Giếng Vàng Cẩm Xuyên kêu cứu
Nước Giếng Vàng nổi tiếng trong, ngọt từ xa xưa; đến nỗi vua Minh Mạng nhà Nguyễn ban chỉ đặt tên cho giếng là Kim Tĩnh ( Giếng Vàng). Thế nhưng, Giếng Vàng có lịch sử mấy trăm năm nay đang đối mặt nguy cơ bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Giếng Vàng Cẩm Xuyên tọa lạc tại tổ dân phố 15, thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên. Thời vua Minh Mạng (1820-1840), giếng này được vua ban tên là Kim Tĩnh, tức Giếng Vàng vì có nguồn nước tốt. Đến triều vua Bảo Đại (1926-1945), Giếng Vàng được trùng tu và tồn tại cho đến nay. Trải qua bao biến cố của thời gian nhưng nguồn nước của giếng vẫn trong và mát như hàng trăm năm trước.
Theo thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Xuân Lam, nguyên Chủ tịch Hội đồng hương Hà Tĩnh tại TPHCM, thì các bậc tiên hiền đất Hà Tĩnh đều khẳng định xứ Cẩm Xuyên có 4 cổ tích linh thiêng, cần phải lưu tâm là Động Choác, hang vua Hồ Quý Ly, lăng mộ Bình Ngô Thượng Tướng Quân Nguyễn Biên và Giếng Vàng. Các bậc tiên hiền đều dặn dò con cháu cẩn thận giữ gìn vì nếu động đến các cổ tích này sẽ khiến đất Cẩm Xuyên nghèo đói, lụi tàn.
Ông Nguyễn Xuân Lam chia sẻ: “Là người sinh ra và lớn lên ở đất này, từ nhỏ tôi đã thuộc lòng câu ca dao “Nước Giếng vàng vừa trong vừa mát/ Nu chợ chùa nhuộm lạt lâu phai/ Cá chợ Nhượng, khoai Mục Bài/ Ai ơi về huyện Cẩm, kẻo một mai tiếc thầm”. Sự tích Giếng Vàng không có nhiều trong sử sách, chỉ được truyền tụng, nhưng nó vô cùng ý nghĩa đối với cuộc sống của người dân quanh vùng”.
Trải qua gần 100 năm kể từ lần tu sửa cuối cùng vào thời Bảo Đại, nước Giếng Vàng vẫn trong mát nhưng công trình đã xuống cấp nhiều. Xót xa cho 1 cổ tích linh thiêng của quê nhà, năm 2012, ông Lam đã cùng các đồng hương Hà Tĩnh làm ăn xa và bà con địa phương tiến hành trùng tu lại công trình này. Ngày 20/11/2012, công trình tôn tạo Giếng Vàng chính thức được khánh thành, đáp ứng nguyện vọng bảo tồn cổ tích này của người dân Cẩm Xuyên.
Giếng Vàng Cẩm Xuyên được tôn tạo lại vào năm 2012
Nguy cơ ô nhiễm
Nay Giếng Vàng đã đẹp đẽ trở lại, nhưng nỗi lo của người dân Cẩm Xuyên đối với sự tồn tại của Giếng Vàng vẫn chưa nguôi. Trong thời gian tham gia trong đoàn tìm kiếm hài cốt cố Tổng bí thư Hà Huy Tập, có điều kiện về quê hương dài ngày, bác sĩ Nguyễn Xuân Lam mới phát hiện nguồn nước trong mát của Giếng Vàng đang đối mặt nguy cơ ô nhiễm trầm trọng.
Đem vấn đề này trao đổi với bà con cố hương, ông được biết ai cũng lo ngại vấn đề này mà chưa có cách giải quyết. Bác sĩ Xuân Lam cho biết: “Linh thiêng của giếng là nguồn nước chứ không phải tô vẽ ở giếng. Nhưng nguồn nước của giếng đang đối mặt nguy cơ bị ô nhiễm vì nước thải sinh hoạt của người dân thị trấn Cẩm Xuyên”.
