ được nơi này được xem như kỳ tích.
Trời Mường Lát nắng, các thầy cô coi như gặp may, còn khi mưa, những con đường đất sét đặc quánh bùn đất, muốn vào bản dạy học chỉ còn cách cuốc bộ. Nhiều thầy cô vào bản gặp trời mưa, đường lầy không ra được đành đến nhà dân xin ăn, xin ngủ lại.
Cô Phạm Thị Doanh, giáo viên THCS Tén Tằn ( Mường Lát) vừa bế con nhỏ vừa tranh thủ đi vận động học sinh đến lớp. Ảnh: Văn Nguyễn.
Thầy Hà Văn Long, giáo viên tiểu học Đoàn Kết (xã Tén Tằn) kể: “Lần đầu lên đây dạy, mình buồn lắm, phải đến từng nhà vận động học sinh ra lớp, song cả tuần chỉ được… hai em. Từng tính chuyện nghỉ dạy về xuôi, nhưng hình ảnh các trẻ loay hoay tập đọc, tập viết từ tiếng Việt đầu tiên đã níu chân mình ở lại”.
Bằng sự nỗ lực của thầy Long, đến nay lớp đã có 40 học sinh. Ngày ngày trong lớp học dựng tạm giữa bản, thầy lại tận tình hướng dẫn các em người Khơ Mú từ lớp 1 đến lớp 5 đánh vần những nét chữ đầu tiên.
Thầy Trần Quý Dương, giáo viên THCS Tén Tằn cho biết, nhiều bản không có em nào đi học cấp 2. Một buổi dạy, một buổi các thầy cô lại vào bản, đến từng nhà vận động học sinh đi học. Khổ nhất là chuyện học của các em có bố mẹ nhiễm HIV/AIDS do nghiện ma túy, bởi dễ bị bạn bè kỳ thị rồi mặc cảm. Giáo viên phải động viên, thuyết phục mãi mới giữ được các em ở lại lớp.
Video đang HOT
Điều trăn trở lớn nhất của các giáo viên là tập tục làm ăn, sinh sống của đồng bào nơi đây vốn chỉ biết phá rừng làm nương rẫy, con cái có sức khỏe là phải theo cha mẹ lên nương nên con chữ cứ rơi rụng dần. Tại bản Đoàn Kết, xã Tén Tằn, 100% học sinh nữ chỉ học hết cấp 1, không có ai học cấp 2 vì quan niệm “con gái đến tuổi yêu đương thì ở nhà lấy chồng”. Nhiều em chỉ có mặt vào ngày cấp học bổng 140.000 đồng một tháng rồi bỏ về.
Các giáo viên dù thường xuyên vào bản vận động học sinh, nhưng kết quả thu được rất hạn chế. Cả bản chỉ có trưởng bản và 3 học sinh THPT, 9 học sinh nam đang theo học THCS là sử dụng thông thạo tiếng Kinh, con gái chỉ bập bõm được một vài câu.
Nhiều phụ huynh giúp đỡ thầy cô làm hàng rào cho trường. Ảnh: Văn Nguyễn.
Cắm bản, các giáo viên gặp không ít chuyện bi hài. Cô giáo Hà Thị Tuyến, dạy tiểu học tại bản Sài Khao (xã Mường Lý) nhớ mãi kỷ niệm lần đầu cắm bản. Hai năm trước, cô Tuyến đi vận động học sinh ra lớp, vô tình “vi phạm” tục cúng nhà mới của người H’Mông (trong tuần cúng nhà mới, người H”mông không cho người lạ vào nhà), cô bị phụ huynh bắt đền lễ vật cúng tế là hai con bò, quy ra tiền lên tới hơn chục triệu đồng.
Không biết làm cách nào, cô Tuyến òa khóc chạy về cầu cứu giáo viên trong trường. Các thầy cô đã phải rất vất vả mới thuyết phục phụ huynh học sinh “miễn án” cho cô giáo trẻ. Còn cô Tuyến rút ra kinh nghiệm: “Đi dạy học ở những bản làng heo hút này, điều cần làm đầu tiên là phải tìm hiểu phong tục, tập quán của người dân”.
Các thầy cô nơi đây cũng hay kể về câu chuyện vui của hai đồng nghiệp trẻ. Thầy dạy tiểu học, cô dạy mẫu giáo, cùng cắm bản Sài Khao, bản xa nhất của xã Mường Lý và là điểm cực tây (giáp với nước Lào) của huyện Mường Lát. Do cơ sở hạ tầng chưa có, hai thầy cô được phân ở cùng một ngôi nhà nhỏ có duy nhất chiếc giường, một chiếc chăn.
