Giấy chứng nhận sư phạm không phải là chứng chỉ?
Gần 140 giáo viên bức xúc khi bị loại khỏi kỳ thi tuyển công chức ngành GD-ĐT do H.Phù Cát (Bình Định) tổ chức vì giấy chứng nhận nghiệp vụ sư phạm không được chấp nhận.
Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm của Trường CĐ Bình Định – Ảnh: Hoàng Trọng
Ngày 6.1.2019, anh Nguyễn Hồng Dương (32 tuổi, ở TT.Ngô Mây, H.Phù Cát) tham dự thi tuyển viên chức ngành giáo viên bộ môn tin học cấp THCS. Ngày 11.1, Hội đồng xét tuyển viên chức H.Phù Cát thông báo điểm thi đối với trường hợp anh Dương đạt 76,5 điểm và trúng tuyển.
Ngày 12.3, Phòng Nội vụ H.Phù Cát mời anh Dương lên làm việc và thông báo hủy kết quả thi tuyển vì không chấp nhận giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm do Hiệu trưởng Trường CĐ Bình Định cấp.
Ngoài anh Dương còn có thêm cả trăm trường hợp cũng bị loại chủ yếu do giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm không được chấp nhận (cũng có một số trường hợp khác do chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm hoặc văn bằng không phù hợp).
Video đang HOT
Các giáo viên này rất bức xúc vì cho rằng trong năm 2018, một số trường hợp có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm do Trường CĐ Bình Định cấp vẫn được chấp nhận thi tuyển viên chức ở một số huyện trong tỉnh Bình Định và đã trúng tuyển.
Đại diện Phòng Nội vụ H.Phù Cát khẳng định việc loại bỏ các ứng viên chỉ có chứng nhận nghiệp vụ sư phạm là dựa theo các thông tư liên tịch của Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ. Cụ thể, đầu vào viên chức ngành GD-ĐT đối với giáo viên cấp tiểu học được thực hiện theo Thông tư số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, đối với giáo viên THCS theo Thông tư số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV (cùng ban hành ngày 16.9.2015) đều yêu cầu phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
Ông Lâm Hải Giang, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Định, cho biết tại H.Phù Cát, trong quá trình tổ chức thi tuyển viên chức ngành GD-ĐT đã xảy ra khiếu kiện. Vì vậy, H.Phù Cát đã loại những ứng viên chỉ có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Trong khi đó, ông Lê Thanh Trúc, Hiệu trưởng Trường CĐ Bình Định, khẳng định nhiều sinh viên học ngành tiếng Anh, tin học ứng dụng, công nghệ thông tin tại trường này có chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, khi ra trường được tuyển dụng vào viên chức ngành GD-ĐT để đi dạy, thậm chí có người đã làm đến hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường.
Khi H.Phù Cát đã có văn bản xin ý kiến Bộ GD-ĐT thì nhận được văn bản trả lời là theo quy định phải có chứng chỉ, còn giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm không phải là chứng chỉ.
Theo Thanh niên
Sẽ có cơ chế tuyển dụng đặc biệt đối với một số giáo viên hợp đồng lâu năm
UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 3455/QĐ-UBND do Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Sửu ký ban hành về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 1 và Khoản I Phần B Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 1076/QĐ-UBND ngày 7-3-2019 của UBND TP Hà Nội.
Theo đó, Quyết định 3455 đã sửa đổi bổ sung Khoản 1 của Quyết định 1076 của UBND thành phố về hình thức tuyển dụng như sau: Giao UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, thống kê số lượng giáo viên hiện đang hợp đồng lao động làm công tác giảng dạy tại các trường công lập trên địa bàn xem xét thực hiện việc tuyển dụng đặc biệt vào viên chức đối với những trường hợp cụ thể đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ.
Sau khi rà soát số lượng giáo viên hợp đồng và thực hiện xét tuyển đặc biệt, UBND các quận, huyện, thị xã lựa chọn tuyển dụng giáo viên bằng hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển theo quy định tại Khoản 3, Khoản 5 Điều 2 của Nghị định 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Giáo viên hợp đồng tại huyện Mỹ Đức trong buổi làm việc với phóng viên Báo CAND.
Đồng thời, sửa đổi bổ sung Tiết c Điểm 2 Khoản 1 Phần B của Kế hoạch ban hành theo Quyết định 1076 của UBND Thành phố Hà Nội theo hướng bổ sung đối tượng tham gia đăng ký tuyển dụng giáo viên THCS đối với những trường hợp có bằng tốt nghiệp Cao đẳng trở lên các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm theo quy định. Những quận, huyện, thị xã chưa nhận các trường hợp này được bổ sung và công khai thời gian tiếp nhận phiếu đăng ký dự tuyển của thí sinh.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Sở Nội vụ Hà Nội, số giáo viên hợp đồng do "lịch sử để lại" tại 20 quận, huyện trên toàn thành phố hiện rơi vào khoảng 2.700 người, trong đó có những giáo viên trong diện hợp đồng 15 năm, thậm chí 20 năm.
Trong đơn kêu cứu gửi đến Báo CAND, hàng trăm giáo viên tại huyện Mỹ Đức và Sóc Sơn-Hà Nội cho biết, nếu không được ưu tiên vì đã có nhiều năm cống hiến, họ sẽ không thể cạnh tranh được với sinh viên mới ra trường về trình độ ngoại ngữ, tin học trong cuộc thi tuyển viên chức do thành phố tổ chức. Điều này cũng đồng nghĩa với việc họ đang đứng giữa ngã ba đường vì nguy cơ mất việc làm.
Do vậy, các giáo viên này kiến nghị thành phố xem xét có cơ chế tuyển dụng đặc thù bằng cách đặc cách vào biên chế cho những giáo viên hợp đồng lâu năm, có năng lực giảng dạy tốt; đối với các giáo viên có thời gian công tác từ 5-10 năm, cần có chế độ ưu tiên như cộng điểm theo thâm niên hoặc miễn các môn thi tin học, ngoại ngữ trong quá trình thi tuyển hoặc xét tuyển.
H.Thanh
Theo CAND
Đắk Lắk: Nâng cao năng lực ngoại ngữ và nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên Chiều 06/7/2019, tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Đắk Lắk phối hợp với trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng tổ chức khai giảng khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ và nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh phổ thông trên địa bàn...