Giấy tờ giả, hậu quả khó lường!
Sau khi các giấy tờ giả lọt lưới công chứng, kẻ lừa đảo dễ dàng chiếm đoạt tài sản của nhiều người
Công an TP HCM đang điều tra vụ án Trình Thị Điệu (SN 1975, quê Long An) và Lê Thị Thanh (SN 1966; ngụ huyện Nhà Bè, TP HCM) cùng đồng bọn dùng thủ đoạn đóng giả chủ sở hữu một căn nhà trên đường Huỳnh Tấn Phát (huyện Nhà Bè) để ký hợp đồng công chứng chuyển nhượng quyền sở hữu giả cách cho giao dịch vay tiền rồi chiếm đoạt 500 triệu đồng.
Thủ đoạn tinh vi
Tháng 2-2009, bà Trần Thị Thúy Vân (SN 1966) đơn phương ký giấy tay thế chấp bản chính giấy tờ nhà cho Lâm Vĩnh Phúc (SN 1964) để vay 60 triệu đồng nhưng không có khả năng trả nợ. Sau đó, Phúc cầm lại giấy tờ này cho Lê Thị Thanh với giá 100 triệu đồng.
Có được bản gốc giấy tờ căn nhà, Trình Thị Điệu và Thanh đã câu kết với những đối tượng khác thuê người đóng giả chủ sở hữu căn nhà để ký hợp đồng công chứng vay 500 triệu đồng. Trần Thị Tuyết Trinh (SN 1970) cùng chồng là Hà Sáng (SN 1972) được Thanh thuê đóng giả vợ chồng bà Vân ký hợp đồng mua bán nhà công chứng giả cách.
Lê Thị Thanh đã đưa hình thẻ của Trinh và Sáng để Điệu làm CMND giả mang tên vợ chồng bà Vân. Điệu và Thanh đưa hồ sơ, CMND giả cho vợ chồng Trinh đến Văn phòng Công chứng số 1 để ký hợp đồng vay của bà Võ Thị Tân Hòa (SN 1969) 500 triệu đồng. Sau đó, do Lê Thị Thanh không chịu trả tiền lãi nên vợ chồng bà Hòa mang hợp đồng vay tiền đến gặp chủ căn nhà thì mới biết mình bị lừa.
Sở Tư pháp TP HCM cho biết các đương sự trong vụ việc trên đã giả cả người và giấy tờ tùy thân, nhận dạng, dấu vân tay trong hợp đồng… nên công chứng viên khó có thể phát hiện đây là hồ sơ giả! Tuy nhiên, Sở Tư pháp TP đang xem xét trách nhiệm của công chứng viên để có hình thức xử lý kỷ luật phù hợp với tính chất, mức độ của vụ việc theo quy định của pháp luật.
Phan Văn Được sử dụng giấy tờ đất giả để lừa đảo, lãnh 15 năm tù
Cơ quan CSĐT Công an TP cũng vưa kêt thuc điêu tra đôi vơi bi can Pham Văn Cân (SN 1967, ngu quân 1) vê tôi “Lưa đao nhăm chiêm đoat tai san”.
Video đang HOT
Căn nha số 245 Nam Ky Khơi Nghia (phương 7, quân 3) do Cân đăng ky quyên sơ hưu vao năm 2009. Ngay 16-8-2010, tai văn phong Công chưng Hôi Nhâp (quân 5), Cân lam hơp đông chuyên nhương quyên sơ hưu căn nha nay cho ba Lâm Thuy Đai Trang (SN 1970, ngu quân Phu Nhuân).
Đên ngay 23-11-2010, ba Trang đa đươc câp giây chưng nhân quyên sư dung đât, quyên sơ hưu nha ơ va tai san khac găn liên vơi đât. Do đo, Cân không con la chu sơ hưu hơp phap đôi vơi căn nha trên.
Do không co viêc lam ôn đinh va ban thân cân tiên tiêu xai nên Cân đa nay sinh y đinh lam gia giây tơ căn nha minh đa ban cho ngươi khac để thưc hiên hanh vi trai phap luât. Đầu năm 2014, Cần nhờ Nguyễn Hoàng Bảo Chương (chưa xác định được lai lịch) làm giả giấy tờ nhà và giơi thiêu ngươi cho vay tiên theo hinh thưc thê châp. Sau đó, tại một văn phòng công chứng ở quận 3, Cần đã lập thủ tục vay và nhận 200 triệu đồng của ông Tôn Thất Anh Dũng. Sau khi nhân tiên, Cân cho Chương 48 triêu đông. Nhiêu lân liên lac không đươc, ông Dung tim hiêu thi biêt đa sa bẫy của Cân va Chương.
Chủ quan, thiếu cảnh giác
Từng tiếp nhận đơn và tham gia xét xử nhiều vụ án liên quan đến lừa đảo bằng giấy tờ giả, kiểm sát viên Dương Thụy Kim Ngân, VKSND TP HCM, nhận định: “Nhiều đối tượng đã sử dụng giấy tờ giả, sau đó đem đi công chứng để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các vụ giấy tờ giả lọt lưới công chứng một phần do chủ quan, thiếu cảnh giác của công chứng viên trong quá trình kiểm tra hồ sơ”.