Video đang HOT
Hiện khu vực xung quanh Giếng Vàng phát triển đô thị với tốc độ chóng mặt, đã trở thành thị trấn từ lâu nhưng hệ thống tiêu thoát nước không được đầu tư, mọi nước thải sinh hoạt của người dân để đổ thẳng ra đường. Đó là chưa kể trong mùa mưa, đường sá khu vực quanh Giếng Vàng bị ngập nặng do nước không thoát được, nước thải sinh hoạt và bể thải vệ sinh theo nước mưa phát tán khắp nơi, có khả năng làm ô nhiễm nguồn nước tự nhiên. Tình hình này đã diễn ra nhiều năm nay, dân cư khu vực đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền địa phương nhưng chưa được giải quyết.
Năm 2010, bác sĩ Nguyễn Xuân Lam đã lấy nước ở khách sạn Giếng Vàng (gần di tích Giếng Vàng) đi xét nghiệm tại TPHCM, kết quả 37 chỉ tiêu hóa lý đều đạt tiêu chuẩn của nước sạch. Tuy nhiên, ông lo ngại: “Toàn bộ nước thải của khu dân cư tập trung không có hệ thống thoát nước mà mỗi nhà đều phải tự cho thấm vào lòng đất, ô nhiễm là điều tất nhiên và ngày càng trầm trọng. Về lâu dài, mạch nước Giếng Vàng cũng không thể nào tránh được ô nhiễm”.
Giếng Vàng nằm ngay thị trấn Cẩm Xuyên, vị trí trung tâm của huyện Cẩm Xuyên, nơi tập trung dân cư đông đúc nhưng người dân phải sống trong một cảnh ngập úng triền miên, không có hệ thống tiêu thoát nước đã là vấn đề nhức nhối. Việc này còn gây nên hệ lụy là một cổ tích linh thiêng có thể biến mất. Điều lạ là 1 vùng đất được quy hoạch thành thị trấn huyện lỵ nhưng lại không có thiết kế, thi công hệ thống thoát nước. Ông Xuân Lam bức xúc: “Từ lâu người dân đã có ý kiến, các ban nghành, HĐND huyện đã có chất vấn nhưng vẫn chưa được Ban quản lý Dự án huyện Cẩm Xuyên quan tâm, chưa có kế hoạch triển khai”.
Cẩm Xuyên
Theo Dantri
Chuyện chắt vua Minh Mạng may gối tặng Đại tướng
Là chắt nội của Vua Minh Mạng, năm 80 tuổi, cụ bà Công Tôn Nữ Trí Huệ vinh dự ra Hà Nội thăm và tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp chiếc gối mà mình tự tay làm, đã được Người đón nhận và tấm tắc khen.
"Quý Đại tướng như ruột thịt"
Sáng ngày 12/10, tại ngôi nhà lưu niệm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), hàng ngàn người khắp gần xa về đây xếp hàng để được vào viếng, tiễn biệt vị Đại tướng anh hùng đã mãi mãi ra đi.
Trong số hàng ngàn người đến viếng, có người rất đặc biệt. Đó là một cụ bà nhỏ nhắn, mái tóc bác phơ ngồi thẫn thờ tay cầm bức di ảnh Đại tướng rưng rưng lệ. Ngồi bên cạnh bà là một người đàn ông cao lớn, người nước ngoài.
Cụ Huệ cùng cháu rể (Quốc tịch Pháp) từ TP. Huế ra viếng Đại tướng tại nhà lưu niệm của người ngày 12/10.
Qua tiếp chuyện, được biết cụ tên là Công Tôn Nữ Trí Huệ (SN 1922, trú xã Hương Cần huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), là chắt nội của vua Minh Mạng, cháu nội của Hoàng tử Miên Lâm.
Ôm tấm di ảnh Đại tướng trên tay, cụ Huệ, rưng rưng nói: "Từ ngày biết tin Đại tướng mất, mệ buồn lắm, không ăn không ngủ được, cứ muốn ra để thắp cho cụ nén hương. Giờ thì đã thắp được rồi".
Cụ Huệ cho biết, sau nhiều lần cứ nằng nặc đòi ra viếng Đại tướng, nên con trai và cháu rể cũng đã đồng ý đưa cụ ra quê hương Đại tướng để cụ được thắp cho Người nén hương.
"Đại tướng là một người tài giỏi, đức độ, cụ mất đi để lại tiếc thương lớn vô cùng, mất mát lớn vô cùng. Trong lòng mệ, Đại tướng như ruột thịt" - cụ Huệ sụt sùi.