Hai tháng sau, cả trường và bản nhận được thông báo tổ chức đám cưới của 2 thầy cô.
Theo VNExpress
Hàng chục nghìn người nghèo "gặp hạn"
Đã cuối tháng 1-2011, hàng chục nghìn người nghèo ở huyện Mường Lát vẫn chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Vì vậy, ai không may mà gặp trọng bệnh thì chỉ còn nước... nằm chờ chết.
Mường Lát là một trong 62 huyện nghèo nhất nước, tổng dân số là 34.000 người, trong đó tỉ lệ hộ nghèo chiếm 66,4%. Năm 2010, huyện có trên 26.000 người nghèo, người dân tộc thiểu số được cấp thẻ BHYT.
Người dân khốn khổ
Theo tìm hiểu của PV, đến thời điểm này gần 100% người nghèo và người dân tộc thiểu số ở Mường Lát chưa được cấp thẻ BHYT năm 2011. Việc cấp chậm khiến người dân khó khăn, bị bệnh không dám đến các cơ sở y tế để khám và chữa bệnh. Anh Và Văn Tho (47 tuổi), ở bản Pù Mùa, xã Pù Nhi, cho biết: "Năm ngoái, từ đầu tháng 1 gia đình đã có thẻ BHYT nhưng năm nay đến giờ vẫn chưa có. Con dâu tôi bị bệnh phải đưa vào viện, không có thẻ BHYT nên phải vay 600.000 đồng đóng viện phí".
Không chỉ riêng anh Tho mà gần như 100% người nghèo, người dân tộc thiểu số ở huyện này đang chịu thiệt thòi khi các cơ quan chức năng chậm trễ trong việc cấp thẻ BHYT. Bác sĩ Ngô Kim Dũng - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện cho biết:
"Bình thường, mỗi ngày bệnh viện có trên dưới 100 bệnh nhân đến khám và nằm điều trị. Tuy nhiên hiện tại chỉ có hơn 20 bệnh nhân không thể nằm nhà mới dám đến điều trị tại bệnh viện. Lý do là thẻ BHYT cũ hết giá trị mà đồng bào ở đây đa phần là người nghèo".
Chưa có thẻ BHYT, chỉ những bệnh nhân nặng mới dám đến viện
Cũng theo bác sĩ Dũng, do chưa được cấp thẻ BHYT, nên người nghèo đến viện khám hoặc chữa bệnh vào thời điểm này phải thanh toán 100% viện phí. Trong khi việc kiếm miếng ăn hàng ngày của họ còn khó, nói gì đến viện phí hay mua thuốc. Chỉ trừ những bệnh nhân thật nặng mới dám đến điều trị. Tại thời điểm này, những trường hợp đặc biệt khó khăn mới được bệnh viện miễn tiền viện phí, nhưng cũng không thể miễn quá 5 ngày.
Thủ tục rườm rà
Hiện tại chỉ có hơn 20 bệnh nhân không thể nằm nhà mới dám đến điều trị tại bệnh viện. Lý do là thẻ BHYT cũ hết giá trị mà đồng bào ở đây đa phần là người nghèo. Bác sĩ Ngô Kim Dũng
Trao đổi với chúng tôi, bà Hà Thị Nguyệt - Giám đốc BHXH huyện cho biết: "Đến thời điểm này, Phòng LĐ-TB&XH chưa chuyển dữ liệu sang cho chúng tôi. Đến ngày 31-12-2010, thẻ BHYT nào còn hạn thì tiếp tục được sử dụng, còn không thì khi đi khám chữa bệnh sẽ phải đóng viện phí. Nhiều người dân cũng đến hỏi nhưng vướng mắc là ở trên huyện".
Trong khi đó, theo ông Hoàng Văn Đại -Chuyên viên Phòng LĐ-TB&XH huyện thì nguyên nhân chậm cấp thẻ BHYT là do có sự thay đổi tiêu chí hộ nghèo, việc điều tra các xã làm quá chậm.
"Trách nhiệm chính là ở cấp xã. Đây đang là vấn đề nhức nhối, chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thành và cấp thẻ BHYT sớm cho người dân"- ông Đại nói.
Theo Dân Việt
Đi tìm con chữ bằng... tay Suốt 12 năm qua, mình phải "đi" trên đôi tay của mình để đến trường, theo học cái chữ bằng được. Mình nghĩ, không có chữ, sau này làm gì cũng sẽ khổ! Bố kể, năm 1993, khi lọt lòng mẹ, mình đã bị ảnh hưởng chất độc da cam từ bố, nên cơ thể phát triển không bình thường, hai chân cứ...