Theo bà Ngân, rất nhiều đối tượng sử dụng giấy chủ quyền giả đi lừa đảo và trong các vụ này, người mua phải gánh chịu hậu quả. Chủ nhân của giấy tờ gốc bị kẻ khác làm giả cũng gặp không ít phiền toái. Trong các vụ lừa đảo, nếu phát hiện có dấu hiệu tiêu cực liên quan đến công chứng viên, gây thiệt hại cho người khác thì trước mắt, văn phòng công chứng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, sau đó xử lý công chứng viên theo quy định của pháp luật.
Để phát hiện giấy tờ giả, các công chứng viên phải thật cẩn thận và tự trang bị kiến thức cho riêng mình. Công chứng viên Hoàng Xuân Ngụ, Trưởng Văn phòng Công chứng Hoàng Xuân (quận 5), kể: “Bằng biện pháp nghiệp vụ, các công chứng viên của văn phòng đã phát hiện rất nhiều trường hợp mang giấy tờ giả đến công chứng để lừa đảo người khác bằng cách làm hợp đồng vay hoặc mua bán nhà. Khi phát hiện đối tượng sử dụng giấy tờ giả, chúng tôi thường phối hợp với công an để làm rõ”.
Thông thường, các đối tượng lừa đảo đọc thông tin rao bán hoặc cho thuê nhà, sau đó đến hỏi thuê. Khi làm hợp đồng, chúng yêu cầu chủ nhà cho mượn bản gốc để photocopy giấy tờ nhà rồi mang đi làm giả. Một thời gian sau, bằng nhiều cách, kẻ lừa đảo đánh tráo giấy tờ gốc rồi mang đi thực hiện hành vi phạm tội.
Cần xác minh kỹ khi thực hiện hợp đồng
Theo ông Hoàng Xuân Ngụ, khi cần mua nhà hoặc thực hiện hợp đồng vay trên giấy tờ nhà, người dân cần đến căn nhà đó để hỏi thăm thông tin về tên tuổi, quê quán, dáng người của chủ nhà. “Nhiều trường hợp chỉ một sơ suất nhỏ mà thiệt hại rất lớn, dù kẻ lừa đảo bị ra tòa cũng rất khó để lấy lại số tài sản đã mất” – ông Ngụ khuyến cáo.
Bài và ảnh: Phạm Dũng
Theo_Người lao động
Bán được cả tài sản thế chấp, lỗ hổng của ngân hàng
Có lẽ ngay sau khi vụ án xảy ra, ngân hàng V đã nhanh chóng rà soát để bịt lỗ hổng về cách thức quản lý tài sản thế chấp của mình. Thế nhưng, những thủ đoạn tương tự của tội phạm thì vẫn rất dễ tái diễn mỗi khi cơ hội đến...
Cựu Giám đốc Công ty Trường An - Phạm Xuân Đắc tại phiên tòa mới đây
Thủ đoạn giản đơn
Khai báo hành vi phạm tội tại phiên tòa mới đây, Phạm Xuân Đắc (SN 1976, trú ở phố Chính Kinh, phường Nhân Chính, Thanh Xuân) trình bày, đầu năm 2011, đối tượng thành lập và làm Giám đốc Công ty CP Thương mại xây dựng và du lịch Trường An (gọi tắt là Công ty Trường An) với ngành nghề kinh doanh chính là cho thuê xe ô tô tự lái. Biết rõ các ngân hàng có chính sách cho doanh nghiệp vay vốn sắm ô tô kinh doanh, Đắc nhanh chóng sử dụng tư cách pháp nhân để vay tiền mua sắm hàng loạt phương tiện.
Cụ thể, ngày 24-2-2011, đối tượng cùng vợ ký hợp đồng vay của ngân hàng V 800 triệu đồng trong thời hạn 60 tháng để mua cùng lúc 2 chiếc ô tô Chevrolet Cruze. Theo thỏa thuận, sau khi mua và đăng ký phương tiện, Đắc phải bàn giao giấy tờ xe cho ngân hàng làm tài sản thế chấp, đồng thời không được bán, cho tặng hoặc cầm cố cho người thứ ba trong suốt thời gian chưa thanh lý hợp đồng tín dụng. Và thực tế Đắc đã giao giấy tờ xe gốc cho ngân hàng V quản lý.
Thế nhưng khi cả 2 chiếc xe còn chưa lăn bánh được bao lâu thì đã bị Đắc lên kế hoạch bán cho người khác. Bằng thủ đoạn hoang báo bị mất đăng ký phương tiện, đối tượng tìm đến cơ quan chức năng xin cấp lại giấy tờ. Có được giấy tờ mới, Đắc dễ dàng "hô biến" cả 2 chiếc xe này.