Tự hào may gối tặng Đại tướng
Tay run run lần dở lại những bức ảnh được chụp chung với Đại tướng, cụ Huệ nhớ lại, đó chính là kỉ niệm vào tháng 12/2002, khi cụ và người con trai là Bùi Quang Thiện ra Hà Nội thăm Đại tướng tại nhà riêng của người ở phố Hoàng Diệu.
Cụ Huệ ngắm nhìn bức di ảnh Đại tướng mà lòng nặng trĩu, bao nhiêu kí ức về Đại tướng hiện về trong cụ.
"Lần đó, qua giới thiệu của thư kí Đại tướng, mệ với con trai được Đại tướng đồng ý cho gặp, mệ mừng lắm. Vào nhà, gặp Đại tướng mệ cất tiếng: kính thưa cụ, con từ Huế ra. Đại tướng ngắt lời, nói: bà đừng gọi thế. Sau đó mệ xưng hô lại là cụ - tôi, Đại tướng đã gật đầu và ân cần trò chuyện, thăm hỏi sức khỏe, người thân nơi quê nhà...".
Trong cuộc trò chuyện, mệ thưa với Đại tướng rồi đưa trái dựa (chiếc gối dựa có 5 lá bọc lớp vải màu vàng) mà mệ đã tự may tặng cụ, Đại tướng vui vẻ nhận rồi nói: chúng tôi cảm ơn bà. Chúc bà luôn mạnh khỏe và sống hạnh phúc với con cháu" - cụ Huệ nhớ lại.
Cũng theo cụ Huệ, trong cuộc gặp, cụ đã kể cho Đại tướng biết về dòng dõi thuộc triều đình nhà Nguyễn của mình, trong đó ông nội cụ phò vua Hàm Nghi, bác ruột phò vua Thành Thái, cha là Hường Dẫn phò vua Duy Tân chống pháp, sự việc không thành đều bị chết và giam cầm. Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, cụ cũng có công nuôi cách mạng.
Nghe xong, Đại tướng bày tỏ vui mừng khi được biết gia đình cụ cũng có đóng góp cho sự nghiệp chung.
Cụ Huệ và con trai thăm và tặng Đại tướng chiếc gối xếp (đặt bên trái bàn) vào tháng 12/2002. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Cụ Trí Huệ từng theo hầu Đức Từ Cung Hoàng thái hậu (mẹ vua Bảo Đại) 9 năm và may vá rất khéo, nhất là tài may gối dựa có nhiều lá dùng gối đầu, hoặc để kê vào ghế dựa cho êm.
Cụ Trí Huệ cũng đã từng may gối dựa cho vua Bảo Đại và triều thần, Hoàng Thái Hậu, Triều thần nhà Nguyễn...
Chiếc gối tặng Đại tướng, cụ Huệ đã rất thận trọng, tỉ mẩn xe chỉ, luồn kim gần 1 tháng trời ở tuổi 80, nên khi nhận, Đại tướng đã khen cụ rất khéo tay. Điều đó, làm cụ Huệ nhớ mãi, và rất tự hào.
Cụ Huệ cũng tự hào đã 2 lần được gặp Đại tướng, lần đầu là khi cụ còn phụng hương khói ở lăng Tự Đức, Đại tướng đã vào thăm lăng.
"Lần đó mệ vẫn còn nhớ, khi Đại tướng vô, có người mời cụ ngồi lên chiếc sập thờ trong lăng, cụ nói: không thể ngồi vào đó được, như thế là bất kính với tiền nhân" - cụ Huệ nhớ lại
Đôi mắt sâu thẳm đượm buồn, chào chúng tôi để vượt gần 200 km trở lại Huế, sau khi đã được viếng Đại tướng, cụ Huệ xúc động nói: "Rứa là toại nguyện rồi, ai trong đời được gặp Đại tướng một lần cũng là vinh dự, là may mắn lắm rồi, mệ còn được tặng Đại tướng chiếc gối nữa...".
Theo Trần Văn
VietNamnet
Đã có phương án đối phó với giàn khoan Nam Hải 9 Tối qua 19.6, thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, cho hay theo thông tin mà Cục Hải sự Trung Quốc công bố thì giàn khoan mới mà nước này đang kéo ra biển Đông sẽ hạ đặt tại thềm lục địa của Trung Quốc. Tọa độ dự kiến hạ đặt giàn khoan này là 17 độ 14,1...