Ngày 5-5-2011, vợ chồng Đắc tiếp tục ký hợp đồng vay của ngân hàng S hơn 870 triệu đồng để trả tiền mua 2 chiếc ô tô Chevrolet Cruze khác. Vẫn chiêu trò cũ, Đắc đưa giấy tờ xe gốc vào ngân hàng thế chấp rồi lại hoang báo là mất để xin cấp lại. Tuy nhiên, lần này kế hoạch không thành do gặp phải trở ngại khách quan nên Đắc quay sang "chế" đăng ký xe giả, rồi tiếp tục "hô biến" cả 2 chiếc ô tô này.
Tạo lỗ hổng để tội phạm có "đất sống"
Quá trình xét xử Phạm Xuân Đắc về các tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức", Tòa án Hà Nội khẳng định hành vi của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng vì đã chiếm đoạt tài sản có giá trị rất lớn (tổng cộng hơn 3 tỷ đồng). Tuy nhiên, khi đề cập tới bị hại và các nguyên đơn dân sự, HĐXX cũng chỉ rõ chính các ngân hàng liên quan, đặc biệt là ngân hàng V đã tạo ra lỗ hổng khiến bị cáo có cơ hội thực hiện tội phạm.
Theo đó, để tránh xảy ra rủi ro thì ngay sau khi tiếp nhận đăng ký ô tô gốc làm tài sản thế chấp, ngân hàng phải lập tức thông báo cho cơ quan chức năng biết tình trạng tài sản, đồng thời đề nghị không cấp lại giấy tờ xe mới nếu không có ý kiến của tổ chức đang giữ quyền quản lý tài sản. Đối với hành vi Đắc chiếm đoạt 2 chiếc ô tô của ngân hàng V, do không biết và không nhận được thông báo từ phía tổ chức tín dụng nên theo quy định của luật pháp, cơ quan chức năng buộc phải cấp lại đăng ký mới cho chủ sở hữu tài sản khi họ có yêu cầu chính đáng.
Cũng theo phân tích của tòa án, ngoài việc "phong tỏa" tài sản thế chấp về mặt giấy tờ, ngân hàng còn phải thường xuyên kiểm tra tài sản vật chất thực tế. Trường hợp Đắc chiếm đoạt xe ô tô của ngân hàng S, mặc dù ngân hàng này đã kịp thời thông báo hiện trạng tài sản đến cơ quan chức năng làm cho bị cáo không có cơ hội xin cấp lại đăng ký phương tiện nhưng do thiếu sự kiểm tra, giám sát tài sản vật chất nên tổ chức tín dụng này vẫn bị "đánh cắp" mất tài sản đang quản lý.
Chớ dại thả gà ra đuổi
Hiện nay, việc ngân hàng vô tình tạo ra lỗ hổng khiến tội phạm có "đất sống" không chỉ dừng ở những vụ việc như nêu trên mà còn liên quan sang cả những lĩnh vực khác. Vụ án Vũ Thanh Tùng (SN 1982, trú ở tổ 6, phường Ngọc Lâm, Long Biên) phạm tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" là một ví dụ.
Tùng vốn giữ chức phó phòng khách hàng, kiêm trưởng một quỹ tiết kiệm, thuộc ngân hàng H. Sở dĩ đối tượng chiếm đoạt được hàng chục tỷ đồng của hàng loạt khách hàng trong năm 2012-2013 là do ngân hàng này áp dụng chính sách ưu đãi đối với khách hàng VIP. Điểm nổi trội trong chính sách là khách hàng thường xuyên gửi tiền số lượng lớn sẽ không phải đến ngân hàng giao dịch mà nhân viên sẽ tới tận nhà phục vụ. Khách hàng VIP chỉ cần ký xác nhận vào các giao dịch do nhân viên mang tới là xong.
Lợi dụng điều này, Tùng đã diễn trò "ảo thuật" với hàng loạt giấy tờ liên quan để sau đó giao cho khách hàng những quyển sổ tiết kiệm "rởm". Hành vi chiếm đoạt tổng cộng hơn 24,7 tỷ đồng tại ngân hàng H của Tùng chỉ bị phát giác khi khách hàng mang sổ tiết kiệm đến rút tiền.
Khi ấy, trong dữ liệu tại ngân hàng thông báo tất cả các khoản tiền gửi của khách đã được Tùng tất toán từ trước đó rất lâu... Nói về lỗ hổng "chết người" này của ngân hàng H, luật sư Nguyễn Quang Tiến (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng việc để cho nhân viên chủ động đi huy động vốn một cách rất thoải mái không chỉ khiến tổ chức tín dụng dễ rơi vào tình trạng "mất cả chì lẫn chài" mà đó còn là hành vi trái với Luật các tổ chức tín dụng cũng như quy định của Ngân hàng Nhà nước. Vì thế, các tổ chức tín dụng chớ dại mà "thả gà ra đuổi".
Theo_An ninh thủ đô
Vụ nhặt 5 lượng vàng trong rác: "Chị Mai phải được hưởng nửa số vàng" Liên quan đến vụ nhặt được 5 lượng vang trong rác, cơ quan công an đã xác nhận chị Ngân là chủ nhân của số vàng. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng chị Mai cũng được hưởng một phần số vàng trên. Ngày 16/9, cơ quan công an TP Cà Mau đã mở niêm phong số tài sản 5 lượng vàng mà...